Thực tế hiện nay rất nhiều doanh nghiệp yêu cầu được giữ lại bằng gốc của người lao động thì mới đồng ý tham gia giao kết, thực hiện hợp đồng lao động. Thực tế là vậy nhưng về mặt pháp luật Công ty có được giữ lại bằng gốc của nhân viên không? Việc bị giữ lại chứng chỉ, bằng cấp bản chính có thể tồn tại những rủi ro gì? Cách giải quyết những rủi ro ấy ra sao? Mời bạn đọc tham khảo nội dung dưới đây của Công ty Luật Hùng Bách hoặc liên hệ tới hotline 097.111.5989 để được Luật sư tư vấn cụ thể.
Theo Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bằng cấp hay văn bằng, chứng chỉ được hiểu như sau:
- Văn bằng được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định và hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học.
- Chứng chỉ được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người dự thi lấy chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hình ảnh: Công ty có được giữ bằng gốc của nhân viên không?
Như vậy, bằng gốc ở đây được hiểu là chứng nhận mà đơn vị đào tạo cấp cho người học sau khi người học hoàn thành quá trình đào tạo đó theo tiêu chuẩn của của đơn vị đào tạo. Đây được coi là tài liệu quan trọng xác nhận một người đã trải qua quá trình đào tạo nào đó. Các đơn vị tuyển dụng sẽ căn cứ vào văn bằng, chứng chỉ này để đưa ra đánh giá ban đầu về năng lực chuyên môn, xem xét ứng viên tuyển dụng có đáp ứng được nhu cầu của mình hay không.
Từ sự phân tích trên có thể thấy bằng gốc là một tài liệu rất quan trọng của người lao động. Hiện nay khi đi phỏng vấn xin việc hoặc tham gia giao kết hợp đồng lao động, người lao động thường được yêu cầu giao nộp bằng gốc. Do không am hiểu các quy định của pháp luật về vấn đề này mà người lao động trong nhiều trường hợp đã không bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình. Vậy câu hỏi đặt ra Công ty có được giữ bằng gốc của nhân viên không?
Chào Luật sư lao động Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư giúp đỡ. Tháng 08/2020 tôi có ký hợp đồng lao động với Công ty TNHH X. Khi giao kết hợp đồng công ty có yêu cầu tôi cung cấp bằng gốc và giữ luôn hồ sơ của tôi từ đó đến nay. Nay do tình hình dịch bệnh covid-19 phức tạp, thu nhập của tôi ở Công ty không được đảm bảo nên tôi có làm đơn xin nghỉ việc. Tuy nhiên công ty không cho tôi nghỉ, và yêu cầu tôi phải làm đến hết tháng 12/2021. Nếu không sẽ không trả bằng gốc cho tôi. Vậy xin hỏi Luật sư Công ty có được giữ bằng gốc của nhân viên không?
Chào bạn! Luật sư lao động Luật Hùng Bách giải đáp câu hỏi của bạn như sau:
Theo quy định tại Điều 17, Bộ luật lao động 2019:
Điều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động…”
Như vậy, theo quy định trên Công ty bạn không được phép giữ bằng gốc của bạn khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động. Bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Công ty trao trả lại bằng gốc, văn bằng hoặc chứng chỉ bản gốc.
Vậy với những trường hợp người sử dụng lao động giữ bằng gốc của người lao động thì Luật lao động quy định xử phạt người lao động được như thế nào? Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01/03/2020 vi phạm quy định về giao kết hợp đồng đối với hành vi giữ bản chính văn bằng, chứng chỉ của lao động thì bị xử phạt như sau:
“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;
…
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
…”
Như vậy, bên cạnh việc áp dụng biện pháp phạt tiền từ 20,000,000đ đến 25,000,000đ thì người sử dụng lao động buộc phải trả lại bằng gốc, văn bằng, chứng chỉ bản gốc cho người lao động.
Chào Luật sư lao động Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư giúp đỡ. Tháng 02/2019 tôi có ký hợp đồng lao động với Công ty Y có trụ sở tại Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Khi giao kết hợp đồng tôi có cung cấp chứng chỉ đào tạo nghề bản gốc của mình cho Công ty Y. Do có định hướng nghề nghiệp mới nên tôi đã làm đơn xin nghỉ việc tại Công ty Y trước 2 tháng.
