thủ tục giám đốc thẩm

Trường hợp nào được thực hiện thủ tục giám đốc thẩm?

Theo quy định pháp luật khi có ít nhất một trong các căn cứ sau có thể tiến hành thủ tục giám đốc thẩm gồm:

  • Thứ nhất, kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. Vấn đề này gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Đây là trường hợp Tòa án đã nhận định không đúng về các tình tiết, sự kiện của vụ việc. Nói cách khác đây là sai lầm dẫn tới việc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của đương sự.
  • Thứ hai, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng khi giải quyết. Sự sai phạm này làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình. Dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật. Thông thường, việc vi phạm này được hiểu là vi phạm về: các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự; vi phạm về thẩm quyền của Tòa án; về thành phần hội đồng xét xử; xác định sai tư cách hoặc bỏ sót đương sự,…
  • Thứ ba, có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng. Điều này gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

Hướng dẫn thủ tục giám đốc thẩm bản án ly hôn

Thực tế cho thấy, nhiều vụ án dù đã trải qua hai cấp xét xử nhưng vẫn có những sai…

2 năm ago