Để có thể soạn thảo chính xác nội dung đặt cọc mua bán đất, cần nắm chắc nội dung hợp đồng cũng như quy định của pháp luật với các điều khoản liên quan để hợp đồng được lập ra đảm bảo đầy đủ tính pháp lý. Sau đây, Luật Hùng Bách sẽ hướng dẫn bạn cách soạn hợp đồng đặt cọc mua bán đất chi tiết và đảm bảo đầy đủ yêu cầu.
Ghi đầy đủ, chính xác thông tin về Họ, tên, năm sinh, CMND/CCCD, thông tin về Hộ khẩu thường trú.
Cần lưu ý về điều kiện chủ thể thực hiện giao kết hợp đồng đặt cọc mua bán đất như: phải có năng lực dân sự và năng lực hành vi, việc giao dịch phải dựa trên tinh thần tự nguyện của cả hai bên,…để tránh hợp đồng vô hiệu.
Đối tượng của đặt cọc là những vật có giá trị hoặc các vật thông thường khác mà một bên giao trực tiếp cho bên kia. Đối tượng đặt cọc là tiền thì vừa mang chức năng bảo đảm, vừa mang chức năng thanh toán. Vì vậy, trường hợp hợp đồng đặt cọc được lập thành văn bản thì trong đó phải xác định rõ số tiền đặt cọc, số tài sản đặt cọc…
Nếu tài sản cọc là tiền: Ghi rõ số tiền đặt cọc (bằng chữ, bằng số, đơn vị tính là Việt Nam đồng); ngoài ra theo quy định thì tài sản đặt cọc có thể là kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác.
Hai bên cần ghi rõ về loại đất, loại đất được căn cứ vào Sổ đỏ để ghi loại đất: Đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất phi nông nghiệp không phải đất ở…
Khi lập hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bên mua yêu cầu bên bán đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để kiểm tra và ghi đầy đủ thông tin về thửa đất được chuyển nhượng để ghi vào hợp đồng như: Nguồn gốc, quy mô, diện tích đất, số thửa, số tờ bản đồ để ghi vào hợp đồng.
Ngoài ra, lưu ý về thời hạn sử dụng và nguồn gốc thửa đất. Trường hợp có nhà và tài sản khác gắn liền với đất thì kiểm tra xem bên bán có đăng ký và có giấy chứng nhận không.
Cần ghi rõ thông tin số tiền cọc theo hợp đồng đặt cọc mua bán đất, đồng thời thỏa thuận tiến độ thanh toán tiền cọc. Các bên cũng cần thỏa thuận rõ về việc xử lý tiền đặt cọc như thế nào khi hợp đồng không thực hiện được và việc phạt cọc nếu có bên vi phạm.
Tham khảo thêm nội dung: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư
Cần ghi rõ quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận của các bên để đảm bảo thực hiện hợp đồng đặt cọc, hướng tới đảm bảo mục tiêu giao kết, thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nhiều trang thì các bên cần ký nháy vào các trang, ký và ghi rõ họ tên vào trang cuối của hợp đồng (nếu không ký được thì có thể thực hiện điểm chỉ vào hợp đồng).
Đối với các trường hợp đặt cọc có tính chất phức tạp, có nguy cơ tranh chấp (đất đang thế chấp ngân hàng, đất chờ cấp giấy chứng nhận,…) cần đưa ra phương án đặt cọc phù hợp, đồng thời cần điều chỉnh điều khoản hợp đồng theo thỏa thuận riêng.
Xác định cụ thể thời gian đặt cọc mua bán đất từ thời điểm nào đến thời điểm nào? Hình thức, địa điểm thanh toán tiền cọc, mức phạt cọc đối với trường hợp hủy giao dịch.
Cách thức giải quyết tranh chấp, tòa án giải quyết tranh chấp. Thông thường khi giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án, tòa án giải quyết tranh chấp sẽ là tòa nơi bị đơn cư trú, tuy nhiên hai bên có thể thỏa thuận tòa án giải quyết để việc xử lý đơn giản hơn.
Mức phạt cọc do hai bên quy định, tại khoản 2 điều 328 quy định nếu không có thỏa thuận thì mức phạt cọc sẽ tương đương với mức đặt cọc, tuy nhiên hai bên có thể thỏa thuận mức phạt cọc cao hơn hoặc thấp hơn theo nhu cầu.
Ngày nay, đi kèm với nhu cầu về chỗ ở, sản xuất kinh doanh, các giao dịch chuyển nhượng quyền…
Bạn đang có tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất? Bạn không biết phải giải quyết tranh chấp…