Thủ tục ly hôn với người mất tích


Gần đây, Luật Hùng Bách nhận nhiều câu hỏi liên quan đến thủ tục ly hôn với người mất tích. Đây là một trường hợp ly hôn đặc biệt, không chỉ người có yêu cầu gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục mà ngay cả cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng lúng túng trong quá trình giải quyết vụ việc. Dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành cùng kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình giải quyết các vụ việc ly hôn với người mất tích. Luật sư sẽ giải đáp đầy đủ về thủ tục ly hôn với người mất tích qua bài viết này.

Có được ly hôn với người mất tích không?

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, tại Điều 39 cá nhân có quyền được ly hôn; kết hôn; thực hiện quyền nhân thân theo quy định của pháp luật. Vợ/chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Pháp luật không có quy định về việc cấm thực hiện thủ tục ly hôn với người mất tích.

Tuy nhiên, người bị kiện trong trường hợp này không có mặt tại địa phương trong một thời gian dài; không rõ nơi cư trú hiện tại ở đâu; không thể liên lạc được trong suốt quá trình thực hiện thủ tục ly hôn. Do sự khác biệt về mặt chủ thể trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn với người mất tích nên các quy định liên quan đến thủ tục ly hôn trong trường hợp này cũng có phần đặc biệt hơn so với trường hợp ly hôn thông thường khác.

Thế nào là người mất tích?

Xem thêm: Những trường hợp không được ly hôn đơn phương

Theo cách hiểu thông thường, người mất tích là người không có bất cứ thông tin hiện tại nào; không liên lạc được, không rõ còn sống hay đã chết.

Dưới góc độ pháp lý, một người coi là mất tích khi có phán quyết của Tòa án tuyên bố người đó mất tích. Khoản 1 Điều 68 Bộ luật dân sự 2015 quy định một người khi đã biệt tích 02 năm liền trở lên; đã áp dụng các biện pháp thông báo; tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức về người đó thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Theo quy định của pháp luật, ly hôn là quyền nhân thân của mỗi người. Do đó quyền này không được ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Vì vậy, trường hợp người bị mất tích với tư cách là người bị khởi kiện khi thực hiện thủ tục ly hôn thì cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến quyền và lợi ích của họ. Bởi trong suốt quá trình giải quyết họ không được biết, không có thông tin gì về việc mình là bị đơn trong vụ án ly hôn. Do không thể liên lạc được nên người này không thể đưa ra được ý kiến để bảo vệ cho quyền và lợi ích của mình trong suốt quá trình giải quyết vụ án.

Thủ tục ly hôn với người mất tích
Luật sư hỗ trợ giải quyết thủ tục ly hôn với người mất tích: 0983.499.828 (Zalo) 

Trình tự, thủ tục ly hôn với người mất tích

Ly hôn với người mất tích là một thủ tục ly hôn đặc biệt. Nguyên đơn không biết được thông tin về nơi cư trú của bị đơn tại thời điểm khởi kiện. Bị đơn cũng không thể biết được yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn do không có mặt ở địa phương tại thời điểm Tòa án thụ lý và thực hiện thủ tục ly hôn. Do đó, thủ tục ly hôn trong trường hợp này cũng có nhiều khác biệt so với thủ tục ly hôn đơn phương thông thường. Khi thực hiện thủ tục này, người khởi kiện gặp nhiều khó khăn do không biết chuẩn bị những gì? Bắt đầu thực hiện thủ tục ra sao? Thời gian kéo dài bao lâu?…

Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp được phần nào những vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn với người mất tích.

Yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích

Nếu muốn thực hiện thủ tục ly hôn với người mất tích thì trước khi thực hiện thủ tục ly hôn; người có yêu cầu phải thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích. Thủ tục này cũng giống như một yêu cầu khởi kiện dân sự bình thường với những bước cơ bản sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người có yêu cầu chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm: giấy tờ nhân thân của người khởi kiện, người bị khởi kiện (nếu có); tài liệu chứng cứ về việc người bị khởi kiện không có mặt tại nơi cư trú dù đã áp dụng các biện pháp thông báo tìm kiếm, niêm yết công khai;…

Bước 2: Người có yêu cầu nộp đơn khởi kiện.

Sau khi chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích thì người có yêu cầu nộp đơn cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Việc nộp đơn có thể thực hiện bằng cách nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc nộp gián tiếp qua đường bưu điện.

Bước 3: Tòa án ra thông báo.

Sau khi nhận được đơn khởi kiện, tùy từng trường hợp mà Tòa án sẽ ra thông báo bổ sung tài liệu chứng cứ, thông báo nộp tạm ứng án phí để thụ lý vụ án hoặc thông báo chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Bước 4: Tòa án thực hiện các thủ tục tố tụng cần thiết theo quy định của pháp luật.

Tòa án tiến hành xem xét, xác minh, thực hiện các thủ tục thông báo tìm kiếm người mất tích.

Bước 5: Ra quyết định tuyên bố một người mất tích.

Sau khi đã thực hiện hết các thủ tục thông báo tìm kiếm, niêm yết công khai mà vẫn không có tin tức của người mất tích thì Tòa án ra Quyết định tuyên bố người đó mất tích.

Sau khi có quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích thì mới có thể chuẩn bị đầy đủ hồ sơ; thực hiện các thủ tục cần thiết để yêu cầu ly hôn với người mất tích.

Thực hiện thủ tục ly hôn với người mất tích

Xem thêm: Nộp đơn ly hôn ở đâu?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Người có yêu cầu chuẩn bị một bộ hồ sơ ly hôn đầy đủ kèm theo đơn ly hôn để nộp cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Bước 2: Nộp hồ sơ.

Sau khi chuẩn bị được đầy đủ hồ sơ ly hôn với người mất tích thì người có yêu cầu nộp đơn cho Tòa án. Việc nộp đơn cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền có thể được thực hiện bằng phương thức gián tiếp (qua đường bưu điện, chuyển phát nhanh) hoặc nộp trực tiếp tại Tòa án.

Bước 3: Tòa án tiếp nhận và thụ lý hồ sơ.

Sau khi nhận được hồ sơ ly hôn với người mất tích, trong thời hạn 08 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, thẩm phán được phân công ra một trong các thông báo sau:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 4: Tham gia các giai đoạn tố tụng tại Tòa án.

Sau khi vụ án được thụ lý, Tòa án tiến hành các bước tiếp theo để giải quyết vụ án.

Tổ chức buổi lấy lời khai của đương sự: Tại buổi làm việc này thẩm phán và thư ký Tòa án phụ trách vụ án sẽ lấy lời khai của đương sự; lấy ý kiến, quan điểm của những người liên quan về yêu cầu của người khởi kiện.

Tiến hành các hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ: Mục đích là để  làm rõ yêu cầu của người khởi kiện, có đủ căn cứ để giải quyết vụ án.

Bước 5: Đưa vụ án ra xét xử.

Trong thời hạn từ 2 đến 6 tháng kể từ thời điểm thụ lý, Tòa án sau khi đã thực hiện các qúa trình tố tụng. STau khi các bên đã đưa ra quan điểm của mình, cung cấp đầy đủ tài liệu chứng cứ thì Tòa đưa vụ án ra xét xử.

Hồ sơ ly hôn với người bị mất tích gồm những gì?

Xem thêm: Có được kháng cáo quyết định thuận tình ly hôn?

Câu hỏi tình huống:

Chào Luật sư! Vợ chồng tôi đã ly thân được hơn 10 năm nay, tôi không còn liên hệ với chồng. Hiện tại tôi không rõ chồng đang ở đâu, chỉ biết trước đây ở Sơn La. Gia đình chồng cũng không còn ai nữa nên tôi không có cách nào liên lạc được. Luật sư cho tôi hỏi, trường hợp của tôi có thể ly hôn được không? Tôi phải chuẩn bị những giấy tờ gì để thực hiện thủ tục ly hôn? Cảm ơn Luật sư.

Luật Hùng Bách trả lời: 

Chào bạn! Trường hợp bạn đang gặp phải hiện nay không ít. Rất nhiều người vì lý do mất liên lạc; không biết vợ/chồng đang dẫn đến không thu thập được các giấy tờ, hồ sơ để thực hiện thủ tục ly hôn.

Việc đầu tiên trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn với người mất tích là chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ, chuẩn chỉnh để Tòa án có thể nhanh chóng thụ lý đơn ly hôn. Vậy Hồ sơ ly hôn với người mất tích gồm những gì?

  • Đơn xin ly hôn với người mất tích;
  • Chứng minh nhân dân, căn cước công dân của hai vợ chồng;
  • Sổ hộ khẩu hoặc tài liệu chứng cứ thể hiện nơi cư trú cuối cùng của hai vợ chồng;
  • Đăng ký kết hôn bản chính hoặc trích lục kết hôn;
  • Giấy khai sinh con chung trong trường hợp vợ chồng có con chung;
  • Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến yêu cầu chia tài sản, nợ chung của vợ chồng;
  • Các tài kiệu, chứng cứ liên quan đến yêu cầu nuôi con của các bên;
  • Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích.

Cách viết đơn ly hôn với người mất tích

Nội dung đầu tiên cần phải chuẩn bị là đơn xin ly hôn. Người có yêu cầu cần phải chuẩn bị một đơn xin ly hôn với đầy đủ nội dung, thông tin cần có.

