Ly hôn

Thủ tục kiện đòi tiền cấp dưỡng nuôi con

Việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là nghĩa vụ của cha/mẹ không trực tiếp nuôi con. Tuy vậy, việc cấp dưỡng nuôi con chung không phải lúc nào cha/mẹ cũng tự giác thực hiện. Do đó, để bảo vệ quyền lợi của người con thì cần phải nắm những quy định cụ thể về vấn đề này. Bài viết dưới đây, Luật Hùng Bách sẽ cung cấp các thông tin về thủ tục kiện đòi tiền cấp dưỡng nuôi con. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc có thể liên hệ tới tổng đài theo 0983499828 (có zalo).

Tiền cấp dưỡng nuôi con là gì? 

Theo quy định tại Khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
24. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân; huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên; người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn túng thiếu theo quy định của Luật này.

Có thể hiểu, tiền cấp dưỡng nuôi con là số tiền mà cha hoặc mẹ không trực tiếp tiếp nuôi con phải chu cấp cho con chưa đủ 18 tuổi. Hoặc con đã đủ 18 tuổi nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Liên hệ tư vấn đòi tiền cấp dưỡng nuôi con: 0983499828 (có zalo)

Quy định về tiền cấp dưỡng nuôi con.

Theo quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

Điều 116. Mức cấp dưỡng

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”.

Có thể nhận thấy, không có quy định cụ thể về mức cố định đối với việc cấp dưỡng nuôi con, mức tiền cấp dưỡng nuôi con sẽ do vợ chồng thỏa thuận khi ly hôn căn cứ vào các yếu tố như:

  • Thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con;
  • Khả năng thực tế của người có nghĩa vụ chu cấp nuôi con;
  • Nhu cầu thiết yếu của con.

Nếu khi ly hôn, vợ chồng không thể thỏa thuận được mức cấp dưỡng nuôi con thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Ai là người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định rằng:

Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

Với các quy định trên, cha/mẹ không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn. Tiếp đó, cha/mẹ là người được giao quyền nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ nêu trên của mình.

Luật sư tư vấn thủ tục đòi tiền cấp dưỡng nuôi con chung – 0983499828 (Zalo)

Hồ sơ khởi kiện đòi tiền cấp dưỡng nuôi con gồm những gì?

Trường hợp cha/mẹ có khả năng cấp dưỡng nhưng không cấp dưỡng nuôi con, người được giao quyền nuôi con có thể khởi kiện yêu cầu người đó thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Hồ sơ khởi kiện đòi tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm:

  • Đơn khởi kiện về việc cấp dưỡng.
  • Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân của cha mẹ
  • Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu của cha mẹ.
  • Quyết định/ Bản án ly hôn.
  • Chứng cứ chứng minh thu nhập của người cấp dưỡng.
  • Bản sao có chứng thực giấy sinh của con.

Đơn khởi kiện về việc cấp dưỡng cho con sau ly hôn.

Mẫu đơn khởi kiện cấp dưỡng nuôi con.

Mẫu đơn khởi kiện cấp dưỡng nuôi con hiện nay được sử dụng theo Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP).

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–

……., ngày…. tháng…. năm…….

ĐƠN KHỞI KIỆN CẤP DƯỠNG NUÔI CON

Kính gửi: Tòa án nhân dân quận/huyện ……………..

Nguyên đơn: ……                                                   Sinh ngày: ……

CMND/CCCD số: …… Ngày cấp……..  Do: ……

Hộ khẩu thường trú: ……

Nơi ở hiện nay: ……

Bị đơn: …….                                                           Sinh ngày: ………

CMND/CCCD số: …… Ngày cấp……..  Do: …….

Hộ khẩu thường trú: …….

Nơi ở hiện nay: …….

Tôi xin trình bày với Quý Tòa nội dung vụ việc như sau:………

Do đó, tôi làm đơn này yêu cầu Tòa án giải quyết những nội dung sau:……

– ………..

– ………..

Những tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:

– ……

– ……

– ……

Trên đây là tất cả những gì tôi có thể lưu giữ để gửi cho Quý Tòa làm bằng chứng chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình.

