Chưa đăng ký kết hôn có làm thủ tục nhận con được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên thủ tục nhận con khi chưa đăng ký kết hôn như thế nào? Hồ sơ nộp tại đâu? gồm những gì?… Nếu bạn đang cần hỗ trợ thực hiện thủ tục nhận con khi chưa đăng ký kết hôn bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách. Hoặc liên hệ trực tiếp số điện thoại Luật sư 0966.053.058 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ thủ tục nhận cha con tại cơ quan có thẩm quyền.
Điều 91 Luật Hôn nhân và gia đình quy định rõ:
“1. Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.
2. Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.”
Theo đó, cha, mẹ có quyền nhận con ngay cả khi con đã chết.Việc nhận con ngay cả khi cha, mẹ chưa đăng ký kết hôn được pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện.
Trong thực tiễn đời sống có nhiều trường hợp nam, nữ sống chung với nhau mà không đăng ký kết hôn sinh con, hoặc nhiều trường hợp con được sinh ra khi người cha trên giấy khai sinh không phải là người cha ruột. Người cha ruột mong muốn nhận lại con. Trong những trường hợp như vậy thì pháp luật tôn trọng quyền nhận con của cha, mẹ.
Pháp luật quy định cha, mẹ có quyền nhận con và tôn trọng, bảo vệ quyền này của cha, mẹ nhằm khuyến khích xây dựng các mối quan hệ gia đình, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con, giúp con được sống và phát triển dưới sự chăm sóc, nuôi dưỡng, yêu thương của cha, mẹ. Đây là quy định mang tính nhân văn góp phần xây dựng và đề cao giá trị đạo đức trong gia đình.
DỊCH VỤ NHẬN CHA CON NHANH, TRỌN GÓI: 0966.053.058 (Zalo)
Đối với từng trường hợp nhận con khi chưa đăng ký kết hôn thẩm quyền giải quyết, thủ tục và trình tự cũng khác nhau. Do vậy Luật sư Luật Hùng Bách sẽ hỗ trợ bạn những nội dung sau:
Hồ sơ nhận cha con được quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch năm 2014 và Điều 14, Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau:
+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
+ Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Trường hợp cha và mẹ không có văn bản thừa nhận con chung; có tranh chấp về việc xác định cha, mẹ con, thì hồ sơ yêu cầu tòa án xác nhận con gồm:
Trường hợp bạn đang gặp khó khăn trong việc thu thập hồ sơ giấy tờ thực hiện thủ tục nhận cha con, hãy liên hệ ngay Luật Hùng Bách qua số điện thoại (Zalo): 0966.053.058 để được tư vấn và hỗ trợ.
Thẩm quyền đăng ký nhận con tại UBND cấp xã: UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận là cha, mẹ hoặc của con thực hiện đăng ký nhận con.
Thẩm quyền đăng ký nhận con của UBND cấp huyện: UBND cấp huyện nơi cư trú của con thực hiện đăng ký nhận con trong những trường hợp sau:
Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc nhận con trong các trường hợp:
Nếu lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tiếp, người có yêu cầu đăng ký nhận con nộp hồ sơ đăng ký nhận con tại Bộ phận một cửa của UBND cấp xã có thẩm quyền, nộp lệ phí nhà nước.
Nếu lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tuyến thì người có yêu cầu đăng ký thủ tục nhận con sẽ nộp tại Cổng dịch vụ công quốc gia. Sau khi kê khai các thông tin biểu mẫu điện tử, người kê khai đính kèm bản chụp hoặc bản sao điện tử các giấy tờ, tài liệu theo quy định; nộp phí, lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến hoặc bằng cách thức khác theo quy định pháp luật, hoàn tất việc nộp hồ sơ.
Thủ tục nhận con tại Toà án sẽ được thực hiện theo một vụ kiện dân sự, với những thủ tục như sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ khởi kiện nhận cha con: Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Toà, nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến trên hệ thống cổng thông tin điện tử của Toà án.
Bước 2. Sau khi hồ sơ được thụ lý, Toà án sẽ thực hiện thủ tục hoà giải. Trong trường hợp hoà giải không thành (hoặc các bên từ chối hoà giải) thì Toà sẽ đưa vụ án ra xét xử.
Bước 3. Giai đoạn chuẩn bị xét xử: Trong quá trình này, tòa án sẽ thực hiện các thủ tục như lấy lời khai, ý kiến các bên, công khai chứng cứ, xác minh thông tin vụ việc…
Bước 4. Mở phiên Tòa xét xử.
Trong quá trình thực hiện thủ tục nêu trên nếu gặp khó khăn, vướng mắc hoặc cần Luật sư tham gia giải quyết vụ việc tại Toà án hãy liên hệ tới số 0966.053.058 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận là vợ chồng. Tuy nhiên, nếu có con chung thì pháp luật vẫn thừa nhận. Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định con ngoài hôn nhân và con trong thời kỳ hôn nhân đều được đối xử công bằng.
Pháp luật không quy định về xử phạt đối với các trường hợp chưa đăng ký kết hôn mà có con. Do đó chưa đăng ký kết hôn mà có con hoàn toàn không bị phạt.
Khai sinh là một trong những quyền thiêng liêng của trẻ em. Họ của đứa trẻ có thể là họ của người cha hoặc người mẹ. Trong trường hợp nam nữ không đăng ký kết hôn mà có con thì Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP có hướng dẫn rõ:
“Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con..”
Do đó, nếu không có giấy đăng ký kết hôn, người cha sẽ phải thực hiện thủ tục nhận con đồng thời thực hiện khai sinh cho đứa trẻ mang họ của mình.
Theo những phân tích trên, pháp luật thừa nhận quyền nhận con được pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện. Do đó khi nhận con không bắt buộc cha, mẹ phải đăng ký kết hôn.
Căn cứ Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về chứng từ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con như sau:
“Điều 14. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.”
Như vậy, theo trường hợp thông thường, đăng ký nhận cha, con thì cần có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con, mà được thể hiện qua văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con, tức giấy xét nghiệm ADN.
Chỉ trường hợp vì lý do đặc biệt nào đó mà không xét nghiệm ADN được thì được lập văn bản cam đoan quan hệ cha, con và có thêm ít nhất hai người làm chứng.
Trên đây là tư vấn của Luật Hùng Bách về “Thủ tục nhận con khi chưa đăng ký kết hôn”. Nếu bạn còn có thắc mắc liên quan đến thủ tục nhận cha, mẹ, con hay những câu hỏi khác trong các lĩnh vực: Dân sự, Hôn nhân và Gia Đình, Doanh nghiệp, Đất đai, Hình sự… Liên hệ Luật sư của chúng tôi làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
Trân trọng!
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…