Gần đây, Luật Hùng Bách nhận nhiều câu hỏi liên quan đến thủ tục ly hôn với người mất tích. Đây là một trường hợp ly hôn đặc biệt, không chỉ người có yêu cầu gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục mà ngay cả cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng lúng túng trong quá trình giải quyết vụ việc. Dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành cùng kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình giải quyết các vụ việc ly hôn với người mất tích. Luật sư sẽ giải đáp đầy đủ về thủ tục ly hôn với người mất tích qua bài viết này.
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, tại Điều 39 cá nhân có quyền được ly hôn; kết hôn; thực hiện quyền nhân thân theo quy định của pháp luật. Vợ/chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Pháp luật không có quy định về việc cấm thực hiện thủ tục ly hôn với người mất tích.
Tuy nhiên, người bị kiện trong trường hợp này không có mặt tại địa phương trong một thời gian dài; không rõ nơi cư trú hiện tại ở đâu; không thể liên lạc được trong suốt quá trình thực hiện thủ tục ly hôn. Do sự khác biệt về mặt chủ thể trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn với người mất tích nên các quy định liên quan đến thủ tục ly hôn trong trường hợp này cũng có phần đặc biệt hơn so với trường hợp ly hôn thông thường khác.
Xem thêm: Những trường hợp không được ly hôn đơn phương
Theo cách hiểu thông thường, người mất tích là người không có bất cứ thông tin hiện tại nào; không liên lạc được, không rõ còn sống hay đã chết.
Dưới góc độ pháp lý, một người coi là mất tích khi có phán quyết của Tòa án tuyên bố người đó mất tích. Khoản 1 Điều 68 Bộ luật dân sự 2015 quy định một người khi đã biệt tích 02 năm liền trở lên; đã áp dụng các biện pháp thông báo; tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức về người đó thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
Theo quy định của pháp luật, ly hôn là quyền nhân thân của mỗi người. Do đó quyền này không được ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Vì vậy, trường hợp người bị mất tích với tư cách là người bị khởi kiện khi thực hiện thủ tục ly hôn thì cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến quyền và lợi ích của họ. Bởi trong suốt quá trình giải quyết họ không được biết, không có thông tin gì về việc mình là bị đơn trong vụ án ly hôn. Do không thể liên lạc được nên người này không thể đưa ra được ý kiến để bảo vệ cho quyền và lợi ích của mình trong suốt quá trình giải quyết vụ án.
Ly hôn với người mất tích là một thủ tục ly hôn đặc biệt. Nguyên đơn không biết được thông tin về nơi cư trú của bị đơn tại thời điểm khởi kiện. Bị đơn cũng không thể biết được yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn do không có mặt ở địa phương tại thời điểm Tòa án thụ lý và thực hiện thủ tục ly hôn. Do đó, thủ tục ly hôn trong trường hợp này cũng có nhiều khác biệt so với thủ tục ly hôn đơn phương thông thường. Khi thực hiện thủ tục này, người khởi kiện gặp nhiều khó khăn do không biết chuẩn bị những gì? Bắt đầu thực hiện thủ tục ra sao? Thời gian kéo dài bao lâu?…
Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp được phần nào những vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn với người mất tích.
Nếu muốn thực hiện thủ tục ly hôn với người mất tích thì trước khi thực hiện thủ tục ly hôn; người có yêu cầu phải thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích. Thủ tục này cũng giống như một yêu cầu khởi kiện dân sự bình thường với những bước cơ bản sau:
Người có yêu cầu chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm: giấy tờ nhân thân của người khởi kiện, người bị khởi kiện (nếu có); tài liệu chứng cứ về việc người bị khởi kiện không có mặt tại nơi cư trú dù đã áp dụng các biện pháp thông báo tìm kiếm, niêm yết công khai;…
Sau khi chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích thì người có yêu cầu nộp đơn cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Việc nộp đơn có thể thực hiện bằng cách nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc nộp gián tiếp qua đường bưu điện.
Sau khi nhận được đơn khởi kiện, tùy từng trường hợp mà Tòa án sẽ ra thông báo bổ sung tài liệu chứng cứ, thông báo nộp tạm ứng án phí để thụ lý vụ án hoặc thông báo chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Tòa án tiến hành xem xét, xác minh, thực hiện các thủ tục thông báo tìm kiếm người mất tích.
Sau khi đã thực hiện hết các thủ tục thông báo tìm kiếm, niêm yết công khai mà vẫn không có tin tức của người mất tích thì Tòa án ra Quyết định tuyên bố người đó mất tích.
Sau khi có quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích thì mới có thể chuẩn bị đầy đủ hồ sơ; thực hiện các thủ tục cần thiết để yêu cầu ly hôn với người mất tích.
Xem thêm: Nộp đơn ly hôn ở đâu?
Người có yêu cầu chuẩn bị một bộ hồ sơ ly hôn đầy đủ kèm theo đơn ly hôn để nộp cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Sau khi chuẩn bị được đầy đủ hồ sơ ly hôn với người mất tích thì người có yêu cầu nộp đơn cho Tòa án. Việc nộp đơn cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền có thể được thực hiện bằng phương thức gián tiếp (qua đường bưu điện, chuyển phát nhanh) hoặc nộp trực tiếp tại Tòa án.
