Bạn đang gặp vướng mắc về cách viết văn bản thỏa thuận tài sản sau ly hôn? Cách viết văn bản thỏa thuận tài sản sau ly hôn theo quy định pháp luật? Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về văn bản thỏa thuận tài sản sau ly hôn. Hãy tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ Luật sư chuyên về ly hôn theo số điện thoại 0983.499.828 (Zalo) để được luật sư ly hôn của Luật Hùng Bách tư vấn miễn phí và hỗ trợ.
Căn cứ Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 luật này, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Lý do quan trọng nhất để lập văn bản thỏa thuận tài sản chung là tránh tranh chấp về tài sản trong tương lai. Nếu không có thỏa thuận trước, tài sản chung có thể bị phân chia một cách không công bằng hoặc có thể xảy ra tranh chấp.
Vì vậy, lập văn bản thