Cách lập vi bằng như thế nào? Thủ tục lập vi bằng


Lập vi bằng là một thủ tục thuộc thẩm quyền của Thừa phát lại, người dân bình thường không thể tự thực hiện được. Tuy nhiên, khi có nhu cầu lập vi bằng người yêu cầu nên biết và nắm được cơ bản về thủ tục lập vi bằng, cách lập vi bằng thế nào để có sự phối hợp với Thừa phát lại. Trong bài viết dưới đây trung tâm vi bằng Luật Hùng Bách chúng tôi sẽ hướng dẫn Thủ tục lập vi bằng. Đặc biệt là những lưu ý trong quá trình thực hiện mà người có nhu cầu lập vi bằng cần thực hiện, cần tham gia. Liên hệ vi bằng: 0975.686.065 (có zalo).

Có những loại vi bằng nào?

Trước khi tìm hiểu cụ thể cách lập vi bằng như thế nào, có những loại vi bằng nào các bạn cần nắm được cơ bản khái niệm Vi bằng. Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định:

“Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.

Theo quy định này, vi bằng có thể được sử dụng để ghi nhận những sự kiện, hành vi có thật, do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về việc phân loại vi bằng nhưng dựa trên nội dung vi bằng có thể được chia thành một số dạng gồm:

Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi.

Loại vi bằng này ghi nhận những cư xử của con người, những việc xảy ra gây hệ quả nhất định. Một số tình huống có thể kể đến như: Vi bằng ghi nhận hành vi giao nhận tiền, tài sản; Hành vi giao hàng kém chất lượng; Hành vi đưa tin vu khống; Hành vi từ chối thực hiện công việc mà người đó có nghĩa vụ phải thực hiện…..;

Vi bằng ghi nhận hiện trạng.

Loại vi bằng này ghi nhận tình trạng của một sự vật tại một thời điểm nhất định. Thường lập trong các trường hợp điển hình như: Khi các bên kết hôn, ly hôn hoặc trong trường hợp ghi nhận di sản thừa kế; Xác nhận tình trạng tài sản bị hư hỏng do hành vi của người khác; Tình trạng tài sản liền kề trước khi xây dựng công trình….;

Dựa vào cách phân loại cơ bản trên, các bạn có thể xem xét trường hợp của mình cần ghi nhận dưới dưới dạng vi bằng nào. Hoặc có thể liên hệ trực tiếp Trung tâm vi bằng Luật Hùng Bách theo số 0975.686.065 (có zalo) để được hỗ trợ.

cách lập vi bằng
Cách lập vi bằng như thế nào? Liên hệ tư vấn vi bằng: 0975.686.065 (có zalo) 

Thủ tục lập vi bằng.

Thủ tục lập vi bằng được coi như bắt đầu từ thời điểm Thừa phát lại chính thức tiếp nhận, chấp nhận yêu cầu lập vi bằng. Thủ tục lập vi bằng gồm những bước cơ bản như sau:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu lập vi bằng.

Vi bằng là một hình thức chứng cứ có giá trị và không phải chứng minh lại. Nó có thể được sử dụng làm căn cứ cho các bên thực hiện giao dịch hoặc làm bằng chứng trong các tranh chấp về hành chính, dân sự tại Tòa án. Do đó, trong một vụ việc cụ thể nội dung vi bằng hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên.

Cũng vì lý do này mà thủ tục lập vi bằng cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn, có thẩm quyền. Cụ thể trong trường hợp này là Thừa phát lại nên khi có nhu cầu lập vi bằng thì đầu tiên cần tìm đến một văn phòng Thừa phát lại uy tín. Dịch vụ Thừa phát lại lập vi bằng nhanh, trực tiếp tận nơi, đảm bảo an toàn.

Tại văn phòng Thừa phát lại bạn sẽ trình bày nội dung các yêu cầu của mình khi muốn lập vi bằng cho thư kí nghiệp vụ. Dựa trên các yêu cầu đó thì thư ký nghiệp vụ hoặc Thừa phát lại sẽ tư vấn cụ thể. Sau đó bạn sẽ được điền vào phiếu yêu cầu lập vi bằng.

Bước 2: Thỏa thuận về việc thực thủ tục lập vi bằng.

Trước khi thực hiện thủ tục lập vi bằng giữa người yêu cầu cần thống nhất một số vấn đề để tránh tranh chấp phát sinh về sau. Các vấn đề cơ bản sẽ gồm:

  • Nội dung sự việc cần lập vi bằng.
  • Thời gian, địa điểm lập vi bằng.
  • Chi phí thực hiện thủ tục lập vi bằng.
  • Thỏa thuận khác nếu có giữa các bên như quyền và nghĩa vụ hoặc thỏa thuận phạt vi phạm.
  • Các nội dung nêu trên sẽ được ghi nhận tại hợp đồng dịch vụ giữa các bên.

