Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

Quy trình, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.

Quy trình, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai như thế nào?. Được quy định ở đâu?. Quy định như thế nào?. Đây là câu hỏi mà nhiều người dân khi có xảy ra tranh chấp thường hay thắc mắc. Nhiều người biết mang máng, nhiều người lại không biết. Đến khi xảy ra tranh chấp, kiện tụng, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu hòa giải thì mới biết. Khi đó mọi người thường hoang mang, lo lắng không biết phải thực hiện thủ tục thế nào. Luật sư Luật Hùng Bách với nhiều năm kinh nghiệm giải quyết tranh chấp đất xin tư vấn như sau:

Hòa giải tranh chấp đất đai bắt buộc tại UBND cấp xã cần tuân thủ trình tự chặt chẽ theo quy định của Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn liên quan. Cụ thể, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai có thể được chia làm các bước như sau:

Bước 1: Tiếp nhận và giải quyết đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai của người dân.

Sau khi tiếp nhận đơn yêu cầu hòa giải UBND cấp xã phải thực hiện. (đặc biệt là Chủ tịch UBND cấp xã):

  • Thẩm tra, xác minh nội dung liên quan đến tranh chấp được trình bày trong đơn của người dân.
  • Thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai. Việc thành lập cần được thực hiện thông qua quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã trong đó cần nêu được đầy đủ các thành phần của hội đồng hòa giải theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP:

“Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh”.

Các hoạt động trên cần được thực hiện trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Quá thời hạn trên mà UBND không tổ chức buổi hòa giải tranh chấp đất đai thì người làm đơn có thể thực hiện thủ tục khiếu nại.

Bước 2: Tổ chức buổi họp hòa giải giữa các bên.

Khi ấn định được thời gian tổ chức phiên họp UBND nhân dân cấp xã sẽ thông báo đến các bên liên quan về thời gian, địa điểm tổ chức để các bên có mặt đầy đủ. Trường hợp không có mặt thì buổi hòa giải lần đầu sẽ bị hoãn. Nếu buổi hòa giải lần hai vẫn tiếp tục vắng mặt kết quả hòa giải được ghi nhận là không thành.

Tòan bộ diễn biến của buổi hòa giải đều được ghi nhận trong biên bản hòa giải: Nội dung vụ việc; Sự có mặt, vắng mặt của các bên; Ý kiến của các bên,… Cuối biên bản, tất cả những người tham gia phiên làm việc cần ký và ghi rõ họ tên đồng thời UBND cấp xã sẽ đóng dấu xác nhận. Biên bản sẽ được lập thành 03 bản. Giao cho mỗi bên tranh chấp 1 bản. Lưu tại UBND cấp xã 01 bản.

Bước 3: Thực hiện các hoạt động sau hòa giải.

Kể từ thời điểm ký vào biên bản hòa giải, các bên có thời hạn 10 ngày để thay đổi quan điểm trong biên bản đã lập. Sau thời hạn trên, các bên cần lựa chọn hướng giải quyết phù hợp dựa trên kết quả hòa giải như: Giải quyết tranh chấp tại UBND hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền, làm thủ tục để công nhận kết quả hòa giải thành.

Luật sư hòa giải tranh chấp đất đai

Nhiều người dân khi có tranh chấp đất đai và phải tham gia hòa giải tranh chấp đất đai thường…

1 năm ago

Mẫu đơn đề nghị hòa giải tranh chấp đất đai

Mẫu đơn đề nghị hòa giải tranh chấp đất đai và các vấn đề liên quan tới Đơn đề nghị…

1 năm ago

Quy định về Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã

Hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã là một thủ tục bắt buộc để người dân có thể thực…

1 năm ago