Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn là dạng tranh chấp phổ biến. Vậy pháp luật quy định như thế nào về quyền nuôi con? Ai có quyền nuôi con sau khi ly hôn? Trường hợp nào mẹ không được nuôi con?…… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này. Mọi thắc mắc, nhu cầu Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp nuôi con khi ly hôn được tiếp nhận qua Hotline 0983.499.828 (Zalo).
Căn cứ khoản 2 và 3 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014. Vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi và sự phát triển toàn diện về mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét thêm nguyện vọng của con.
Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi mẹ sẽ được ưu tiên trực tiếp nuôi dưỡng. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (Chồng có nghĩa vụ phải chứng minh người vợ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con); hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Chào Luật sư! Tôi và vợ đang thực hiện thủ tục ly hôn tại TAND quận Hoàng Mai. Chúng tôi hiện đang có 01 con chung và ai cũng muốn là người trực tiếp nuôi cháu. Vợ chồng tôi tuy đã sống ly thân được 3 năm nhưng vẫn sống chung nhà. Cháu vẫn nhận được sự chăm sóc của cả bố và mẹ.
Vợ tôi đã nhiều năm nay không đi làm, không có thu nhập ổn định. Tôi là trụ cột kinh tế trong giá đình, có thu nhập ổn định. Nếu ly hôn tôi cũng có nhà riêng và đủ điều kiện để con có thể phát triển tốt nhất. Không biết Tòa án sẽ căn cứ vào những yếu tố nào để tôi có thể giành quyền nuôi con khi ly hôn. Mong Luật sư tư vấn, xin cảm ơn Luật sư!
Tòa án luôn tôn trọng nguyên tắc thỏa thuận giữa cha và mẹ để quyết định ai sẽ là người được nuôi con. Do đó, cha mẹ của người con có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con vào thời điểm trước, trong hoặc sau khi ly hôn.
Khi cha, mẹ của người con không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc. Việc quyết định ai có quyền nuôi con khi ly hôn phụ thuộc vào các yếu tố như: ý kiến của con; chỗ ở; thu nhập; thời gian chăm sóc con;… của mỗi bên. Những yếu tố này phải đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con.
Theo đó, người được nuôi con phải chứng minh được với Tòa án về việc bản thân sẽ cung cấp môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển của con và có đủ các điều kiện đảm bảo cả về kinh tế lẫn tinh thần đáp ứng cho yêu cầu phát triển bình thường của người con để người con có cuộc sống ổn định và phát triển.
Xem thêm: Làm thế nào để giành quyền nuôi con khi ly hôn.
Tòa án luôn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận của hai vợ chồng để quyết định ai sẽ là người được nuôi con. Sau khi ly hôn, hai bên có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cha mẹ cũng có thể giành quyền nuôi con. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con trong các trường hợp sau đây:
Khi xảy ra tranh chấp, Tòa án sẽ ưu tiên công nhận sự thỏa thuận của hai bên. Khi không tự thỏa thuận được Tòa án sẽ xét xử theo quy định của pháp luật. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất khi Tòa án quyết định giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng là đảm bảo sự phát triển toàn diện cho đứa trẻ.
Vậy nên trong mọi trường hợp, Tòa án sẽ xem xét những căn cứ ở nhiều góc độ khác nhau để từ đó giao con cho bên có thể đảm bảo đứa trẻ được phát triển toàn diện và tốt nhất. Bên nào có yêu cầu về giành quyền nuôi con phải đưa ra được những căn cứ chứng minh về điều kiện khả năng nuôi con của mình cũng như chứng minh bên còn lại không đủ khả năng nuôi con.
Nếu bạn đọc còn thắc mắc, băn khoăn về quyền nuôi con có thể liên hệ Luật sư giải quyết ly hôn – 0983.499.828 (Zalo).
Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình. Sau khi ly hôn, Tòa án sẽ giao con cho một trong hai bên cha hoặc mẹ nuôi dưỡng theo thỏa thuận của cha, mẹ. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án căn cứ vào quyền lợi tốt nhất về mọi mặt cho con.
