Doanh nghiệp

Luật sư tư vấn doanh nghiệp

Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp nổi lên với nhiều loại hình khác nhau. Cùng với đó, dịch vụ luật sư tư vấn doanh nghiệp cũng ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Luật Hùng Bách đã nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc về vai trò của luật sư tư vấn doanh nghiệp đối với doanh nghiệp như thế nào? Luật sư tư vấn doanh nghiệp tư vấn các loại hình doanh nghiệp như thế nào? Cách liên hệ luật sư tư vấn doanh nghiệp ra sao? Tất cả những vướng mắc trên của bạn đọc, chúng tôi sẽ giải đáp qua bài viết sau. Bạn đọc cần được tư vấn, hỗ trợ cụ thể có thể liên hệ Luật Hùng Bách qua số điện thoại 097.111.5989 (Zalo).

Tại sao cần luật sư tư vấn doanh nghiệp

Một doanh nghiêp muốn tồn tại và phát triển tốt thì phải dựa trên các quy phạm pháp luật để tạo dựng nên một cơ sở nền móng vững chắc về nguồn lực trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh. Tất các các nguồn lực cốt lõi như nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, công nghệ, sản phẩm trí tuệ, bí quyết kinh doanh …đều được xây dựng có sự ràng buộc pháp lý… Để xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ cho các nguồn lực của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải dựa trên các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ pháp luật đó. Từ đó có thể phục vụ tốt nhất cho quá trình hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp rất dễ vướng mắc đến các vấn đề liên quan đến pháp luật. Từ khi thành lập, doanh nghiệp đã phải chuẩn bị các thủ tục, giấy tờ liên quan đến việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, các giấy phép đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, điều khoản của doanh nghiệp cũng như quyền và lợi ích của các thành viên trong doanh nghiệp…. Tất cả những vấn đề này, nếu như không có sự hỗ trợ của luật sư tư vấn doanh nghiệp sẽ rất mất thời gian, công sức, thậm chí là tiền bạc.

Từ đó, có thể thấy vai trò của Luật sư tư vấn doanh nghiệp quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp. Họ chính là người đồng hành của doanh nghiệp trên con đường kinh doanh.

Vai trò của Luật sư doanh nghiệp

Luật sư doanh nghiệp giải quyết tất cả các thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp

Trong nội bộ doanh nghiệp: Luật sư tư vấn sẽ soạn thảo các nội quy, quy chế hoạt động chung của doanh nghiệp; các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động của nhân viên. Từ đó, bảo đảm quyền và lợi ích tối đa của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

Với các thủ tục liên quan đến các cơ quan nhà nước: Luật sư tư vấn sẽ giải đáp những vướng mắc của doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý. Đó có thể là các vấn đề pháp lý, thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh; đăng ký khai thuế, nộp thuế; về hợp đồng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với khách hàng nước ngoài hay với doanh nghiệp nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam.

Luật sư tư vấn doanh nghiệp giúp hạn chế được những rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động, các cơ quan nhà nước chắc chắn sẽ thường xuyên kiểm tra quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Khi có được sự tư vấn của luật sư, doanh nghiệp sẽ hạn chế được nhiều những rủi ro. Đó có thể là những rủi ro về xử phạt vi phạm các thủ tục hành chính như: thủ tục đăng ký kinh doanh; về thuế; về hợp đồng;… Mặt khác, những kế hoạch mới nhất của doanh nghiệp thường sẽ vướng mắc về các thủ tục pháp. Nếu được luật sư tư vấn sớm, doanh nghiệp sẽ có nhiều giải pháp phù hợp nhất; hạn chế được rủi ro trong quá trình thực hiện.

Luật sư tư vấn doanh nghiệp giúp doanh nghiệp hoạt động một cách chuyên nghiệp hơn

Khi có được sự tư vấn của luật sư, doanh nghiệp sẽ khẳng định sự chuyên nghiệp của mình. Điều đó thể hiện qua việc đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác những vấn đề của doanh nghiệp. Đồng thời luật sư cũng có thể đứng ra bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp tại Tòa án.

