Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu là bao nhiêu?


Một trong những nội dung cần giải quyết khi ly hôn là vấn đề con chung. Sau khi ly hôn, con chung sẽ được giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc. Cha mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Mức cấp dưỡng nuôi con có thể do hai bên tự thỏa thuận. Vậy nếu không tự thỏa thuận được thì mức cấp dưỡng nuôi con là bao nhiêu? pháp luật có quy định về vấn đề này như thế nào? Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu hiện nay là bao nhiêu? Bạn đọc có thể tham khảo nội dung qua bài viết này hoặc liên hệ tới Hotline 0983.499.828 (Zalo).

Tiền cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn là gì?

Theo mục 11 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của hội đồng thẩm phán quy định tiền đóng góp nuôi con:

“Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của người được cấp dưỡng và do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tùy vào từng trường hợp, khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con…”.

Việc thực hiện đóng góp nuôi con giúp cha mẹ không trực tiếp nuôi con thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội. Tiền đóng góp nuôi con là khoản tiền mà bên không trực tiếp nuôi con giao cho người trực tiếp nuôi con để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho con.

Tham khảo thêm nội dung: Giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Đóng góp nuôi con là việc cha mẹ không trực tiếp nuôi con đưa cho người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con chung một khoản tiền. Khoản tiền này nhằm hỗ trợ cho người đang nuôi con một phần chi phí nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của người được cấp dưỡng. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ được quy định trong bán, quyết định ly hôn của Tòa án.

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con có thể được ghi chi tiết về khoản tiền đóng góp nuôi con; phương thức, kỳ đóng góp; thời gian thực hiện; thời gian chấm dứt việc đóng góp trong trường hợp các bên có thỏa thuận cụ thể hoặc do Tòa án tuyên. Trường hợp người không trực tiếp nuôi con không thực hiện việc cấp dưỡng thì bên còn lại có thể khởi kiện bên có nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm cấp dưỡng của cha mẹ.

mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu
Luật sư tư vấn mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu: 0983.499.828 (Zalo)

Về điều kiện để cha, mẹ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với con.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, độ tuổi và khả năng lao động của người được cấp dưỡng là điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ. Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”. 

Theo quy định trên, trường hợp cha, mẹ ly hôn khi con chưa đủ 18 tuổi. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ phải chi trả tiền cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng đảm bảo quyền lợi cho con sinh sống, học tập,… cho đến khi con trưởng thành. Đối với con đã thành niên, cha, mẹ phải thực hiện trách nhiệm đóng góp nếu thuộc các trường hợp sau người được cấp dưỡng đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Tham khảo thêm nội dung: Hướng dẫn thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con.

Ngoài ra, người không trực tiếp nuôi con phải có khả năng về kinh tế, thu nhập để thực hiện việc cấp dưỡng nuôi con. Nếu người cấp dưỡng không có điều kiện để thực hiện trách nhiệm đó thì cho dù người trực tiếp nuôi con có đưa ra yêu cầu thì cũng không thể bắt buộc người không nuôi con thực hiện cấp dưỡng được.

Tình huống yêu cầu cấp dưỡng cho con đã thành niên.

Chào Luật sư Công ty Luật Hùng Bách, tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Tôi và chồng kết hôn năm 1998, chúng tôi có 02 con chung. Tuy nhiên đến nay vợ chồng không còn tình cảm với nhau nên chúng tôi đi đến quyết định ly hôn. Trong số 02 con chung có 01 cháu nay đã 21 tuổi, tuy nhiên do tai nạn từ nhỏ nên hiện nay cháu không được bình thường, trí tuệ không phát triển như người bình thường. Cháu không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Mọi chi tiêu sinh hoạt nhu cầu thiết yếu của cháu phải dựa cả vào tôi.

Nay ly hôn tôi muốn được quyền nuôi con nhưng chồng tôi lại không đồng ý thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình với lý do các cháu đã trên tuổi trưởng thành. Tuy nhiên tôi thu nhập không được tốt. Cháu bị tai nạn kai cũng cần phải chi tiêu nhiều thứ trong cuộc sống hằng ngày. Vậy xin hỏi Luật sư nếu ly hôn tôi có thể yêu cầu tòa án giải quyết buộc chồng tôi phải cấp dưỡng nuôi con cùng tôi được không?

Luật sư hôn nhân và gia đình tư vấn.

