Thừa kế là một quan hệ pháp luật dân sự luôn được nhiều người quan tâm và chú ý, đặc biệt là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia vào mối quan hệ này. Xoay quanh vấn đề này có nhiều câu hỏi đặt ra như: Ai có quyền yêu cầu chia thừa kế đất đai? Hết thời hiệu chia thừa kế đất đai có được yêu cầu chia thừa kế không?… Những vướng mắc trên sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây. Nếu cần hỗ trợ tư vấn với những tình huống cụ thể, bạn có thể liên hệ tới Luật Hùng Bách theo số điện thoại 097.111.5989 (zalo).
Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó sẽ phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật định. Cách tính thời hiệu là thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu (ví dụ thời hiệu từ hôm nay thì bắt đầu tính từ ngày mai) và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.
Di sản theo luật định bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Thời hiệu chia thừa kế đất đai là khoảng thời gian cụ thể do luật quy định. Trong thời hạn này, các chủ thể trong quan hệ dân sự phải thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Khi hết thời hạn, bên có quyền không thực hiện yêu cầu chia di sản thừa kế thì mất quyền yêu cầu. Bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ thì không phải thực hiện nghĩa vụ nữa.
Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thời hiệu chia thừa kế như sau:
Như vậy, thời hiệu chia thừa kế đất đai là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Trong thời hạn này, những người thừa kế có tranh chấp sẽ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Trường hợp hết thời hạn mới phát sinh tranh chấp, di sản được giải quyết theo quy định pháp luật.
Trên thực tế, người ta thường ít chú ý đến thời hiệu chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất. Điều thường được quan tâm là di sản bao gồm những gì? Ai được hưởng di sản thừa kế? Di sản thừa kế được chi như thế nào? Đến khi xảy ra tranh chấp mới yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp hết thời hiệu chia thừa kế đất đai, khiến cho tranh chấp trở nên phức tạp và nghiêm trọng hơn.
Chào Luật sư Luật Hùng Bách! Tôi đang có vướng mắc liên quan đến việc chia thừa kế đất đai, mong được Luật sư tư vấn.
Ông bà nội của tôi sinh thời có 3 người con là bác cả, bố tôi và chú út. Ông bà có một mảnh đất 1000 m2 đất vườn trồng cây ăn quả. Đến năm 1985 và 1986, ông bà lần lượt qua đời do tuổi cao, sức yếu. Do cả gia đình bác cả và gia đình tôi đều lên thành phố sinh sống nên mảnh đất nêu trên đã cho chú út ở quê sử dụng.
Nay, khi mọi người thống nhất sẽ dùng đất này để thờ cúng và có yêu cầu chú trả lại thì chú không chịu và muốn chia thừa kế. Tôi có tìm hiểu pháp luật và được biết thời hiệu chia thừa kế đối với đất đai là 30 năm. Như vậy, gia đình tôi có được yêu cầu chia thừa kế nữa không?
Chào bạn. Trước tiên, Luật Hùng Bách xin được cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi vướng mắc của mình tới chúng tôi. Luật sư đất đai sẽ giải đáp câu hỏi của bạn như sau:
Hiện tại, quan điểm của những người thừa kế đang có sự mâu thuẫn với nhau. Hiện chú bạn đang muốn chia thừa kế mảnh đất; còn bác và bố của bạn thì không muốn chia mà dùng đất để thờ cùng tổ tiên. Cũng như bạn có tìm hiểu thì thời hiệu chia di sản thừa kế pháp luật quy định 30 năm đối với bất động sản. Vì vậy trường hợp của gia đình bạn đã hết thời hiệu yêu cầu chia thừa kế đất đai. Nếu chú của bạn khởi kiện yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế thì bác hoặc bố của bạn có thể yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu chia thừa kế để Tòa án không chấp nhận yêu cầu chia di sản thừa kế của chú bạn.
Mặc dù đã hết thời hiệu yêu cầu chia di sản theo quy định nêu trên nhưng di sản này vẫn có thể được áp dụng các quy định liên quan để giải quyết. Việc giải quyết như thế nào cần căn cứ vào thực trạng nhà đất hiện đang ra sao? Đất do ai đang quản lý sử dụng?
Điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015 là có quy định về hậu quả pháp lý đối với di sản hết thời hiệu khởi kiện thì sẽ được giải quyết như thế nào và di sản đó thuộc quyền sở hữu của ai.
Để đưa ra phương án giải quyết tốt nhất, luật sư cần tiếp cận hồ sơ để xem xét, đánh giá khách quan về vụ việc.
Bạn có thể liên hệ luật sư đất đai theo số điện thoại/zalo: 097.111.5989.
Để xác định ai có quyền yêu cầu chia thừa kế đất đai thì trước hết, cần xác định những ai có quyền hưởng di sản thừa kế. Theo quy định của pháp luật, có hai hình thức thừa kế là:
Khái niệm về di chúc được quy định cụ thể tại Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
“ Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Theo đó, người có quyền thừa kế theo di chúc là người được chỉ định trong di chúc. Căn cứ vào quyền thừa kế của họ, họ sẽ được hưởng phần di sản mà người chết để lại theo đúng những điều khoản mà di chúc đã ghi lại. Và họ hoàn toàn có quyền yêu cầu chia thừa kế đất đai.