Kính mong Quý tòa xem xét, giải quyết.

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn viết đơn khởi kiện đòi tiền cấp dưỡng nuôi con.

  • Phần mở đầu:

Phần này người làm đơn cần ghi thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.

Tên biên bản cụ thể là đơn khởi kiện cấp dưỡng nuôi con.

Thời gian và địa điểm viết đơn.

  • Phần nội dung chính của đơn:

Người làm đơn khởi kiện đòi tiền cấp dưỡng nuôi con điền đầy đủ thông tin cơ quan tiếp nhận đơn. Thông tin của nguyên đơn, bị đơn (họ tên; năm sinh; địa chỉ; thông tin liên lạc).

Nội dung vụ việc: Người làm đơn cần trình bày rõ lý do làm đơn yêu cầu cha/mẹ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Trong đó, thể hiện rõ mức cấp dưỡng mà người làm đơn mong muốn người không trực tiếp nuôi con thực hiện, kèm theo đó là căn cứ để đưa ra mức cấp dưỡng.

  • Phần cuối biên bản:

Người làm đơn cam kết về những nội dung, thông tin có trong đơn, ký và ghi rõ họ tên của người làm đơn.

Thủ tục khởi kiện đòi tiền cấp dưỡng nuôi con.

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu chu cấp cho con sau ly hôn.

Bạn nộp hồ sơ khởi kiện về việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (người có nghĩa vụ cấp dưỡng) đang cư trú, làm việc. Trường hợp vụ việc có yếu tố nước ngoài thì người làm đơn thực hiện thủ tục tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền.

Bước 2: Tòa ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.

Sau khi nhận đơn khởi kiện cũng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho đương sự. Người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí theo thông báo của Tòa án.

Bước 3: Tòa án thụ lý vụ án kiện đòi tiền cấp dưỡng nuôi con.

Sau khi đương sự thực hiện nghĩa vụ đóng tạm ứng án phí, Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Thông báo thụ lý vụ án sẽ được gửi cho các bên liên quan.

Bước 4: Tòa án giải quyết vụ án kiện đòi tiền cấp dưỡng nuôi con.

Sau khi vụ án được thụ lý, Tòa án sẽ thực hiện các hoạt động tố tụng để giải quyết vụ án. Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ triệu tập các bên lên để hòa giải, lấy lời khai, cho ý kiến về yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng nuôi con. Trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án sẽ yêu cầu các bên cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình. Nếu các đương sự không tự mình cung cấp được chứng cứ thì có thể yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập.

Bước 5: Tòa án mở phiên Tòa giải quyết vụ án.

Trường hợp cha/mẹ không thỏa thuận hòa giải thành thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử dựa trên những tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án và ý kiến của các bên trong quá trình Tòa án làm việc.

Như vậy, việc yêu cầu kiện đòi tiền cấp dưỡng nuôi con của đương sự có được chấp thuận hay không phần lớn dựa vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đưa ra có đủ sức thuyết phục Tòa án hay không? Do đó, người khởi kiện cần nắm rõ những tài liệu chứng cứ nào nên cung cấp cho Tòa án? cung cấp dưới hình thức nào? hay thu thập những tài liệu chứng cứ đó như thế nào? để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Tình huống khởi kiện đòi tiền nuôi con khi thu nhập không bằng chồng.

Thưa Luật sư, tôi và chồng chuẩn bị ly hôn. Nói qua về anh ta thì anh ta có nghề nghiệp ổn định. Giữa hai bên chúng tôi không thỏa thuận được việc trợ cấp nuôi con. Cho dù chồng cũ tôi đã đồng ý cho tôi nuôi con nhưng lại không tự nguyện trợ cấp cho con.

Tôi đã nhiều lần xin anh ta trợ cấp cho con 20% lương của anh, nhưng nhận lại sự từ chối. Tình trạng sức khỏe của tôi không tốt. Tôi thường xuyên ốm đau và anh ta biết rõ điều đó nên mới ly hôn. Tôi còn phải nuôi mẹ già mất khả năng lao động, mẹ tôi thường xuyên ốm đau.

Hiện tại con trai tôi 2 tuổi, chi phí sinh hoạt tối thiểu cho cháu hiện tại là 3 triệu. Nhưng tôi muốn xin trợ cấp nuôi dưỡng con là 20% lương của anh ta (thay vì 3 triệu) vì lương của bố nó sẽ theo thời gian sẽ tăng lên. Theo đó, con trai tôi phát triển, chi phí cho con cũng vì đó mà tăng theo.

Vậy tôi xin hỏi, với những lý do trên thì con trai tôi có thể đòi tiền cấp dưỡng là 20% lương bố cháu không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xem thêm: Thu nhập bao nhiêu thì được giành quyền nuôi con?

Luật sư tư vấn tiền cấp dưỡng nuôi con.

Chào chị! Liên quan đến vấn đề thủ tục kiện đòi tiền cấp dưỡng nuôi con chung. Luật sư ly hôn xin được giải đáp như sau:

Thứ nhất, về nghĩa vụ cấp dưỡng:

Căn cứ theo khoản 2, Điều 82, Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Như vậy, khi ly hôn thì người nào không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên. Hoặc, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Do đó, trong trường hợp của bạn thì con bạn mới được 02 tuổi, khi ly hôn thì bạn sẽ được ưu tiên quyền nuôi con. Chồng bạn không trực tiếp nuôi con thì sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Thứ hai, về mức cấp dưỡng:

Căn cứ vào Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Khi quyết định mức tiền phải cấp dưỡng, Tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Pháp luật Việt Nam hiện tại không quy định cụ thể mức cấp dưỡng nuôi con. Trường hợp có tranh chấp, Tòa án sẽ xem xét và quyết định mức cấp dưỡng theo tình hình thực tế trong trường hợp cụ thể.

Do đó, mức cấp dưỡng mà bạn yêu cầu là 20% lương của chồng có được chấp nhận hay không còn tùy vào những yếu tố sau:

  • Quan điểm, sự xem xét của Tòa án về nội dung vụ án;
  • Khả năng thu nhập thực tế của chồng bạn, các tài liệu chứng cứ chứng minh thu nhập;
  • Các khoản tiền mà chồng ban phải chi trả trong cuộc sống;
  • Đều kiện của bạn có thật sự cần khoản cấp dưỡng đó hay không?

Với những yếu tố trên, Tòa án sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng với mức cấp dưỡng phù hợp đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho con cũng như phù hợp với các bên.

Xem thêm: Cách tính tiền cấp dưỡng nuôi con theo luật hiện nay

Dịch vụ Luật sư giải quyết thủ tục đòi tiền cấp dưỡng cho con.

Luật Hùng Bách với đội ngũ Luật sư chuyên giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn và giành quyền nuôi con sau khi ly hôn luôn tự tin, sẵn sàng cung cấp dịch vụ theo mọi yêu cầu của khác hàng. Chúng tôi thực hiện những công việc như:

  • Tư vấn pháp luật về những thủ tục đòi tiền cấp dưỡng cho con.
  • Tư vấn các vấn đề pháp luật về: ly hôn, giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn.
  • Tư vấn những rủi ro pháp lý có thể phát sinh, những bất lợi khi yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp về tiền cấp dưỡng nuôi con.
  • Tư vấn hướng dẫn thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con, ngay cả trong trường hợp ly hôn đơn phương, ly hôn đồng thuận nhưng không thỏa thuận được việc nuôi con.
  • Nhận ủy quyền đại diện khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp tại tòa án trong tranh chấp về kiện đòi tiền cấp dưỡng nuôi con.
  • Tư vấn hồ sơ cần có để kiện đòi tiền cấp dưỡng nuôi con.

Liên hệ Luật sư ly hôn Luật Hùng Bách.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (1 bình chọn)
Thu Na

Recent Posts

BẢN ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THI CÔNG

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…

4 tuần ago

Bản án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…

2 tháng ago

Bản án hình sự tội chống người thi hành công vụ

Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…

2 tháng ago

BẢN ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…

2 tháng ago

Bản án đơn phương ly hôn tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng

Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…

2 tháng ago

Quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada

Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…

2 tháng ago