Sau khi nhận được hồ sơ ly hôn với người mất tích, trong thời hạn 08 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, thẩm phán được phân công ra một trong các thông báo sau:
Sau khi vụ án được thụ lý, Tòa án tiến hành các bước tiếp theo để giải quyết vụ án.
Tổ chức buổi lấy lời khai của đương sự: Tại buổi làm việc này thẩm phán và thư ký Tòa án phụ trách vụ án sẽ lấy lời khai của đương sự; lấy ý kiến, quan điểm của những người liên quan về yêu cầu của người khởi kiện.
Tiến hành các hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ: Mục đích là để làm rõ yêu cầu của người khởi kiện, có đủ căn cứ để giải quyết vụ án.
Trong thời hạn từ 2 đến 6 tháng kể từ thời điểm thụ lý, Tòa án sau khi đã thực hiện các qúa trình tố tụng. STau khi các bên đã đưa ra quan điểm của mình, cung cấp đầy đủ tài liệu chứng cứ thì Tòa đưa vụ án ra xét xử.
Xem thêm: Có được kháng cáo quyết định thuận tình ly hôn?
Chào Luật sư! Vợ chồng tôi đã ly thân được hơn 10 năm nay, tôi không còn liên hệ với chồng. Hiện tại tôi không rõ chồng đang ở đâu, chỉ biết trước đây ở Sơn La. Gia đình chồng cũng không còn ai nữa nên tôi không có cách nào liên lạc được. Luật sư cho tôi hỏi, trường hợp của tôi có thể ly hôn được không? Tôi phải chuẩn bị những giấy tờ gì để thực hiện thủ tục ly hôn? Cảm ơn Luật sư.
Chào bạn! Trường hợp bạn đang gặp phải hiện nay không ít. Rất nhiều người vì lý do mất liên lạc; không biết vợ/chồng đang dẫn đến không thu thập được các giấy tờ, hồ sơ để thực hiện thủ tục ly hôn.
Việc đầu tiên trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn với người mất tích là chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ, chuẩn chỉnh để Tòa án có thể nhanh chóng thụ lý đơn ly hôn. Vậy Hồ sơ ly hôn với người mất tích gồm những gì?
Nội dung đầu tiên cần phải chuẩn bị là đơn xin ly hôn. Người có yêu cầu cần phải chuẩn bị một đơn xin ly hôn với đầy đủ nội dung, thông tin cần có.
Lệ phí, án phí ly hôn với người mất tích cũng giống các trường hợp ly hôn thông thường khác. Trường hợp các bên ly hôn không có tranh chấp về tài sản thì lệ phí ly hôn là 300,000đ. Trường hợp ly hôn có tranh chấp về tài sản thì án phí ly hôn sẽ được tính dựa trên giá trị tài sản có tranh chấp.
Giá trị tài sản | Mức án phí ly hôn phải nộp |
Từ 6.000.000 đồng trở xuống | 300.000 đồng |
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 5% giá trị tài sản có tranh chấp |
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng | 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng |
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng |
Từ trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng. |
Trường hợp ly hôn với người mất tích thì thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định như sau:
Trường hợp ly hôn với người mất tích thì thẩm quyền giải quyết là nơi cư trú của bị đơn; nơi cư trú có thể là nơi tạm trú hoặc nơi có hộ khẩu thường trú.
Khi một bên vợ/chồng mất tích thì người còn lại nếu muốn ly hôn thì hoàn toàn có thể yêu cầu Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn.
Trường hợp này ít khi xảy ra trên thực tế nhưng nếu gặp phải thường là bố/mẹ/anh/chị,… của người bị mất năng lực hành vi dân sự sẽ thực hiện thủ tục ly hôn với người mất tích.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của LNHVGĐ. Thông thường những chủ thể này đứng ra để yêu cầu ly hôn chỉ trong những trường hợp đặc biệt như: người khởi kiện không có người giám hộ, đại diện.
Vì một bên không có mặt tại thời điểm thực hiện thủ tục ly hôn với người mất tích nên quá trình thực hiện thủ tục này rất phức tạp. Những khó khăn mà người thực hiện thủ tục thường gặp phải là:
Những vấn đề liên quan đến pháp luật luôn mất nhiều thời gian và phức tạp về thủ tục. Mà không phải ai cũng am hiểu để thực hiện thủ tục ly hôn trên một cách nhanh chóng. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian; công sức; tiền bạc nhiều người lựa chọn dịch vụ Luật sư ly hôn nhanh để được hỗ trợ, giải quyết yêu cầu của mình. Công ty Luật Hùng Bách với đội ngũ Luật sư; chuyên viên pháp lý giỏi, có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực hôn nhân gia đình hiện đang cung cấp dịch vụ ly hôn với người mất tích.
Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến chủ đề Ly hôn với người mất tích. Nếu còn những vướng mắc liên quan đến Thủ tục, lệ phí, chi phí ly hôn; hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ ly hôn nhanh bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 0983.499.828 (Zalo) để nhận được giải đáp, tư vấn hiệu quả nhất.
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…