Chào chị! Liên quan đến câu hỏi của bạn về việc cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn của chị chúng tôi xin giải đáp như sau:

Theo chị nói thì 01 con chung của anh chị đã trên 18 tuổi. Tuy nhiên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, mọi nhu cầu thiết yếu của con chị đều dựa vào chị.

Quy định pháp luật về cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 82 luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không. Người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ đóng góp nuôi con.

  • Trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu cấp dưỡng. Tòa án cần giải thích quyền yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của người được cấp dưỡng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con.
  • Trường hợp khi yêu cầu Tòa án giải quyết, nếu xét thấy việc không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện. Họ có khả năng, điều kiện nuôi dưỡng thì Tòa án không bắt buộc bên còn lại phải cấp dưỡng nuôi con.

Theo quy định tại Điều 87 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ là bắt buộc đối với cha, mẹ. Kể cả khi cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con có thể chấm dứt việc cấp dưỡng cho đến khi con đã thành niên hoặc có tài sản để tự nuôi mình.

Tham khảo thêm nội dung: Làm thế nào để giành quyền nuôi con khi ly hôn?

Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu hiện nay là bao nhiêu?

Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình có quy định về mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu như sau:

  • Mức cấp dưỡng do người không trực tiếp nuôi con và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận. Căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Theo quy định nêu trên, hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về mức cấp dưỡng tối thiểu cho con. Mức cấp dưỡng có thể được xác định theo hai phương thức là thỏa thuận hoặc do Tòa án quyết định.

Hai bên tự thỏa thuận về mức cấp dưỡng nuôi con.

Phụ thuộc vào điều kiện thực tế của cả hai bên và môi trường sống của con. Người trực tiếp nuôi con và cha mẹ không trực tiếp nuôi con có thể thỏa thuận thống nhất mức cấp dưỡng phù hợp. Đảm bảo bên cấp dưỡng đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ về mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu cũng như đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho con.

Tòa án quyết định về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

  • Tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng để quyết định mức cấp dưỡng hợp lý. Mức cấp dưỡng này vừa phải đảm bảo để có thể hỗ trợ một phần chi phí của người được cấp. Đồng thời, cũng không gây ảnh hưởng lớn đến điều kiện sống của người cấp dưỡng.
  • Tòa án căn cứ vào độ tuổi của người được cấp dưỡng được trợ cấp để xác định mức cấp dưỡng cho con.
  • Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Nhu cầu này thường được Tòa án xem xét dựa trên mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú. Những khoản này có thể kể đến như chi phí ăn uống, chỗ ở, học tập,… của người được cấp dưỡng sau khi ly hôn.

Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu khi ly hôn có thể được thay đổi khi có lý do chính đáng. Các bên có thể thỏa thuận về việc thay đổi mức cấp dưỡng. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì các bên yêu cầu Tòa giải quyết. Tuy nhiên, việc thay đổi mức cấp dưỡng này cần có căn cứ hợp lý, đủ để Tòa án dựa vào đó chấp thuận yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng.

Tham khảo thêm nội dung: Cách để mẹ giành được quyền nuôi con khi ly hôn.

Phương thức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn.

Theo quy định tại điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Phương thức đóng góp nuôi con sau ly hôn thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được về mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu thì yêu cầu Tòa án giải quyết.  Xem xét điều kiện của người có nghĩa vụ trợ cấp để quyết định phương thức đóng góp nuôi con cho phù hợp.

Trường hợp cha mẹ không trực tiếp nuôi con con lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì các bên thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng và tạm ngừng cấp dưỡng.

Sau khi ly hôn chồng/vợ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Tình huống tư vấn.

Luật sư cho em hỏi: Em và chồng em ly hôn từ năm 2019, đã có quyết định của Tòa án. Trong bản án ghi nhận con sẽ do em nuôi và chồng em phải đóng góp nuôi con với mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu 2.000.000đ/ tháng. Tuy nhiên, sau khi ly hôn chồng chỉ cấp dưỡng cho con được 3 tháng. Sau đó không gửi tiền trợ cấp cho con nữa. Em có hỏi thì anh ấy bảo do công việc khó khăn nên không cấp dưỡng.

Tuy nhiên em biết đó chỉ là lý do chứ thực ra chồng cũ em vấn có thu nhập rất ổn. Giờ em muốn yêu cầu chồng em tiếp tục thực hiện cấp dưỡng đúng 2.000.000đ/ tháng thì làm thế nào?