Tuy nhiên khi bàn giao công việc lại cho Công ty và thực hiện những thủ tục khác để nghỉ việc thì Công ty trả thiếu hồ sơ là chứng chỉ bản gốc cho tôi. Tôi đã nhiều lần liên hệ và trực tiếp đến Công ty để yêu cầu trả tôi văn bằng gốc để tôi có thể nộp hồ sơ xin việc ở nơi khác nhưng Công ty hết lần này đến lần khác lấy lý do không trả bằng gốc cho tôi. Vậy xin hỏi Luật sư Tôi phải làm gì khi công ty giữ bằng gốc không trả? Xin cảm ơn Luật sư!
Chào bạn! Luật sư lao động Luật Hùng Bách giải đáp câu hỏi của bạn như sau:
Với trường hợp công ty giữ bằng gốc của nhân viên thì bạn thì bạn có thể lựa chọn một trong những cách sau để yêu cầu Công ty trả lại văn bằng, chứng chỉ bản gốc cho bạn:
Trên tinh thần thiện chí, thỏa thuận hợp tác giữa các bên, bạn có thể liên hệ, sắp xếp một buổi làm việc để trao đổi với người quản lý của Công ty về việc trao trả bằng gốc lại cho bạn. Tuy nhiên, để có thể đưa ra những lý lẽ yêu cầu người sử dụng lao động buộc phải trả lại bằng gốc đã giữ lại cho mình bạn phải nắm rõ các quy định của pháp luật liên quan. Đồng thời, phân tích cho người sử dụng lao động hiểu mặt hạn chế trong cách làm việc của họ, những hậu quả pháp lý họ sẽ phải chịu nếu không trả bằng gốc lại cho bạn. Bạn cần biết cách làm việc khéo léo với người sử dụng lao động để tranh chấp được giải quyết ngay từ giai đoạn này.
Nếu không tự tin tham gia đàm phán, thương lượng với người sử dụng lao động, bạn cũng có thể tìm đến các văn phòng, công ty Luật để được tư vấn trước khi tham gia thỏa thuận yêu cầu Công ty bạn trả bằng gốc đã giữ. Hoặc nếu có điều kiện hơn thì thuê Luật sư lao động tham gia trực tiếp cùng bạn vào quá trình đàm phán. Nếu có nhu cầu thuê Luật sư lao động bạn có thể liên hệ tới Luật sư của Công ty Luật Hùng Bách theo hotline 097.111.5989 để được hỗ trợ.
Hòa giải viên lao động là người có năng lực đứng ra hòa giải tranh chấp lao động do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm. Khi bạn và Công ty Y không thể tự thỏa thuận với nhau về việc trả bằng gốc thì bạn có thể làm đơn yêu cầu Hòa giải viên lao động đứng ra hòa giải. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ nhận được yêu cầu, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải. Với chuyên môn pháp luật về lao động và khả năng nghiệp vụ hòa giải, dưới sự hỗ trợ của hòa giải viên lao động các bên có thể dễ dàng đưa ra phương án hòa giải.
Việc hòa giải dù có thành công hay không thì cũng phải được lập thành biên bản ghi nhận kết quả của buổi hòa giải. Biên bản hòa giải này sẽ được sao y và được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp nếu bạn và Công ty không thể giải quyết tranh chấp về việc trả bằng gốc với sự tham gia của Hòa giải viên lao động thì có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp. Bạn cần lưu ý khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết (trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 189 Bộ Luật lao động 2019). Trong thời hạn không quá 37 ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi quyết định này cho các bên tranh chấp.
Thay vì yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết bạn cũng có thể yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữ bằng gốc của mình. Hoặc đã giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài lao động nhưng một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Xem thêm bài viết liên quan: Cách giải quyết tranh chấp lao động mới nhất
Bằng gốc hay văn bằng, chứng chỉ là tài liệu quan trọng thể hiện kết quả quá trình đã qua đào tạo của người lao động, là một trong những căn cứ để người lao động chứng tỏ năng lực, chuyên môn của mình với người sử dụng lao động. Lợi dụng tầm quan trọng đó của bằng gốc mà nhiều bên với tư cách là người sử dụng lao động đã yêu cầu người lao động cung cấp bằng gốc và giữ lại như vật làm tin để dễ dàng điều chỉnh người lao động. Do không am hiểu rõ các quy định của pháp luật mà người lao động để quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm và dẫn tới những hệ quả không đáng có.
Nếu bạn đang gặp khó khăn liên quan đến nội dung này có thể liên hệ tới Luật sư lao động Công ty Luật Hùng Bách để được tư vấn, giải quyết tranh chấp. Để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất của Luật sư, bạn đọc có thể liên hệ Luật sư giải quyết tranh chấp lao động bằng một trong các phương thức sau:
Trân trọng!
BP.
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…