Khi phát sinh tranh chấp tài sản gắn liền với đất, các bên có thể lựa chọn một trong những cách giải quyết tranh chấp tài sản trên đất như sau:
Tự đàm phán giải quyết tranh chấp tài sản trên đất là việc các bên tranh chấp cùng nhau thương lượng, đề xuất cách giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất. Hầu hết những tranh chấp này thường phát sinh giữa những người cùng có quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản đang tranh chấp. Do đó, phương án tự đàm phán giải quyết tranh chấp tài sản trên đất luôn được thực hiện đầu tiên. Các bên cũng có thể tìm đến luật sư để được hỗ trợ giải quyết tranh chấp ngay từ giai đoạn này. Luật sư với sự hiểu biết chuyên sâu về pháp luật sẽ giúp các bên phân tích, đánh giá những mặt thiệt hơn, đưa ra phương án giải quyết tốt nhất để cân bằng quyền lợi cho tất cả các bên.
Tuy đây là phương thức giải quyết tranh chấp tài sản trên đất đơn giản, nhanh gọn nhưng hiệu quả trên thực tế lại không được đánh giá cao. Kết quả giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất theo cách này phụ thuộc chủ yếu vào ý chí của các bên tranh chấp. Kết quả này có thể không được đảm bảo thực hiện đến cùng do không có cơ chế bắt buộc các bên phải thực hiện. Bên cạnh đó, nếu chỉ có các bên tranh chấp đứng ra đàm phán với nhau thì rất khó trong việc các bên chịu lắng nghe, tiếp nhận ý kiến của nhau. Nếu giải quyết không khéo, tranh chấp tài sản trên đất có thể còn trở nên phức tạp và gay gắt hơn.
Ngoài phương án tự thương lượng giải quyết tranh chấp tài sản trên đất các bên có thể yêu cầu hòa giải viên tổ chức buổi hòa giải, tham gia vào quá trình hòa giải với tư cách là bên trung gian, làm cầu nối, tư vấn để các bên lựa chọn, đưa ra được phương án giải quyết tranh chấp. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo Luật hòa giải cơ sở 2013. Hòa giải viên là người có hiểu biết pháp luật, được Chủ tịch UBND xã ra quyết định công nhận hòa giải viên. Các bên được tự lựa chọn hòa giải viên hoặc tổ trưởng tổ hòa giải sẽ phân công hòa giải viên tham gia hòa giải tranh chấp tài sản trên đất.
Lựa chọn giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất theo cách này cũng có những điểm hạn chế như khi các bên tự đàm phán với nhau. Do đó, hiệu quả giải quyết không cao, các bên vẫn có thể thay đổi ý kiến, quan điểm của mình. Nếu nhận thấy tranh chấp tài sản trên đất quá căng thẳng, khó có thể đạt được thỏa thuận với nhau thì các bên nên cân nhắc, có thể bỏ qua bước này để tránh làm mất thời gian của các bên. Hơn nữa, thời gian tranh chấp kéo dài còn có thể ảnh hưởng tới sự biến động của tài sản tranh chấp, gây khó khăn hơn cho quá trình giải quyết sau này.
Nếu cần Luật sư nhà đất tham gia tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản trên đất bạn đọc có thể liên hệ tới hotline 097.111.5989 để được Luật sư hỗ trợ.
Khởi kiện giải quyết tranh chấp tài sản trên đất là phương án giải quyết tranh chấp mang lại kết quả triệt để nhất. Trình tự giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất phải phải tuân theo quy đinh của Bộ luật tố tụng dân sự. Phán quyết cuối cùng của Tòa án dựa trên quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng, nghiên cứu hồ sơ, phân tích và đánh giá chứng cứ. Kết quả giải quyết của Tòa án được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình theo bản án.
Tuy đây là phương án giải quyết tranh chấp tài sản trên đất hiệu quả nhất nhưng cũng là phương án giải quyết tranh chấp phức tạp nhất. Bởi phần lớn người dân không có điều kiện tiếp xúc để nắm rõ các quy định của pháp luật, thời gian giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất tại Tòa án kéo dài, phải tham gia nhiều buổi làm việc và trải qua nhiều thủ tục tố tụng. Nếu có sai sót trong quá trình giải quyết có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích mình được hưởng. Do đó, các bên thường có nhu cầu tìm đến dịch vụ Luật sư để được hỗ trợ tham gia giải quyết tranh chấp tài sản trên đất trực tiếp tại Tòa án.
Bên cạnh tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp tài sản trên đất đang ngày càng trở nên phổ…