Luật sư tư vấn cấp dưỡng nuôi con.

Sau khi ly hôn nếu chồng cũ của bạn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của cha với mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu thì bạn có thể yêu cầu cơ quan thi hành án buộc vợ/chồng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Theo khoản 1 Điều 30 Luật thi hành án dân sự kể từ ngày quyết định, bản án ly hôn có hiệu lực thì người được cấp dưỡng được yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện cấp dưỡng trong thời hạn 05 năm, được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Tham khảo thêm nội dung: Ly hôn: cha muốn giành quyền nuôi con thì làm thế nào?

Hồ sơ yêu cầu chồng thực hiện nghĩa vụ đóng góp nuôi con gồm:

  • Bản án hoặc quyết định được Tòa án tuyên có hiệu lực;
  • Đơn yêu cầu thi hành án dân sự theo mẫu Mẫu số D04-THADS Thông tư số 01/2016/TT-BTP năm 2016;
  • Tài liệu hoặc chứng cứ chứng minh người có nghĩa vụ thi hành án có tài sản để thi hành: công việc hiện tại thì có thể xuất trình bảng lương hoặc đang làm tại đơn vị, tổ chức; tài liệu chứng minh thu nhập của người cấp dưỡng. Đối với trường hợp, người yêu cầu không tìm hiểu được các thông tin về tài sản của người được yêu cầu thì có thể làm đơn yêu cầu nhờ sự giúp đỡ từ Chi cục Thi hành án xác minh.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để yêu cầu thi hành án quyết định, bản án ly hôn thì bạn thực hiện những bước sau:

Thủ tục thực hiện yêu cầu cơ quan thi hành án buộc cấp dưỡng cho con.

Bước 1: Người yêu cầu thi hành án dân sự nộp bộ hồ sơ yêu cầu thi hành án theo các phương thức sau:

  • Trực tiếp nộp tại cục thi hành án;
  • Thông qua người được ủy quyền;
  • Gửi qua đường bưu điện.

Bước 2: Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền sau khi tiếp nhận hồ sơ phải trả giấy biên nhận cho người nộp. Cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra nội dung yêu cầu, các tài liệu kèm theo. Và ghi nhận vào sổ nhận yêu cầu thi hành án.

Bước 3: Trong khoảng thời gian 05 ngày là việc, hồ sơ yêu cầu thi hành án chưa đầy đủ thì Cơ quan thi hành án dân sự phải yêu cầu người yêu cầu bổ sung giấy tờ cần thiết. Nếu từ chối yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết.

Bước 4: Tham gia làm việc theo thông báo của Chi cục thi hành án dân sự. Chấp hành viên sẽ căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ liên trong hồ sơ để yêu cầu chồng bạn thực hiện nghĩa vụ đóng góp nuôi con với mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu mà Quyết định ly hôn ghi nhận.

Tham khảo thêm nội dung: Chồng có được giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi?

Những trường hợp thi hành án dân sự từ chối nhận hồ sơ:

  • Người yêu cầu thi hành án hiện không có quyền yêu cầu hoặc nội dung yêu cầu không nằm trong nội dung mà bản án, quyết định được tuyên;
  • Bản án, quyết định chưa có hiệu lực thi hành tức là phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Cơ quan thi hành án dân trong đơn yêu cầu không có đủ thẩm quyền thi hành án;
  • Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan thi hành án ra Quyết định thi hành án dân sự. Người đứng đầu cơ quan thi hành hành án chỉ định cán bộ trực tiếp tiến hành các trình tự thi hành án theo quy định của pháp luật. Sau đó, trực tiếp gửi quyết định thi hành án cho các đương sự.

Cơ quan tiến hành các thủ tục thi hành án theo quy định của pháp luật, gồm các bước sau: thông báo tự nguyện cho đương sự; xác minh điều kiện thi hành án; tổ chức cưỡng chế thi hành án và xử lý tài sản; thanh toán tiền thi hành án hoặc giao tài sản; thu phí thi hành án.

Khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn.

Trường hợp vợ chồng ly hôn tại Tòa án và không yêu cầu giải quyết vấn đề cấp dưỡng. Tuy nhiên sau khi ly hôn lại không thỏa thuận được về việc cấp dưỡng cho con thì người trực tiếp nuôi con có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng với mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu.

Căn cứ tại Khoản 2 Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại điều 119  của luật này. Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.

“Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”

Cụ thể pháp luật quy định tại khoản 1 điều 119 luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”

Thủ tục khởi kiện đòi cấp dưỡng cho con khi ly hôn.

Bước 1: chuẩn bị hồ sơ khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng cho con bao gồm.

  • Đơn khởi kiện về việc cấp dưỡng;
  • Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân của cha mẹ;
  • Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu của cha mẹ;
  • Quyết định/ Bản án ly hôn;
  • Chứng cứ chứng minh thu nhập của người chồng để yêu cầu Tòa án giải quyết buộc cấp dưỡng cho con với mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu.
  • Bản sao có chứng thực giấy sinh của người được cấp dưỡng.

Bước 2: nộp hồ sơ yêu cầu Tòa án giải quyết.

Theo quy định điểm a khoản 1 Điều 35. Điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự. Tòa án có thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện đòi tiền cấp dưỡng là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thường trú hoặc tạm trú.

Tham khảo thêm nội dung: Hướng dẫn cách giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn.

Bước 3: Tham gia giải quyết tại Tòa án.

Sau khi nhận được đơn khởi kiện về yêu cầu cấp dưỡng, Tòa án sẽ:

  • Tòa án Xem xét đơn: trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn;
  • Thụ lý vụ án: trong vòng 05 ngày kể từ ngày Thẩm phán được phân công. Nếu đơn khởi kiện không đúng quy định thì có thể chuyển cho đơn vị có thẩm quyền khác hoặc trả lại đơn;
  • Thông báo thụ lý vụ án nếu hồ sơ hợp lệ;
  • Phân công Thẩm phán giải quyết: 03 ngày làm việc;
  • Chuẩn bị xét xử: Khoảng 04 tháng với các công việc như lập hồ sơ, thu thập chứng cứ, hòa giải… Nếu vụ án phức tạp thì thời gian này có thể kéo dài đến không quá 02 tháng nữa;
  • Mở phiên Tòa: 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Như vậy, căn cứ các mốc thời gian trên. Một vụ kiện đòi cấp dưỡng có thể kéo dài từ 06 – 08 tháng. Thời gian có thể nhanh hoặc lâu hơn tùy vào tính chất của từng vụ án.

Trốn nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con có bị xử phạt?

Pháp luật quy định cấp dưỡng là nghĩa vụ quan trọng của cha, mẹ đối với con cái. Do đó, việc trốn nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn của cha, mẹ có thể dẫn đến các hình thức xử phạt khác nhau.

Theo quy định tại Điều 54 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 và Bộ luật hình sự 2015. Người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sẽ bị xử lý hành chính như sau:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt hành chính, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng khi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn. Hoặc nặng hơn nữa có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
  • Chịu trách nhiệm hình sự: Trường hợp từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. Làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe. Hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo. Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Dịch vụ Luật sư ly hôn.

Công ty Luật Hùng Bách là đơn vị tư vấn ly hôn hàng đầu tại Hà Nội hiện nay. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, chuyên về hôn nhân gia đình. Chúng tôi có thể hỗ trợ bạn thực hiện các công việc như:

  • Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo Đơn ly hôn đúng chuẩn quy định.
  • Tư vấn Hồ sơ ly hôn. Hỗ trợ khách hàng thu thập tài liệu, chứng cứ để bạn có thể hoàn thiện hồ sơ ly hôn.
  • Nhận ủy quyền xử lý các trường hợp hồ sơ thiếu giấy tờ.
  • Tư vấn, giải quyết Thủ tục ly hôn một cách nhanh gọn.
  • Giải quyết tranh chấp Giành quyền nuôi con, yêu cầu cấp dưỡng khi ly hôn.
  • Tư vấn, giải quyết Tranh chấp tài sản chung, nợ chung của vợ chồng.

Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ, đơn ly hôn và giải quyết thủ tục ly hôn nhanh theo Hotline 0983.499.828 (Zalo).

Liên hệ Văn phòng luật sư .

Trên đây là bài viết của Công ty Luật Hùng Bách về mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu. Nếu bạn có bất cứ vướng mắc gì liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình thì có thể liên hệ tới Luật sư ly hôn theo các địa chỉ sau để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng ở TP. Hà Nội; chi nhánh TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

MA

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *