Chứa chấp sử dụng ma tuý bao nhiêu năm tù?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, tội phạm về ma túy bao gồm rất nhiều tội. Bạn có thể không dưới một lần nghe thấy các tội như tàng trữ trái phép chất ma túy, vận chuyển trái phép chất ma túy hay sử dụng trái phép chất ma túy,..Tuy nhiên, có một hành vi vi phạm mà ít người ý thức được tính chất nghiêm trọng của nó. Đó là tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy. Vậy, chứa chấp sử dụng ma túy bao nhiêu năm tù? Bạn đọc có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Luật sư Hình sự – Luật Hùng Bách. Nếu cần tư vấn cụ thể thì có thể liên hệ số điện thoại (Zalo): 0983.499.828 để được hỗ trợ.
Cấu thành tội chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy bao gồm các yếu tố sau:
Về chủ thể. Người phạm tội phải đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Theo đó, người phạm tội phải là cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự
Về khách thể. Hành vi phạm tội xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng chất ma túy, đồng thời ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, sức khỏe và tính mạng của con người.
Mặt khách quan. Hành vi có thể cấu thành tội chứa chấp sử dụng chất ma túy:
Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý, tức là họ biết rõ người mượn hoặc thuê địa điểm là để sử dụng trái phép chất ma túy nhưng vẫn cho phép.
Việc xác định hành vi có vi phạm pháp luật hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chính vì thế, nếu bạn đang hoang mang không biết bản thân hay người thân có thuộc trường hợp vi phạm nêu trên hay không thì có thể liên hệ số điện thoại (Zalo): 0983.499.828 để được tư vấn, hỗ trợ
Tình huống: Chào Luật sư. Con trai tôi hiện đang là sinh viên và ở trọ xa nhà. Cháu nó có chơi thân với một người bạn cùng lớp đại học. Vừa qua người bạn đó đến trọ cháu chơi và có hành vi sử dụng chất ma túy tại đây. Con tôi không sử dụng nhưng cháu cũng rất lo sợ. Vậy hành vi chứa chấp người sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt tiền hay phạt tù? Tôi xin cảm ơn.
Luật sư Hình sự – Luật Hùng Bách giải đáp cho bạn như sau:
Người có hành vi chứa chấp sử dụng ma túy có thể bị xử lý với chế tài khác nhau. Trong đó bao gồm cả phạt tiền và phạt tù. Cụ thể, căn cứ quy định tại Điều 256 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:
Nếu không thuộc tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thì người có hành vi cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng ma túy thì có thể bị phạt tù. Bên cạnh đó, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì người phạm tội có thể bị truy cứu theo khung hình phạt nặng hơn:
– Bên cạnh hình phạt tù, người phạm tội còn có thể bị:
Hoặc
Tóm lại, tùy thuộc vào mức độ vi phạm và các tình tiết liên quan, người chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy có thể phải chịu hình phạt tù hoặc phạt tiền.
Xin chào Luật sư Hình sự. Tôi hiện đang kinh doanh nhà nghỉ tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Tuần trước có một nhóm người đến chỗ tôi thuê một phòng. Qua quan sát thì tôi nhận thấy có khả năng họ thuê phòng để cùng sử dụng ma túy. Tuy nhiên, vì ngày đó việc kinh doanh ế ẩm nên tôi vẫn chấp nhận cho nhóm người đó thuê. Tôi có hành vi chứa chấp việc sử dụng ma túy như vậy thì có bị xử lý không? Mong Luật sư giái đáp.
Như đã trình bày ở trên, hành vi chứa chấp sử dụng ma túy được quy định tại Điều 256 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Theo đó, mức hình phạt tù cho hành vi này phụ thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm. Cụ thể:
– Phạt tù từ 02 đến 07 năm: Áp dụng cho các trường hợp không thuộc các tình tiết tăng nặng.
– Phạt tù từ 07 đến 15 năm: Áp dụng cho các trường hợp nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:
Đặc trưng của những vụ án hình sự đó là bên cạnh việc xem xét tình tiết vụ án thì Tòa án cũng xem xét các yếu tố như nhân thân của người phạm tội, hoàn cảnh của người phạm tội,…Từ đó, mức phạt được ấn định có thể sẽ có sự khác biệt so với khung hình phạt nêu trên. Nếu bạn cần Luật sư tư vấn, đánh giá cụ thể về một vụ án cụ thể thì có thể liên hệ số điện thoại (Zalo): 0983.499.828 để được hỗ trợ
Tại Điều 2 Nghị Quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 và khoản 1 Điều 1 Nghị Quyết 01/2022/NQ-HĐTP ngày 15/4/2022 quy định về các điều kiện để được hưởng án treo. Cụ thể như sau:
Một là, bị xử phạt tù không quá 03 năm;
Hai là, có nhân thân tốt;
Ba là, có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên. (Trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự)
Bốn là, có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định. Điều này để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền dễ giám sát, giáo dục;
Năm là, xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
*Lưu ý: Khi xem xét, quyết định cho bị cáo hưởng án treo Tòa án phải xem xét thận trọng, chặt chẽ các điều kiện để bảo đảm việc cho hưởng án treo đúng quy định của pháp luật.
Tóm lại, theo quy định tại Điều 256 Bộ luật Hình sự hiện hành, hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy có thể bị xử lý hình sự với các hình phạt tù. Tuy nhiên, việc áp dụng án treo cho tội danh này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có thể kể đến:
LUẬT SƯ CHUYÊN ÁN MA TÚY – LUẬT HÙNG BÁCH – 0983.499.828
Tại ngoại là thuật ngữ dùng để chỉ trường hợp bị can, bị cáo không bị tạm giam trong quá trình điều tra, xét xử. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc cho phép bị can, bị cáo tại ngoại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tính chất của vụ án và nhân thân của người bị khởi tố.
Để được tại ngoại, bị can, bị cáo cần đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, không thuộc các trường hợp bị tạm giam theo Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự. Bao gồm:
Thứ hai, các đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, người nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người già yếu hoặc người bị bệnh nặng có thể được xem xét cho tại ngoại nếu họ có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng
Có ba hình thức chính để bị can, bị cáo có thể được tại ngoại:
Từ đó có thể thấy, việc có được tại ngoại hay không khi bị bắt về tội chứa chấp người sử dụng trái phép chất ma túy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tính chất của vụ án, mức độ nghiêm trọng của tội phạm, và các tình tiết liên quan đến người bị bắt. Nếu được cho tại ngoại, người bị bắt sẽ phải tuân thủ các quy định và điều kiện mà cơ quan chức năng đưa ra, chẳng hạn như không được rời khỏi nơi cư trú, phải có mặt khi có yêu cầu của cơ quan điều tra,…
Xem thêm: NGƯỜI THUÊ NHÀ SỬ DỤNG HOẶC TÀNG TRỮ MA TÚY, CHỦ NHÀ CÓ BỊ XỬ LÝ?
Luật Hùng Bách là tổ chức hành nghề Luật sư uy tín, dày dặn kinh nghiệm trong tất cả các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực Hình sự nói riêng. Dịch vụ Luật sư bào chữa tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy của Luật Hùng Bách có thể hỗ trợ khách hàng các vấn đề sau:
Trên đây là toàn bộ bài viết “Chứa chấp sử dụng ma túy bao nhiêu năm tù?”. Nếu bạn còn vướng mắc hay cần hỗ trợ thì hãy liên hệ đến Luật sư chuyên Hình sự – Luật Hùng Bách theo một trong các phương thức sau:
Trân trọng!
Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý khác với hành vi sử dụng…
Hiện nay, tình trạng sử dụng ma túy trái phép diễn ra ngày càng phổ…
Hiện nay, tệ nạn xã hội ngày càng trở nên phổ biến, gây nên hệ…
Hiện nay, tội phạm liên quan đến các chất cấm diễn ra ngày càng nhiều…
Hiện nay, vận chuyển ma túy được thực hiện rất tinh vi và bằng nhiều…
Ma túy từ lâu đã trở thành vấn nạn nghiêm trọng trong xã hội. Thậm…