Trong trường hợp người để lại di sản thừa kế chỉ định một hoặc một số người trong di chúc thì pháp luật vẫn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người không có tên trong di chúc; hoặc phần di sản của họ được hưởng ít hơn 2/3 suất đó. Tại khoản 1 Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”
Tuy nhiên, để được nhận hưởng phần di sản trên thì người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc còn phải đáp ứng điều kiện sau:
Cụ thể, theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự như sau:
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Xem thêm bài viết: Con nuôi có được hưởng thừa kế không?
Về thủ tục yêu cầu chia thừa kế đất đai, có thể chia thành hai trường hợp: có tranh chấp và không có tranh chấp giữa những đồng thừa kế với nhau.
Đối với trường hợp các đồng thừa kế không có tranh chấp với nhau về di sản thừa kế. Những người được hưởng di sản thừa kế cùng thống nhất quan điểm, thủ tục sẽ thực hiện như sau:
Để phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc; cần xác định được những người được hưởng tài sản thừa kế theo hàng thừa kế. Cách xác định chúng tôi đã trình bày ở phần “Cách chia tài sản thừa kế không có di chúc”. Trên cơ sở đó, chúng ta mới xác định được mức hưởng di sản thừa kế của từng người.
Theo quy định tại Điều 656 BLDS 2015 thì những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận việc:
Sau khi những người thừa kế đã thỏa thuận được việc phân chia di sản thì những người này cần lập thành văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 và Khoản 4 Điều 57 Luật công chứng 2014. Đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực.
Liên hệ luật sư chia thừa kế Luật Hùng Bách theo số 097.111.5989 (zalo) để được hỗ trợ.
Trên thực tế, không phải trường hợp nào các thành viên trong gia đình cũng thỏa thuận được vấn đề phân chia di sản, đặc biệt di sản là đất đai.
Do đặc thù của loại tranh chấp này mà quy trình khởi kiện được thực hiện thông qua khá nhiều bước, gồm nhiều hoạt động của người khởi kiện, bị kiện, Tòa án các bên liên quan. Tuy nhiên, để các bên hiểu rõ hơn thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai, Luật Hùng Bách xin đưa ra các bước khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất như sau:
Bước chuẩn bị hồ sơ khởi kiện là bước quan trọng đầu tiên của quá trình khởi kiện. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Nếu không chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định thì Tòa án sẽ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Trường hợp không bổ sung được giấy tờ, tài liệu, Tòa án có thể trả lại hồ sơ khởi kiện.
Để có thể chuẩn bị đầy đủ hồ sơ ngay từ đầu; tránh trường hợp bị Tòa án yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ gây mất thời gian; người có yêu cầu khởi kiện nên tìm hiểu quy định của pháp luật. Nếu không có thời gian tìm hiểu quy định của pháp luật, hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn cụ thể về hồ sơ khởi kiện, bạn có thể liên hệ Luật sư đất đai theo số điện thoại 097.111.5989 (zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, tranh chấp về thừa kế di sản là bất động sản sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện, người khởi kiện có thể nộp theo các cách sau:
Sau khi nhận được hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai, Tòa án sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn trong thời hạn quy định và ra một trong các quyết định theo Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ khởi kiện, trong thời hạn quy định, Tòa án sẽ ra thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện về việc lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên. Thủ tục hòa giải này không phải là thủ tục bắt buộc. Vậy nên khi nhận được thông báo của Tòa án, dựa trên hoàn cảnh thực tế, bạn có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục này. Nếu lựa chọn hoà giải và hòa giải thành thì hồ sơ sẽ được chuyển cho Tòa án để công nhận sự thỏa thuận của các bên. Ngược lại, nếu không lựa chọn hòa giải hoặc hòa giải không thành, vụ việc sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng theo các bước dưới đây.
Sau khi hồ sơ đã được nộp đầy đủ, đúng thẩm quyền, Thẩm phán sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp phải nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo nộp tạm ứng án phí; người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính, người khởi kiện phải nộp lại cho Tòa án biên lai của cơ quan Thi hành án để Tòa án ra thông báo về việc thụ lý giải quyết tranh chấp.
Trong quá trình giải quyết vụ án, có rất nhiều thủ tục cần thực hiện như:
Toàn bộ quá trình nêu trên được giải quyết trong khoảng 06 – 08 tháng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thời gian giải quyết tranh chấp đều bị phát sinh thêm. Lý do là Tòa án có thể chậm giải quyết hồ sơ; hoặc do chính các đương sự có hành vi cố ý kéo dài thời gian.
Khi thực hiện các thủ tục này, bạn cần tham gia để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình. Tuy nhiên, nếu không có thời gian hoặc bận công việc không tiện đi lại nhiều, bạn có thể gửi văn bản đến Tòa án xin vắng mặt trong một số phiên làm việc, hoặc ủy quyền cho Luật sư giải quyết.
Liên hệ luật sư Luật Hùng Bách theo số 097.111.5989 (zalo) để được hỗ trợ.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể. Với kinh nghiệm thực tiễn của Luật sư khi tham gia bảo vệ cho khách hàng; đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp Luật Hùng Bách tự tin cung cấp các gói dịch vụ pháp lý như:
Để quyền lợi của bạn được đảm bảo hãy liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ. Vấn đề bạn thắc mắc sẽ được Luật sư phân tích, hướng dẫn giải quyết tranh chấp nhanh nhất. Bạn đọc có thể tìm tới các văn phòng, công ty luật để nhận được sự tư vấn; hoặc thuê luật sư đất đai tham gia trực tiếp vào quá trình giải quyết tranh chấp.
Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
Trân trọng!
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…