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng.

Vào đúng thời gian, địa diểm các bên thống nhất ban đầu Thừa phát lại sẽ tiến hành các công việc cần thiết để thực hiện thủ tục lập vi bằng. Việc lập có thể thực hiện tại trụ sở của Thừa phát lại hoặc tại nơi xảy ra sự việc được lập vi bằng.

Khi đó, Thừa phát lại và thư ký bắt đầu thực hiện việc ghi chép, đo đạc và một số biện pháp nghiệp vụ khác như chụp ảnh, quay phim….. Khi đã thu thập đủ thông tin liên quan cho vi bằng thì các bên cần phải ký xác nhận và vi bằng sẽ được trao cho người yêu cầu.

Bước 4: Đăng ký vi bằng.

Sau khi hoàn thiện thủ tục lập vi bằng, văn phòng Thừa phát lại cần gửi vi bằng đến Sở tư pháp đăng ký. Điều này đảm bảo cho vi bằng được lập được thừa nhận, có giá trị pháp luật.

Bốn bước được Trung tâm vi bằng Luật Hùng bách giới thiệu nêu trên đã khái quát cơ bản thủ tục lập vi bằng Thừa phát lại. Hy vọng sẽ giải đáp được cho Quý bạn đọc câu hỏi lập vi bằng được thực hiện như thế nào.

Cách lập vi bằng như thế nào?

Bên cạnh vấn đề vi bằng được lập thể nào, thủ tục lập vi bằng cách lập vi bằng như thế nào là câu hỏi khá nhiều người băn khoăn. Đây là vấn đề nghiệp vụ của Thừa phát lại, để nắm rõ hơn các bạn có thể tham khảo thêm một số yếu tố như sau:

Về địa điểm thực hiện thủ tục lập vi bằng.

Quy định trước đây có giới hạn phạm vi thừa phát lại thực hiện thủ tục lập vi bằng. Tuy nhiên, kể từ ngày 24/02/2020 việc giới hạn này đã bị loại bỏ. Theo quy định mới tại nghị định số 08/2020/NĐ-CP Thừa phát lại có thể lập vi bằng ở bất kỳ khu vực nào.

Tùy thuộc vào tình chất vụ việc và yêu cầu của khách hàng mà Thừa phát lập vi bằng trực tiếp tại trụ sở văn phòng hoặc lập bên ngoài trụ sở. Thế nhưng có một số trường hợp bắt buộc phải lập vi bằng ở tại nơi xảy ra sự việc, có đối tượng cần ghi nhận. Ví dụ: Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng nhà, đất; Lập vi bằng ghi nhận buổi họ của công ty…;

Mọi nhu cầu lập vi bằng, lập vi bằng trực tiếp tận nơi được tiếp nhận theo số: 0975.686.065 (có zalo).

Về các hoạt động cần thực hiện khi lập vi bằng.

Phụ thuộc vào yêu cầu và sự việc cần ghi nhận mà Thừa phát lại sẽ thực hiện các biện pháp khách nhau. Các hoạt động phổ biến được thực hiện trong thủ tục lập vi bằng như:

  • Ghi chép;
  • Đo đạc;
  • Ghi âm;
  • Chụp ảnh, ghi hình,…

Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến.

Như chúng tôi đã phân tích trong phần trên của bài viết, vi bằng có giá trị làm bằng chứng. Việc lập vi bằng đúng hay sai sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới quyền lợi của các bên. Văn bản này phải đảm bảo tính chính xác, Thừa phát lại được yêu cầu lập vi bằng phải trực tiếp chứng kiến các sự kiện, hành vi, kiểm tra các tài liệu liên quan và chịu trách nhiệm về các thông tin được ghi nhận trong vi bằng.

Trên thực tế, có nhiều trường hợp Thừa phát lại không có mặt trực tiếp để thực hiện các công việc khiến cho vi bằng không đáp ứng tính khách quan, trung thực, ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng.

Bên cạnh đó, không phải chủ thể nào cũng có thầm quyền lập vi bằng mà chức năng này được chỉ định riêng cho Thừa phát lại. Đây là một chức danh bổ trợ tư pháp có tính chất gần giống với thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, công chứng viên… Công việc của Thừa phát lại cũng liên quan trực tiếp và tạo ra những hệ quả pháp lý nhất định đến các chủ thể trong vi bằng.

Vi bằng không đăng ký có được không?

Việc đăng ký vi bằng đảm bảo cho hoạt động này được theo dõi, kiểm soát chặt chẽ. Đồng thời, đảm bảo cho vi bằng có giá trị khi sử dụng sau này. Theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP thì:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng”.

Quy định trên nếu rõ Thừa phát lại phải gửi vi bằng để đăng ký và Sở pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng. Như vậy, đây là thủ tục bắt buộc và các bên không được phép lựa chọn có thực hiện hay không.

Những lưu ý khi có nhu cầu lập vi bằng, thực hiện thủ tục lập vi bằng.

Trong quá trình lập vi bằng, mọi thủ tục sẽ do Thừa phát lại thực hiện. Tuy nhiên kể từ thời điểm có nhu cầu lập vi bằng và sau quá trình lập các bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sau để đảm bảo quyền lợi của mình:

Thứ nhất, nắm được các trường hợp không được lập vi bằng.

Theo quy định pháp luật, có một số trường hợp không được lập vi bằng. Nếu vấn đề có nhu cầu lập vi bằng rơi vào trường hợp này Thừa phát lại sẽ không chấp nhận thực hiện thủ tục lập vi bằng. Hoặc ngay cả khi đã được lập thì vi bằng cũng không được thừa nhận giá trị.

Các trường hợp không được lập vi bằng được quy định tại Điều 37 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP gồm:

  • Thừa phát lại lập vi bằng có quan hệ với những người thân thích của mình;
  • Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng;
  • Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.
  • Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
  • Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, chuẩn bị các giấy tờ, bằng chứng cần thiết để lập vi bằng.

Khi thực hiện thủ tục lập vi bằng, người có yêu cầu cần cung cấp cho Thừa phát lại những thông tin và các giấy tờ liên quan để ghi vào nội dung vi bằng. Các giấy tờ cơ bản bao gồm:

Giấy tờ của các bên tham gia: Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu; Sổ hộ khẩu;….;

Giấy tờ, bằng chứng liên quan đến nội dung vi bằng: Giấy tờ về nhà đất; Hợp đồng mua bán; Các bản ghi âm, video, hình ảnh cần ghi nhận…

Tham khảo thêm bài viết: Dịch vụ lập vi bằng nhà đất.

Dịch vụ lập vi bằng.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thủ tục lập vi bằng phải được thực hiện bởi người được trao thẩm quyền là Thừa phát lại. Do đó, khi có nhu cầu lập vi bằng các bạn có thể liên hệ trực tiếp theo số 0975.686.065 (có zalo) để sử dụng dịch vụ lập vi bằng nhanh, trực tiếp tận nơi, đảm bảo an toàn.

Với đội ngũ Thừa phát lại kinh nghiệm chúng tôi có thể hỗ trợ lập vi bằng trên nhiều lĩnh vực và về nhiều vấn đề theo đúng quy định pháp luật. Khách hàng sử dụng dịch vụ lâp vi bằng sẽ được hỗ trợ bằng nhiều hình thức như:

Tư vấn vi bằng.

  • Tư vấn về các trường hợp nên lập vi bằng;
  • Tư vấn về cách lập vi bằng;
  • Tư vấn về phương án lập vi bằng trong các trường hợp cụ thể;
  • Trực tiếp lập vi bằng tận nơi theo yêu cầu của khách hàng;
  • Thực hiện các thủ tục để đăng ký vi bằng đã lập tại Sở tư pháp để đảm bảo giá trị pháp lý của vi bằng.

Là đơn vị tư vấn pháp luật vi bằng, cung cấp dịch vụ lập vi bằng uy tín, chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm. Chúng tôi có đội ngũ Thừa phát lại hỗ trợ khách hàng lập vi bằng nhanh, trực tiếp tận nơi, đảm bảo an toàn trên phạm vi cả nước với chi phí hợp lý. Thừa phát lại có thể hỗ trợ lập vi bằng về nhiều sự kiện, hành vi và hiện trạng, điển hình như:

Lập vi bằng.

Ngoài ra, Luật Hùng Bách có hỗ trợ khách hàng giải tư vấn, giải quyết các tranh chấp liên quan đến vi bằng.

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách về chủ đề “Cách lập vi bằng như thế nào? Thủ tục lập vi bằng”. Để sử dụng dịch vụ lập vi bằng hoặc cần được tư vấn thắc mắc liên quan đến lĩnh vực lập vi bằng các bạn có thể liên hệ thông qua số điện thoại 0975.686.065 (có zalo) để được trực tiếp tư vấn và hỗ trợ.

TA.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *