giấy đặt cọc mua đất

Giấy đặt cọc mua bán đất có cần công chứng không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013, Bộ luật dân sự 2015, Luật Công chứng 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành thì không có điều khoản nào quy định giấy đặt cọc mua bán đất đai bắt buộc phải công chứng hay có chứng thực. Việc công chứng, chứng thực phụ thuộc vào nhu cầu của các bên. Tuy nhiên để tránh rủi ro và tranh chấp không đáng có có thể xảy ra, đồng thời để đảm bảo tính pháp lý cao thì việc công chứng, chứng thực là điều cần thiết.

Đối với những hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất không công chứng, khách hàng nên tìm đến văn phòng Thừa phát lại để được lập vi bằng về việc đặt cọc nhằm giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn. Vi bằng này sẽ đảm bảo an toàn về mặt pháp lý cho người mua, không những giúp giao dịch thuận lợi mà còn là chứng cứ thuyết phục để người mua thương lượng, giải quyết nếu tranh chấp xảy ra.

Bên cạnh đó, người làm chứng cũng là yếu tố nên có để củng cố tính pháp lý cho hợp đồng đặt cọc. Họ nên là người không có bất cứ mối quan hệ họ hàng, thân quen gì với một trong hai bên giao dịch. Trong bản hợp đồng, đối tượng làm chứng cần ghi rõ những thông tin cá nhân cơ bản, đi kèm việc ký hoặc điểm chỉ, lời xác nhận rõ ràng về việc làm chứng.

LUẬT SƯ TƯ VẤN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

Bạn dự định ký kết hợp đồng đặt cọc nhưng chưa nắm được quy định pháp luật? Bạn chưa biết…

1 năm ago

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất chuẩn nhất

Ngày nay, đi kèm với nhu cầu về chỗ ở, sản xuất kinh doanh, các giao dịch chuyển nhượng quyền…

2 năm ago