  • Về phần thông tin người khởi kiện: ghi rõ họ tên; địa chỉ liên hệ; số điện thoại liên hệ của người khởi kiện; mối quan hệ với người bị kiện (trong trường hợp cần thiết);
  • Về phần thông tin người mất tích: Ghi rõ họ tên; địa chỉ nơi cư trú cuối cùng của người mất tích;
  • Về nội dung yêu cầu Tòa án giải quyết: Nội dung trong đơn ly hôn cần nêu rõ 3 vấn đề chính là quan hệ hôn nhân; về vấn đề con chung và tài sản chung, nợ chung của 2 vợ chồng. Phần này cần trình bày một cách ngắn gọn nhưng vẫn phải đầy đủ thông tin cần thiết để Tòa án có thể tiếp nhận và giải quyết đơn. Rất nhiều trường hợp người khởi kiện không nắm được những nội dung cần thiết để ghi vào đơn dẫn đến việc bị yêu cầu sửa chữa, bổ sung đơn khởi kiện khi thực hiện thủ tục ly hôn với người mất tích, điều này làm mất rất nhiều thời gian cho người có yêu cầu;
  • Các tài liệu, chứng cứ nộp kèm theo đơn ly hôn. Khi nộp đơn tại Tòa án người làm đơn cần ghi rõ những tài liệu, chứng cứ nộp kèm theo đơn.

Ly hôn với người mất tích hết bao nhiêu tiền?

Lệ phí, án phí ly hôn với người mất tích cũng giống các trường hợp ly hôn thông thường khác. Trường hợp các bên ly hôn không có tranh chấp về tài sản thì lệ phí ly hôn là 300,000đ. Trường hợp ly hôn có tranh chấp về tài sản thì án phí ly hôn sẽ được tính dựa trên giá trị tài sản có tranh chấp.

Giá trị tài sảnMức án phí ly hôn phải nộp
Từ 6.000.000 đồng trở xuống300.000 đồng
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng5% giá trị tài sản có tranh chấp
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
Từ trên 4.000.000.000 đồng112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Thẩm quyền giải quyết ly hôn mất tích

Trường hợp ly hôn với người mất tích thì thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định như sau:

Về thẩm quyền của Tòa án theo cấp

  • Trường hợp ly hôn với người mất tích mà đương sự hiện đang cư trú tại Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện.
  • Trường hợp ly hôn với người mất tích mà có yếu tố nước ngoài như đương sự đang cư trú tại nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

Trường hợp ly hôn với người mất tích thì thẩm quyền giải quyết là nơi cư trú của bị đơn; nơi cư trú có thể là nơi tạm trú hoặc nơi có hộ khẩu thường trú.

Ai có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn mất tích

Vợ/ chồng của người mất tích.

Khi một bên vợ/chồng mất tích thì người còn lại nếu muốn ly hôn thì hoàn toàn có thể yêu cầu Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn.

­ Người giám hộ; người đại diện cho một bên vợ/chồng mất năng lực hành vi dân sự.

Trường hợp này ít khi xảy ra trên thực tế nhưng nếu gặp phải thường là bố/mẹ/anh/chị,… của người bị mất năng lực hành vi dân sự sẽ thực hiện thủ tục ly hôn với người mất tích.

Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của LNHVGĐ. Thông thường những chủ thể này đứng ra để yêu cầu ly hôn chỉ trong những trường hợp đặc biệt như: người khởi kiện không có người giám hộ, đại diện.

Dịch vụ Luật sư hỗ trợ thủ tục ly hôn với người mất tích

Vì một bên không có mặt tại thời điểm thực hiện thủ tục ly hôn với người mất tích nên quá trình thực hiện thủ tục này rất phức tạp. Những khó khăn mà người thực hiện thủ tục thường gặp phải là:

  • Không nắm được trình tự, thủ tục thực hiện ly hôn với người mất tích theo quy định của luật hiện hành.
  • Không biết hồ sơ ly hôn với người mất tích cần phải chuẩn bị những gì.
  • Không biết thời gian để giải quyết dứt điểm một vụ ly hôn với người mất tích mất bao lâu.
  • Không biết một vụ ly hôn với người mất tích mất bao nhiêu tiền.

Những vấn đề liên quan đến pháp luật luôn mất nhiều thời gian và phức tạp về thủ tục. Mà không phải ai cũng am hiểu để thực hiện thủ tục ly hôn trên một cách nhanh chóng. Vì vậy,  để tiết kiệm thời gian; công sức; tiền bạc nhiều người lựa chọn dịch vụ  Luật sư ly hôn nhanh để được hỗ trợ, giải quyết yêu cầu của mình. Công ty Luật Hùng Bách với đội ngũ Luật sư; chuyên viên pháp lý giỏi, có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực hôn nhân gia đình hiện đang cung cấp dịch vụ ly hôn với người mất tích.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trên đây là nội dung tư vấn  liên quan đến chủ đề Ly hôn với người mất tích. Nếu còn những vướng mắc liên quan đến Thủ tục, lệ phí, chi phí ly hôn; hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ ly hôn nhanh bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 0983.499.828 (Zalo) để nhận được giải đáp, tư vấn hiệu quả nhất.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *