Ngày nay, đi kèm với nhu cầu về chỗ ở, sản xuất kinh doanh, các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày càng nhiều. Để việc mua bán đất diễn ra thuận lợi, tránh rủi ro khi một bên thay đổi ý định thì việc lập ra một hợp đồng đặt cọc là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng am hiểu pháp luật để lập được hợp đồng đặt cọc mua bán đất đúng chuẩn hình thức và nội dung theo quy định của pháp luật. Nếu bạn đọc đang gặp khó khăn trong việc soạn thảo một hợp đồng đặt cọc mua bán đất có thể tham khảo mẫu hợp đồng đặt dưới đây của Công ty Luật Hùng Bách hoặc liên hệ qua số điện thoại 097.111.5989 (zalo) để được hỗ trợ.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015:
“Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây là bên nhận cọc) một khoản tiền hoặc kim quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”
Như vậy, Hợp đồng đặt cọc mua bán đất được hiểu là:
Tham khảo thêm nội dung: Luật chuyển nhượng, mua bán đất đai mới nhất hiện nay
Chào Luật sư! Tôi có câu hỏi mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Tháng 01/2022, tôi và cô họ của tôi có thỏa thuận việc chuyển nhượng quyền sử dụng mảnh đất của cô. Do chưa có đủ tiền nên cô và tôi thương lượng với nhau đặt cọc trước 20% tiền mua đất theo thỏa thuận và đợi đến tháng 10/2022 khi tôi đã xoay đủ tiền thì sẽ thanh toán nốt.
Tôi muốn hỏi là việc giao tiền đặt cọc mua đất của tôi như thế nếu không lập thành văn bản có chữ ký của hai bên thì có giá trị pháp lý không? Sau này lỡ cô họ tôi thay đổi muốn bán mảnh đất này cho người khác với giá cao hơn thì tôi có quyền đòi lại số tiền cọc và yêu cầu đền bù hay không? Cảm ơn Luật sư rất nhiều.
Mục đích lập ra hợp đồng đặt cọc mua bán đất nhằm đảm bảo tính khả thi của giao dịch mua bán. Đồng thời đảm bảo, ràng buộc quyền lợi giữa bên mua và bên bán. Việc đặt cọc có thể giao kết riêng thành một hợp đồng đặt cọc riêng, hoặc các bên có quyền thỏa thuận ghi nhận điều khoản đặt cọc vào hợp đồng đã ký kết. Dù xác lập dưới hình thức nào thì giá trị pháp lý của thỏa thuận đặt cọc được hiểu là như nhau. Việc lập hợp đồng đặt cọc riêng sẽ giúp các bên có điều kiện thỏa thuận chi tiết, rõ ràng hơn về đặt cọc và các nghĩa vụ phát sinh xoay quanh khoản tiền đặt cọc.
Còn nếu hai bên không có gì chứng minh việc đặt cọc mua bán đất đai, bên nhận tiền cũng không thừa nhận có việc giao tiền đặt cọc mua bán đất này thì số tiền này sẽ chỉ được coi là khoản tiền trả trước, ứng trước để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Khi đó, ngoài khoản tiền mà bạn đã đặt cọc 20% trước đó, bạn sẽ khó mà đòi thêm được khoản tiền nào khác.
Tham khảo thêm nội dung: Giải quyết tranh chấp mua bán đất bằng giấy viết tay
Đặt cọc đảm bảo cho việc giao kết, thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hình thức bảo đảm được các bên lựa chọn phổ biến trên thực tế. Tuy nhiên, hợp đồng đặt cọc mua bán đất cần soạn theo hình thức nào và nội dung phải đảm bảo những điều khoản ràng buộc nào phù hợp để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên? Mời bạn đọc tham khảo mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất của Luật Hùng Bách dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúcHỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC
Hôm nay, ngày … tháng … năm 20 … tại ……………………………………… ………………………………………………………………….………chúng tôi gồm có: Bên đặt cọc (Bên A): Họ và tên:………………….…………..…………Sinh ngày:…….…………….. Căn cước công dân số: …………………………………………………………………..Cấp ngày:…..………….…..… tại………..……………………………………………………………………….. Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………….. Bên nhận đặt cọc (Bên B):
Căn cước công dân số: ……………………………………………………………………Cấp ngày:…..………….…..… tại………..……………………………………………………………………….. Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………
Căn cước công dân số: ……………………………………………………………………Cấp ngày:…..………….…..… tại………..……………………………………………………………………….. Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………… Người làm chứng: Họ và tên:…………………….………..…..………Sinh ngày:…….……………. Căn cước công dân số: ……………………………………………………………………Cấp ngày:…..………….…..… tại………..……………………………………………………………………….. Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………… Các bên tự nguyện cùng nhau lập và ký Hợp đồng đặt cọc với các thỏa thuận sau đây: ĐIỀU 1: MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG HỢP ĐỒNG.Bên A đặt cọc cho bên B số tiền …………………….… đồng (Bằng chữ: ……………………………………………đồng chẵn) để đảm bảo quyền được giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất có các thông tin cụ thể như sau:
Quyền sử dụng đất theo Giấy chứng nhận số …………………….do………………………………..cấp ngày:………………… Diện tích:……………………………m2 ; Loại đất:……..……………………….. Địa chỉ thửa đất: Thửa số………….Tờ bản đồ………. Tại……………………… …………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………..……………………………. ĐIỀU 2: THANH TOÁN VÀ PHẠT CỌC.
Khoản tiền đặt cọc được Bên A giao cho bên B bằng hình thức: ……………..(Tiền mặt/chuyển khoản thông qua tài khoản số………..………………… mở tại ngân hàng:……………………………………… chủ tài khoản:………………………………)
Nếu bên A từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng hoặc vi phạm các cam kết của hợp đồng này thì khoản tiền đặt cọc tại Điều 1 của Hợp đồng thuộc về bên B. Nếu bên B từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên A khoản tiền đặt cọc và một khoản tiền tương đương ……. lần khoản tiền đã đặt cọc. ĐIỀU 3: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤPTrong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu phát sinh tranh chấp thì các bên cùng nhau thương lượng, hòa giải giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. ĐIỀU 4: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN4.1. Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam đoan sau đây:
4.2. Bên A cam đoan:
4.3. Bên B cam đoan:
ĐIỀU 5: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG5.1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này. 5.2. Hai bên đã tự đọc, đã hiểu, đồng ý tất cả các điều khoản và ký vào Hợp đồng. 5.3. Hợp đồng Đặt Cọc gồm 03 (ba) trang, được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi bên giữ 01 (một) bản để làm căn cứ thực hiện.
Bên A Bên B (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Người làm chứng (Ký, ghi rõ họ tên)
|
Để có thể soạn thảo chính xác nội dung đặt cọc mua bán đất, cần nắm chắc nội dung hợp đồng cũng như quy định của pháp luật với các điều khoản liên quan để hợp đồng được lập ra đảm bảo đầy đủ tính pháp lý. Sau đây, Luật Hùng Bách sẽ hướng dẫn bạn cách soạn hợp đồng đặt cọc mua bán đất chi tiết và đảm bảo đầy đủ yêu cầu.
Tham khảo thêm nội dung: Tranh chấp hợp đồng mua bán đất giải quyết như thế nào?
Ghi đầy đủ, chính xác thông tin về Họ, tên, năm sinh, CMND/CCCD, thông tin về Hộ khẩu thường trú.
Cần lưu ý về điều kiện chủ thể thực hiện giao kết hợp đồng đặt cọc mua bán đất như: phải có năng lực dân sự và năng lực hành vi, việc giao dịch phải dựa trên tinh thần tự nguyện của cả hai bên,…để tránh hợp đồng vô hiệu.
Đối tượng của đặt cọc là những vật có giá trị hoặc các vật thông thường khác mà một bên giao trực tiếp cho bên kia. Đối tượng đặt cọc là tiền thì vừa mang chức năng bảo đảm, vừa mang chức năng thanh toán. Vì vậy, trường hợp hợp đồng đặt cọc được lập thành văn bản thì trong đó phải xác định rõ số tiền đặt cọc, số tài sản đặt cọc…
Nếu tài sản cọc là tiền: Ghi rõ số tiền đặt cọc (bằng chữ, bằng số, đơn vị tính là Việt Nam đồng); ngoài ra theo quy định thì tài sản đặt cọc có thể là kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác.
Hai bên cần ghi rõ về loại đất, loại đất được căn cứ vào Sổ đỏ để ghi loại đất: Đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất phi nông nghiệp không phải đất ở…
Khi lập hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bên mua yêu cầu bên bán đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để kiểm tra và ghi đầy đủ thông tin về thửa đất được chuyển nhượng để ghi vào hợp đồng như: Nguồn gốc, quy mô, diện tích đất, số thửa, số tờ bản đồ để ghi vào hợp đồng.
Ngoài ra, lưu ý về thời hạn sử dụng và nguồn gốc thửa đất. Trường hợp có nhà và tài sản khác gắn liền với đất thì kiểm tra xem bên bán có đăng ký và có giấy chứng nhận không.
Cần ghi rõ thông tin số tiền cọc theo hợp đồng đặt cọc mua bán đất, đồng thời thỏa thuận tiến độ thanh toán tiền cọc. Các bên cũng cần thỏa thuận rõ về việc xử lý tiền đặt cọc như thế nào khi hợp đồng không thực hiện được và việc phạt cọc nếu có bên vi phạm.
Tham khảo thêm nội dung: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư
Cần ghi rõ quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận của các bên để đảm bảo thực hiện hợp đồng đặt cọc, hướng tới đảm bảo mục tiêu giao kết, thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nhiều trang thì các bên cần ký nháy vào các trang, ký và ghi rõ họ tên vào trang cuối của hợp đồng (nếu không ký được thì có thể thực hiện điểm chỉ vào hợp đồng).
Đối với các trường hợp đặt cọc có tính chất phức tạp, có nguy cơ tranh chấp (đất đang thế chấp ngân hàng, đất chờ cấp giấy chứng nhận,…) cần đưa ra phương án đặt cọc phù hợp, đồng thời cần điều chỉnh điều khoản hợp đồng theo thỏa thuận riêng.
Xác định cụ thể thời gian đặt cọc mua bán đất từ thời điểm nào đến thời điểm nào? Hình thức, địa điểm thanh toán tiền cọc, mức phạt cọc đối với trường hợp hủy giao dịch.
Cách thức giải quyết tranh chấp, tòa án giải quyết tranh chấp. Thông thường khi giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án, tòa án giải quyết tranh chấp sẽ là tòa nơi bị đơn cư trú, tuy nhiên hai bên có thể thỏa thuận tòa án giải quyết để việc xử lý đơn giản hơn.
Mức phạt cọc do hai bên quy định, tại khoản 2 điều 328 quy định nếu không có thỏa thuận thì mức phạt cọc sẽ tương đương với mức đặt cọc, tuy nhiên hai bên có thể thỏa thuận mức phạt cọc cao hơn hoặc thấp hơn theo nhu cầu.
Chào Luật sư Luật Hùng Bách, tôi đang có một vấn đề mong Luật sư giải đáp giúp tôi.