Trong quá trình đàm phán những thương vụ quan trọng, sự có mặt của luật sư doanh nghiệp sẽ góp phần hạn chế tối đa rủi ro pháp lý và thiệt hại. Bằng sự am hiểu pháp luật, kinh nghiệm làm việc của luật sư tư vấn, doanh nghiệp sẽ cảm thấy tự tin và yên tâm hơn.

Nội dung Luật sư tư vấn doanh nghiệp

Luật sư tư vấn pháp lý nội bộ doanh nghiệp

  • Tư vấn pháp luật trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính: Thay đổi nội dung giấy phép hoạt động; đăng ký sản phẩm; đăng ký bảo hộ, nhãn hiệu; mở rộng chi nhánh hoặc văn phòng đại diện;
  • Tư vấn pháp luật xây dựng doanh nghiệp bao gồm: Điều lệ doanh nghiệp; nội quy doanh nghiệp; các vấn đề về bảo hiểm xã hội cho nhân sự trong doanh nghiệp;
  • Tư vấn về các quy chế trong doanh nghiệp như: Quy chế quản lý nhân sự; chính sách lương, thưởng, bảo hiểm;…
  • Tư vấn pháp luật về các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp;

Luật sư tư vấn thủ tục hành chính

  • Tư vấn quy định và thủ tục thành lập doanh nghiệp như: Thủ tục thành lập hộ kinh doanh; Thủ tục thành lập công ty cổ phần, công ty TNHH; Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân;..
  • Luật sư tư vấn quy định và thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh các loại hình doanh nghiệp như: Đăng ký thay đổi tên công ty; thay đổi vốn điều lệ, vốn đầu tư; thay đổi cổ đông/thành viên của công ty; thay đổi trụ sở công ty trên giấy phép đăng ký;…
  • Luật sư tư vấn thủ tục thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
  • Tư vấn quy định và thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chia tách, sát nhập doanh nghiệp;
  • Tư vấn thủ tục giải thể doanh nghiệp, tạm dừng hoạt động kinh doanh.
Dịch vụ Luật sư tư vấn Doanh nghiệp: 097.111.5989 (Zalo)

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp doanh nghiệp

  • Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, tư vấn thủ tục, giấy tờ cần thiết, định hướng giải quyết tranh chấp;
  • Đưa ra các phương án giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp và định hướng doanh nghiệp lựa chọn phương thức phù hợp;
  • Đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp; định hướng hoạt động;
  • Nhận ủy quyền đại diện doanh nghiệp khởi kiện tại Tòa án, tư vấn các công việc khác có liên quan.

Luật sư tư vấn loại hình doanh nghiệp

Luật sư tư vấn thành lập hộ kinh doanh

Luật Doanh nghiệp không có định nghĩa cụ thể về hộ kinh doanh. Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Về ưu điểm:

  • Hộ kinh doanh cá thể không bắt buộc phải có số vốn tối thiểu khi thành lập. Vì vậy, chủ thể có thể tự quyết định số vốn nằm trong khả năng của mình.
  • Hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể đơn giản hơn so với hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập công ty. Hộ kinh doanh cũng được phép hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm.
  • Về chế độ chứng từ, sổ sách kế toán của hộ kinh doanh rất đơn giản. Hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh sẽ không bị phát sinh khoản thuế khác. Bởi hộ kinh doanh thuộc trường hợp đóng thuê khoán, mức này do cơ quan có thẩm quyền về thuế ấn định.

Về nhược điểm:

  • Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân. Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với hoạt động kinh doanh. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập duy nhất một hộ kinh doanh.
  • Tính chất hoạt động của hộ kinh doanh khá nhỏ và lẻ. Do đó sẽ ít tạo lòng tin cho khách hàng trong những lần hợp tác. Đồng thời, do quy mô hoạt động nhỏ nên việc huy động vôns khi cần sẽ khá khó khăn.

Luật sư tư vấn thành lập Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là công ty, trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sỏ hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh). Ngoài thành viên hợp danh còn có thành viên góp vốn.

Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

  • Về ưu điểm: Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, có ít nhất hai thành viên sở hữu cùng kinh doanh dưới một tên chung. Công ty kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người, việc điều hành quản lý không quá phức tạp.
  • Về nhược điểm: Công ty hợp danh bị hạn chế về việc huy động vốn. Bởi công ty hợp danh không có quyền phát hành cổ phiếu. Các thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Quyền hành của các thành viên hợp danh là như nhau chứ không có sự phân bậc trên dưới.

Luật sư tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Về ưu điểm:

Doanh nghiệp tư nhân có cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ. Bởi doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân sở hữu. Vì vậy chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định mọi vấn đề hoạt động của công ty. Doanh nghiệp tư nhân cũng ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ về pháp luật như các loại hình khác.

Về nhược điểm:

Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Do đó dẫn đến doanh nghiệp bị hạn chế trong việc huy động vốn. Chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân thì không được đồng thời là chủ sở hữu hộ kinh doanh cá thể; không được đồng thời là thành viên của công ty hợp danh; không được quyền góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc mua công ty cổ phần. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của công ty và cả tài sản cá nhân. Từ đó dẫn đến nguy cơ rủi ro khá cao.

Luật sư tư vấn thành lập Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân; do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

Về ưu điểm:

Ưu điểm lớn nhất của loại hình này là chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết định đến mọi vấn đề của công ty. Một cá nhân cũng có thể thành lập được doanh nghiệp. Nếu như loại hình doanh nghiệp khác (Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần…) phải tìm đối tượng hợp tác để cùng thành lập thì công ty TNHH một thành viên không yêu cầu điều này.

Loại hình Công ty TNHH một thành viên có cơ cấu tổ chức gọn, linh động. Thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên cũng đơn giản hơn.

Ưu điểm vượt trội đó là quy định về trách nhiệm của chủ sở hữu công ty. Chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Vì vậy, rủi ro cho chủ sở hữu là ít.

Về nhược điểm:

Công ty TNHH một thành viên chịu sự điều chỉnh của pháp luật chặt chẽ hơn. Loại hình doanh nghiệp này không được phát hành cổ phiếu. Vì vây, cũng giống như doanh nghiệp tư nhân, việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế. Đối với những kế hoạch mở rộng, kinh doanh lớn, công ty sẽ không có số vốn lớn.

Công ty TNHH một thành viên chỉ do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu. Khi huy động vốn của cá nhân, tổ chức khác, công ty sẽ phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Có thể chuyển đổi thành Công ty TNHH hai thành viên hoặc Công ty cổ phần.

Về việc chuyển nhượng vốn, công ty TNHH một thành viên cũng không được rút vốn trực tiếp. Công ty chỉ được rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho người khác.

Luật sư tư vấn thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân (ít nhất là 2, không quá 50 thành viên). Trong đó các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ cam kết góp vào công ty.

Về ưu điểm:

Công ty TNHH hai thành viên trở lên có số lượng thành viên không nhiều. Các thành viên cũng thường là người quen biết, tin tưởng nhau. Từ đó, việc quản lý điều hành công ty không quá phức tạp.

Các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi vốn góp vào công ty. Vì vậy người góp vốn cũng út gặp rủi ro hơn. Trước khi chào bán phần vốn góp của mình cho người ngoài, thành viên phải chào bán cho các thành viên còn lại trước. Điều này giúp nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên. Ngoài ra việc này cũng góp phần hạn chế được sự xâm nhập của người lạ vào công ty.

Về nhược điểm:

Do các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn đã góp. Vì vậy uy tín của công ty trước đối tác và khách hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng.

Cùng với đó, công ty TNHH hai thành viên trở lên không có quyền phát hành cổ phiếu. Do đó, việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế. Đối với kế hoạch mở rộng hoạt động hay kinh doanh lớn, công ty sẽ không có số vốn lớn để triển khai.

Luật sư tư vấn thành lập Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 03, không hạn chế tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Về ưu điểm:

Chế độ trách nhiệm của Công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp. Nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao.

Số lượng thành viên tham gia vào thành lập và góp vốn vào công ty không bị hạn chế. Do vậy Công ty cổ phần dễ dàng mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh của mình; không bị giới hạn như các loại hình doanh nghiệp khác về vốn, về nguồn nhân lực.

Khả năng hoạt động của Công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các ngành, nghề, lĩnh vực. Đồng thời khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng. Công ty cổ phần còn có thể phát hành trái phiếu. Đây được coi là đặc điểm riêng của Công ty cổ phần. Ngoài ra, cơ cấu vốn của Công ty cổ phần cũng hết sức linh hoạt; tạo điều kiện cho nhiều người cùng góp vốn vào công ty.

Về nhược điểm:

Công ty cổ phần chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn các loại hình khác, đặc biệt về tài chính, kế toán. Do số lượng cổ đông không hạn chế nên việc quản lý, điều hành rất phức tạp. Điều này dẫn đến sự phân hóa thành nhiều nhóm đối kháng về lợi ích; có nguy cơ bị cá nhân hóa.

Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính của Công ty cổ phần bị hạn chế. Bởi công ty phải công khai và phải báo cáo với các cổ đông. Cùng với đó là việc kiểm soát người vào công ty mua cổ phần sẽ khó hơn.

Các loại hình công ty đều có những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng. Nên trước khi quyết định thành lập công ty theo loại hình nào, khách hàng cũng nên cân nhắc thật kỹ trên cơ sở các yếu tố hiện có của của mình để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho công ty sau này.

Tin chắc rằng khách hàng được hưởng nhiều lợi ích từ nguồn kiến thức sâu rộng mà đội ngũ luật sư uy tín của chúng tôi. Tuỳ vào tình huống cụ thể mà chúng tôi sẽ đưa ra các giải pháp mang tính thực tiễn cao nhất cho khách hàng. Quý khách hàng chưa rõ, cần hỗ trợ vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH

Dịch vụ luật sư tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp

  • Kiểm tra tình trạng pháp lý: các thủ tục hành chính; các vấn đề pháp lý nội bộ của doanh nghiệp;
  • Cung cấp mẫu hợp đồng phù hợp; điều chỉnh, sửa đổi hợp đồng, văn bản có liên quan; tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng;
  • Tư vấn thủ tục chia, tách, sáp nhập doanh nghiệp; thủ tục mua bán, chuyển nhượng phần cổ phần, phần vốn góp;
  • Điều chỉnh, sửa đổi chính sách lao động; soạn thảo văn bản; giải quyết tranh chấp;
  • Tư vấn thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; đăng ký tài sản doanh nghiệp; đăng ký nội quy lao động; tạm dừng, chấm dứt hợp đồng;
  • Tư vấn các quy định về thuế cơ bản; điều kiện tiếp cận vốn; soạn thảo văn bản, đơn từ để giải quyết tranh chấp tín dụng;
  • Tư vấn các thủ tục đấu thầu, đấu giá và tham gia đấu thầu, đấu giá.
  • Luật sư nhận ủy quyền tham gia trực tiếp công việc pháp lý của doanh nghiệp.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ hotline 097.111.5989 (Có Zalo).

Liên hệ Luật sư tư vấn doanh nghiệp

Luật Hùng Bách là một trong những công ty luật hỗ trợ tư vấn pháp luật trên khắp cả nước, luôn sẵn sàng giải đáp – tư vấn mọi thắc pháp lý của khách hàng về các vấn đề doanh nghiệp. Với đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, Luật Hùng Bách sẽ mang đến cho quý khách hàng dịch vụ pháp lý chính xác và hiệu quả.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trên đây là chia sẻ của Luật Hùng Bách về các vấn đề liên quan đến Dịch vụ thành lập công ty. Mọi vướng mắc, nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư doanh nghiệp được Luật Hùng Bách tiếp nhận qua số 097.111.5989 (Zalo) hoặc địa chỉ email Luathungbach@gmail.com.

5/5 - (4 bình chọn)
Vũ Chinh

Recent Posts

BẢN ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THI CÔNG

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…

3 tháng ago

Bản án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…

4 tháng ago

Bản án hình sự tội chống người thi hành công vụ

Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…

4 tháng ago

BẢN ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…

4 tháng ago

Bản án đơn phương ly hôn tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng

Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…

4 tháng ago

Quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada

Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…

4 tháng ago