Tuy nhiên, căn cứ khoản 4 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nêu rõ:
Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
Như vậy, các trường hợp mẹ không giành được quyền nuôi con gồm:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình. Mẹ sẽ bị hạn chế quyền với con chưa thành niên nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Do đó, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì người mẹ sẽ bị hạn chế quyền với con chưa thành niên, bao gồm cả quyền trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc con chung.
Chào Luật sư, tôi hiện đang muốn thực hiện thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con, mong Luật sư tư vấn. Con gái tôi hiện đang được 13 tháng tuổi. Chồng tôi nhiều năm nay đi làm ăn xa nhà, chỉ thi thoảng mới về. Tôi một mình chèo chống nuôi con. Lại một một tay quán xuyến chăm lo cho cả gia đình nhà chồng. Vậy mà chồng tôi vẫn không thương vợ, lại có mối quan hệ bên ngoài.
Tôi cũng đã cố gắng khuyên nhủ, mong chồng thay đổi nhưng vẫn không có kết quả. Nay tôi quyết định ly hôn, giành quyền nuôi con nhỏ. Chồng tôi không đồng ý và tuyên bố sẽ nuôi con gái nhỏ. Còn tôi nếu đã ly hôn thì ra đi hai bàn tay trắng.
Tôi được biết nếu vợ chồng ly hôn thì con nhỏ dưới 36 tháng tuổi sẽ do mẹ nuôi. Không biết nội dung này có đúng không? Mong luật sư ly hôn giải đáp giúp tôi.
Xem thêm: Ly hôn, cha muốn giành quyền nuôi con thì làm thế nào?
Hiện nay, nhiều người lầm tưởng rằng con dưới 36 tháng tuổi chắc chắn được giao cho mẹ nuôi nếu ly hôn. Suy nghĩ này chưa chính xác. Theo khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Con dưới 36 tháng tuổi sẽ được ưu tiên giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Trừ trường hợp mẹ không đủ diều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, người mẹ sẽ có lợi thế hơn khi giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt bên bố vẫn có thể giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Cũng theo quy định trên, pháp luật chưa ghi nhận các trường hợp cụ thể bên mẹ mất quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Vì vậy, khi gặp phải tranh chấp tương tự các bạn có thể liên hệ Luật sư ly hôn để được tư vấn chi tiết. Luật sư tiếp nhận thông tin sẽ đánh giá tình huống, điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn và đưa ra hướng giải quyết trong từng vụ việc.
Liên hệ Luật sư ly hôn giành quyền nuôi con: 0983.499.828 (Zalo).
Xin chào Luật Hùng Bách! Vợ chồng tôi đang thực hiện thủ tục ly hôn. Vợ tôi có mong muốn nuôi con nhưng thực tế vợ tôi thường có biểu hiện của bênh động kinh 1-2 lần/ tháng. Vì con tôi là bé gái cũng muốn cho cháu ở cùng với mẹ nhưng với tình hình của vợ tôi thực sự rất quan ngại.
Nếu ly hôn tôi mong muốn được trực tiếp nuôi con. Vậy xin hỏi Luật sư đối với trường hợp vợ tôi bị bệnh như vậy tôi có thể giành quyền nuôi con được không?
Người mẹ bị tâm thần (mất năng lực hành vi dân sự) vẫn có thể giành được quyền nuôi con sau ly hôn nếu thỏa thuận được với người chồng. Tuy nhiên, trong trường hợp không thỏa thuận được, Tòa án sẽ căn cứ vào những điều kiện thuận lợi nhất, nhằm xác định người có điều kiện tốt hơn để bảo đảm cho sự phát triển toàn diện và ổn định của đứa trẻ.
Trường hợp của bạn khi ly hôn, con chung dưới 01 tuổi nên theo quy định sẽ do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, theo như thông tin bạn cung cấp thì người vợ bị bệnh động kinh tháng 1-2 lần. Nếu như hai vợ chồng không có thỏa thuận thì Tòa án sẽ xem xét người vợ có đủ khả năng trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con không. Còn nếu người chồng muốn nuôi con thì cần chứng minh người vợ bị bệnh tâm thần không thể nuôi con được. Khi đó, Tòa án sẽ xem xét giao cho người chồng trực tiếp nuôi con để đảm bảo mọi quyền lợi cho đứa bé.
Pháp luật Việt Nam luôn tạo điều kiện để những con người lầm lỡ tiếp tục cuộc sống của mình. Tuy nhiên đối với những người bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con sẽ bị hạn chế quyền đối với con bao gồm cả việc trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con chung.
Chào Luật sư ly hôn, tôi có câu hỏi mong được luật sư tư vấn. Vợ chồng tôi hiện đang muốn ly hôn. Nhưng vấn đề về con cái chúng tôi chưa thống nhất được. Con chung của chúng tôi hiện đang 6 tuổi. Do tôi vài năm nay chỉ ở nhà nội trợ, không đi làm nên không có thu nhập ổn định. Tôi chỉ mới đi làm được 2 tháng nay, công việc cũng không đem lại nhiều thu nhập. Tôi hiện cũng đang không có khoản nào dư giả.
Do không có thu nhập nên không biết tôi có thể giành quyền nuôi con được không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi.
Để một đứa trẻ được phát triển toàn diện nhất, được sống, học tập, vui chơi trong môi trường lành mạnh và đủ điều kiện để phát triển như bạn bè cùng trang lứa thì yếu tố tài chính, thu nhập của bố mẹ cũng là vấn đề đáng quan tâm. Khi ly hôn nếu có sự thỏa thuận giữa hai vợ chồng về người trực tiếp nuôi con thì vấn đề thu nhập không cần chứng minh tại Tòa án. Trường hợp bố mẹ có tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn, Tòa án căn cứ vào khả năng đáp ứng tốt nhất quyền lợi về mọi mặt cho con của các bên để quyết định.
Muốn biết được bên nào sẽ chăm lo cho con tốt hơn, Tòa án sẽ yêu cầu các bên tranh chấp cung cấp những tài liệu, chứng cứ để thể hiện điều đó.
Việc chứng minh thu nhập của bố mẹ có ý nghĩa quan trọng trong việc giành quyền nuôi con. Bởi lẽ, trẻ con từ lúc mới sinh ra đến lúc trưởng thành cần rất nhiều tình cảm, sự đầu tư về tiền bạc, thời gian, công sức dạy dỗ từ bố mẹ. Nếu không chăm sóc, dạy dỗ đúng cách thì ảnh hưởng tới sự phát triển lành mạnh của trẻ sau này.
Vì vây, việc chứng minh thu nhập của mình là một điều bắt buộc khi giành quyền nuôi con. Bởi lẽ, khi không có chứng cứ, tài liệu thể hiện thu nhập của bản thân thì Tòa án sẽ không có cơ sở để giao con cho người đó.
Trường hợp mẹ đang chấp hành án không được nuôi con sau khi ly hôn. Bởi theo quy định của pháp luật người giành quyền nuôi con phải là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con chung. Việc người mẹ đang chấp hành án sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến con. Đồng thời không đảm bảo được điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con.
Trường hợp vợ chồng không thống nhất được ai là người nuôi con. Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện của bên nào sẽ đáp ứng tốt nhất về quyền lợi mọi mặt của con. Điều này có thể dựa trên hai yếu tố đó là về mặt vật chất và mặt tinh thần của con. Chẳng hạn như việc ai sẽ lo cho con tốt hơn về chỗ ở, nơi học tập, nơi vui chơi giải trí của con… Hay người có đạo đức tốt để dạy dỗ cho con, ảnh hưởng đến lối sống của con sau này.
Như vậy, tuy bạn không có nhà, nhưng bạn đáp ứng tốt về điều kiện giáo dục, nuôi dưỡng, hay các điều kiện khác tốt cho con thì vẫn có thể giành quyền nuôi con.
Liên hệ Luật sư ly hôn giành quyền nuôi con: 0983.499.828 (Zalo).
Chào Luật hùng Bách! Tôi và chồng đã ly thân được 5 năm và có 1 cháu trai 7 tuổi đang ở cùng tôi. Do thời gian ly thân đã lâu, nhận thấy tình cảm vợ chồng không còn nữa tôi muốn ly hôn. Vì cháu đang ở cùng tôi sinh hoạt ổn định nên tôi muốn tiếp tục nuôi cháu. Chồng tôi thường xuyên có hành vi bạo lực với hai mẹ con. Anh ta còn có nhiều mối quan hệ phức tạp bên ngoài. Bản thân tôi có thu nhập ổn định, có nhà riêng.
Vậy tôi có thể ly hôn và giành quyền nuôi con được không? Muốn nuôi con tôi cần phải chuẩn bị những bằng chứng gì? Xin cảm ơn Luật sư!
Trong trường hợp muốn giành quyền nuôi con thì cần cung cấp đầy đủ chứng cứ hợp pháp và hợp lý cho Tòa án về việc người còn lại không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con. Để giành quyền nuôi con, mẹ có thể chuẩn bị hồ sơ giành quyền nuôi con, đưa ra các bằng chứng giành quyền nuôi con như sau:
Những lý do dẫn đến ly hôn có thể là do: bên còn lại có hành vi ngoại tình; bạo hành gia đình; vi phạm nghĩa vụ của vợ, chồng; vi phạm đạo đức; thuần phong mỹ tục;…
Những chứng cứ chứng minh yếu tố lỗi này có thể là:
Vấn đề kinh tế là vấn đề quan trọng để đảm bảo cuộc sống cho con. Người muốn trực tiếp nuôi con phải đưa ra bằng chứng chứng minh mình có nguồn thu nhập ổn định. Các chứng cứ đưa ra có thể là:
Ngoài ra, trong trường hợp bên còn lại không đủ điều kiện kinh tế hay điều kiện kinh tế kém hơn, thì cũng có thể đưa vào để làm căn cứ xác định có điều kiện tốt hơn để nuôi dưỡng con. Về các bằng chứng chứng minh cũng tương tự những tài liệu chứng minh khả năng tài chính của bên mình.
Yếu tố thời gian có thể được chứng minh qua thời gian làm việc hàng tuần, hàng tháng, tính chất công việc có thường xuyên phải đi xa nhà hay không…
Có thể chứng minh bằng việc từ trước đến nay là người luôn gần gũi, chăm sóc con. Hiểu rõ những thói quen sinh hoạt, sở thích hàng ngày của con,…
Ngoài ra có thể cung cấp các bằng chứng chứng minh đối phương là người thường xuyên đi công tác xa, không dành nhiều thời gian chăm sóc con có thể được thể hiện qua tính chất công việc,..
Để chứng minh nội dung này bạn cần cung cấp các bằng chứng như:
Để chứng minh điều kiện nuôi con tốt hơn bạn cần đưa ra các chứng cứ như:
Nếu bạn đọc còn thắc mắc, băn khoăn có thể liên hệ Luật sư giải quyết ly hôn – 0983.499.828 (Zalo)
Công ty Luật Hùng Bách là đơn vị tư vấn ly hôn hàng đầu tại Hà Nội hiện nay. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, chuyên về hôn nhân gia đình, chúng tôi có thể hỗ trợ bạn thực hiện các công việc như:
Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ, đơn ly hôn và giải quyết thủ tục ly hôn khi có tranh chấp về quyền nuôi con nhanh theo Hotline 0983.499.828 (Zalo).
Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:
Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách liên quan đến vấn đề “Mẹ không được giành quyền nuôi con trong trường hợp nào?”. Nếu gặp phải bất cứ vướng mắc gì trong quá trình thực hiện thủ tục này bạn có thể liên hệ Luật sư của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
Trân trọng!
TN
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…