Vợ chồng chú tôi có một mảnh đất ở dưới quê, do từ khi lấy nhau đến nay đã được hơn 10 năm, cô chú chuyển lên Thành phố ở và không có nhu cầu sử dụng mảnh đất ở quê nữa nên chuyển nhượng lại cho tôi. Tôi có đặt cọc trước cho chú một khoản tiền để cọc mảnh đất ấy và làm một hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Vì là họ hàng với nhau nên chú bảo yên tâm, khi nào đưa nốt chỗ tiền còn lại thì sẽ làm thủ tục sang tên chuyển nhượng và không cần phải công chứng hợp đồng cọc. Vậy trường hợp tôi không công chứng hợp đồng đặt cọc kia thì có đảm bảo an toàn hay không? Cảm ơn Luật sư rất nhiều.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013, Bộ luật dân sự 2015, Luật Công chứng 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành thì không có điều khoản nào quy định hợp đồng đặt cọc mua bán đất đai bắt buộc phải công chứng hay có chứng thực. Việc công chứng, chứng thực phụ thuộc vào nhu cầu của các bên. Tuy nhiên để tránh rủi ro và tranh chấp không đáng có có thể xảy ra, đồng thời để đảm bảo tính pháp lý cao thì việc công chứng, chứng thực là điều cần thiết.
Bên cạnh đó, người làm chứng cũng là yếu tố nên có để củng cố tính pháp lý cho hợp đồng đặt cọc. Họ nên là người không có bất cứ mối quan hệ họ hàng, thân quen gì với một trong hai bên giao dịch. Trong bản hợp đồng, đối tượng làm chứng cần ghi rõ những thông tin cá nhân cơ bản, đi kèm việc ký hoặc điểm chỉ, lời xác nhận rõ ràng về việc làm chứng.
Vì vậy, trong trường hợp của bạn, để chắc chắn hơn về việc đặt cọc mua bán đất này và giảm thiểu rủi ro, tranh chấp về sau, bạn nên công chứng hợp đồng đặt cọc của mình.
Trong thời đại công nghệ 4.0, các thiết bị điện tử đã không còn xa lạ thì bạn đọc có thể dễ dàng tìm kiếm hình ảnh hay file mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất trên một trang mạng. Tuy nhiên, vì tiếp nhận những mẫu hợp đồng từ các nguồn không chính thống nên đã có nhiều trường hợp hợp đồng đặt cọc vô hiệu do sai hình thức hoặc nội dung các điều khoản không đầy đủ dẫn đến quyền và lợi ích của các bên bị ảnh hưởng. Vì vậy, bạn cần chọn lọc cẩn thận các mẫu hợp đồng được đăng trên các nguồn chính thống đã được kiểm chứng để tránh những rủi ro về sau.
Tự tin là một đơn vị chuyên cung cấp các mẫu đơn và mẫu hợp đồng mới nhất và chuẩn xác nhất cho hàng nghìn khách hàng trên cả nước, Luật Hùng Bách luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn và cung cấp cho khách hàng mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất chuẩn nhất. Nếu bạn không biết cách soạn hợp đồng đặt cọc mua bán đất hay lo sợ sẽ soạn sai, thiếu nội dung; hoặc gặp khó khăn trong việc tìm mua một mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất, bạn có thể liên hệ đến Luật Hùng Bách theo số điện thoại 097.111.5989 (zalo) để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể, chi tiết nhất.
Tham khảo thêm nội dung: Có nên thuê Luật sư đất đai?
Khi giao dịch bất cứ một loại hàng hóa nào, hầu hết người dân đều muốn đảm bảo giao dịch của mình là hợp pháp và có giá trị pháp lý khi xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, làm thế nào để giao dịch đặt cọc mua bán đất là hợp pháp, hợp đồng sử dụng theo mẫu nào để đầy đủ thông tin mà vẫn bảo đảm quyền và lợi ích của mình là thắc mắc của rất nhiều khách hàng khi tìm đến Công ty Luật Hùng Bách để nhờ tư vấn, hỗ trợ. Luật sư tư vấn của Công ty, với nhiều năm kinh nghiệm sẽ đem đến cho bạn những dịch vụ pháp lý sau:
Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất”. Nếu gặp phải bất cứ vướng mắc gì trong quá trình thực hiện thủ tục này bạn có thể liên hệ Luật sư của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
Trân trọng!
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…