Hình sự

PHẠM TỘI TRỒNG CẦN SA ĐI TÙ BAO NHIÊU NĂM?

Hiện nay, tội phạm liên quan đến các chất cấm diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp. Trong đó, trồng cần sa là một trong những tội không hiếm gặp. Vậy phạm tội trồng cần sa sẽ bị xử lý như thế nào? Trồng cần sa sẽ bị phạt tiền hay đi tù?…Hãy cùng Luật sư Hình sự – Luật Hùng Bách tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. Hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại (Zalo): 0983.499.828 để được tư vấn, hỗ trợ.

Phạm tội trồng cần sa đi tù bao nhiêu năm?

Cần sa là gì? Vì sao trồng cần sa bị cấm?

Cây cần sa có nguồn gốc từ cây dầu gai. Là một dạng chất gây nghiện, hướng thần. Chất này sẽ tác động gây ức chế hoặc kích thích đến hệ thần kinh. Hiện nay, cần sa và các chế phẩm từ nó bị Nhà nước ta cấm sử dụng.

Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Luật Phòng, chống ma tuý năm 2021 có quy định:

Cây có chứa chất ma túy là cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định.

Ngoài ra, cần sa và các chế phẩm từ cần sa là một trong những chất thuộc Danh mục I Nghị định 57/2022. Đây là những chất ma tuý tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội. Sử dụng các chất này trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra thì phải theo quy trình đặc biệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, chất này còn gây ra tình trạng nghiện, hoang tưởng, ảo giác. Đồng thời khiến cho người sử dụng những hành vi vi phạm pháp luật. Sử dụng cần sa sẽ gây hại cho chính bản thân người đó và cho cả mọi người xung quanh. Không những vậy, cần sa còn dẫn đến nhiều hệ luỵ sau này. Chính vì vậy mà việc trồng cần sa đã bị Nhà nước ta cấm trừ trước đến nay.

Liên hệ ngay với Luật sư Hình sự – Luật Hùng Bách theo số điện thoại (Zalo): 0983.499.828 để được tư vấn, bào chữa về các tội liên quan đến ma tuý.

Trồng cần sa bị phạt bao nhiêu tiền?

Câu hỏi: Chào Luật sư Hình sự. Con trai tôi bị bạn bè rủ rê, lôi kéo nên đã trồng gần 100 cây cần sa. Vậy cho tôi hỏi trồng cây cần sa như vậy thì con tôi sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Xin chào, trường hợp trên Luật sư Hình sự xin tư vấn như sau:

Cần sa và các chế phẩm từ cần sa là chất cấm. Do đó việc trồng cây cần sa là vi phạm pháp luật. Tuỳ vào mức độ vi phạm mà sẽ có những chế tài khác nhau. Theo quy định hiện nay, trồng cây cần sa với số lượng từ 500 cây trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp trên, con trai bạn trồng gần 100 cây cần sa. Và nếu con bạn chưa từng bị xử lý chế tài nào liên quan về tội này thì chỉ bị xử lý vi phạm hành chính về việc vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma tuý.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Đối với hành vi trồng cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý như cây thuốc phiện, cây coca, cây khác thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Như vậy, trồng cây cần sa sẽ bị phạt tiền theo quy định như trên. Ngoài ra, người vi phạm còn bị xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật. Tịch thu các phương tiện vi phạm hành chính.

Nếu cần bào chữa cho bị can, bị cáo liên quan đến tội trồng cần sa. Hãy liên hệ ngay với Luật sư Hình sự – Luật Hùng Bách theo số điện thoại (Zalo): 0983.499.828 để được hướng dẫn, hỗ trợ.

Trồng cần sa bị xử lý như thế nào?

Từ những quy định trên, có thể thấy trồng cần sa là hành vi vi phạm pháp luật. Tuỳ vào tính chất, mức độ, mật độ trồng cây cần sa mà sẽ có những biện pháp xử lý khác nhau.

Hiện nay, ngoài những đối tượng cố ý trồng cây cần sa để điều chế chất cấm, mua bán. Thì bên cạnh đó cũng có những người dân chưa hiểu biết hết về các quy định pháp luật mà đã vô tình trồng loại cây này. Hành vi trồng cây cần sa có thể bị phạt hành chính. Hoặc tuỳ vào tính chất mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Quy định về xử phạt hành chính:

Theo khoản 3 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa ma tuý.

Quy định về trách nhiệm hình sự:

Tại Điều 247 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định cụ thể như sau:

1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý do Chính phủ quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt từ từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Với số lượng 3.000 cây trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

4. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Trường hợp bạn cần tư vấn chuyên sâu về tội trồng cây cần sa. Hoặc các tội phạm liên quan đến thuốc phiện, ma tuý,… Hãy liên hệ ngày với chúng tôi theo số điện thoại (Zalo): 0983.499.828 để được tư vấn, hỗ trợ.

LUẬT SƯ HÌNH SỰLUẬT HÙNG BÁCH – SỐ ĐIỆN THOẠI (ZALO): 0983.499.828 

Trồng bao nhiêu cần sa thì bị xử lý hình sự?

Ngoài việc bị xử lý vi phạm hành chính, người trồng cần sa còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại Điều 247 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định như sau:

Bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, nếu:

  • Trồng cây cần sa, cây thuốc phiện, cây côca hoặc cây có chứa chất ma tuý do Chính phủ quy định số lượng từ 500 đến 3.000 cây.
  • Trồng ít hơn 500 cây, nhưng đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống. Hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trồng cần sa. Đã bị kết án tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, nếu:

  • Phạm tội có tổ chức.
  • Số lượng từ 3.000 cây trở lên.
  • Tái phạm nguy hiểm.

Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

LUẬT SƯ HÌNH SỰLUẬT HÙNG BÁCH – SỐ ĐIỆN THOẠI (ZALO): 0983.499.828 

Trường hợp miễn trừ trách nhiệm hình sự

Câu hỏi: Xin chào Luật sư Hình sự. Chồng tôi có trồng khoảng 800 cây cần sa (đang còn nhỏ) ở sau vườn. Khi tôi phát hiện ra đã nói chồng tôi là không được trồng, nên anh ấy đã phá bỏ hết. Vậy cho tôi hỏi hành vi của chồng tôi có bị xử lý hình sự không? Xin cảm ơn.

Trả lời: Xin chào, trường hợp trên của bạn Luật sư Hình sự xin tư vấn như sau:

Chồng bạn đã trồng khoảng 800 cây cần sa đang còn nhỏ. Tức xét về số lượng đã vi phạm khoản 1 Điều 247 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý. Phạm tội ở khoản này có thể bị phạt từ 06 tháng đến 03 năm.

Nhưng tại khoản 4 Điều 247 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 cũng có quy định như sau:

Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Như vậy, trường hợp chồng bạn đã tự nguyện phá bỏ cây cần sa trước khi thu hoạch thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, điều luật quy định là “có thể” chứ không khẳng định hoàn toàn được miễn trách nhiệm. Do đó, tuỳ vào tính chất, mức độ mà cơ quan Công an xem xét, đánh giá sẽ có quyết định cụ thể. Ngoài ra, nếu không truy cứu trách nhiệm hình sự thì bạn cũng chú ý đến việc xử phạt vi phạm hành chính. Bởi hành vi này có thể bị xử phạt từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Trồng cần sa cho gà ăn có bị xử phạt?

Câu hỏi: Xin chào Luật sư, bố tôi có một trang trại nuôi gà. Vừa rồi ông có nghe người khác bảo là có thể trồng cần sa cho gà ăn. Do đó, ông đã trồng thử khoảng 100 cây cần sa xen kẽ với cà phê để cho lứa gà mới của trang trại ăn. Vậy cho tôi hỏi trồng cần sa cho gà ăn có bị xử phạt gì không? Xin cảm ơn.

Trả lời: Xin chào, trường hợp trên Luật sư Hình sự xin tư vấn như sau:

Trước hết, việc trồng cần sa là vi phạm pháp luật. Hiện nay, cần sa và các chế phẩm từ cần sa là các chất tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội. Các chất này được quy định tại mục ID, danh mục I của Nghị định 57/2022/NĐ-CP. Do đó, trồng cây cần sa để cho gà ăn nói riêng hay trong chăn nuôi nói chung là hoàn toàn bị cấm.

Theo các quy định trên, với số lượng 100 cây cần sa sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm c khoản 1 Điều 247 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Tuy nhiên, bố bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về tội này. Hoặc trường hợp bố bạn chưa được phổ biến pháp luật về các tội này. Chưa được tạo điều kiện để ổn định đời sống thì cơ quan chức năng có thể giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho bố bạn về việc trồng cần sa là vi phạm pháp luật. Đồng thời, cơ quan Nhà nước sẽ yêu cầu bố bạn ký cam kết bằng văn bản chấm dứt, không vi phạm hành vi trồng cần sa nữa.

Trường hợp cần bào chữa cho bị can, bị cáo liên quan đến tội trồng cần sa, thuốc phiện, ma tuý. Hãy liên hệ ngay với Luật sư Hình sự – Luật Hùng Bách theo số điện thoại (Zalo): 0983.499.828 để được hướng dẫn, hỗ trợ.

LUẬT SƯ HÌNH SỰLUẬT HÙNG BÁCH – SỐ ĐIỆN THOẠI (ZALO): 0983.499.828 

Luật sư bào chữa tội trồng cần sa

Luật Hùng Bách với đội ngũ Luật sư chuyên sâu hình sự, trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực bào chữa hình sự. Chúng tôi luôn để cao tinh thần trách nhiệm. Đề cao quyền lợi hợp pháp của khách hàng để mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất. Ngoài việc bào chữa cho những bị can, bị cáo phạm tội trồng cần sa, chúng tôi còn hỗ trợ bào chữa các tội khác như:

  • Bào chữa các tội phạm trồng thuốc phiện; liên quan đến tội phạm về ma tuý;…
  • Hỗ trợ bào chữa các tội liên quan đến xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ;…
  • Bào chữa nhóm tội liên quan đến chiếm đoạt tài sản;…
  • Tham gia các buổi hỏi cung, lấy lời khai;…
  • Tham gia buổi làm việc với cơ quan tố tụng;
  • Các dịch vụ khác…

Trên đây là toàn bộ nội dung của bài viết “Phạm tội trồng cần sa đi tù bao nhiêu năm” của Luật sư Hình sự – Luật Hùng Bách. Trường hợp bạn cần tư vấn, hỗ trợ tư vấn chuyên sâu. Hoặc cần bào chữa cho các bị can, bị cáo liên quan đến tội trồng cần sa nói riêng. Hay tội phạm hình sự nói chung hãy liên hệ ngay với chúng tôi tại các văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh theo các phương thức sau:

Trân trọng!

Đánh giá bài viết
Văn Phong

Recent Posts

TỔ CHỨC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ ĐI TÙ BAO NHIÊU NĂM?

Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý khác với hành vi sử dụng…

21 giờ ago

SỬ DỤNG MA TÚY NHƯNG KHÔNG MUA BÁN CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ?

Hiện nay, tình trạng sử dụng ma túy trái phép diễn ra ngày càng phổ…

22 giờ ago

TRỒNG CÂY THUỐC PHIỆN BỊ PHẠT BAO NHIÊU NĂM TÙ?

Hiện nay, tệ nạn xã hội ngày càng trở nên phổ biến, gây nên hệ…

23 giờ ago

VÔ TÌNH VẬN CHUYỂN MA TÚY CÓ BỊ PHẠT TÙ KHÔNG?

Hiện nay, vận chuyển ma túy được thực hiện rất tinh vi và bằng nhiều…

24 giờ ago

NHẬN HỘ GÓI HÀNG MÀ KHÔNG BIẾT CÓ CHỨA MA TÚY, CÓ BỊ TRUY TỐ KHÔNG?

Ma túy từ lâu đã trở thành vấn nạn nghiêm trọng trong xã hội. Thậm…

24 giờ ago

CHỨA CHẤP SỬ DỤNG MA TÚY BAO NHIÊU NĂM TÙ?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tội phạm về ma túy bao gồm…

5 ngày ago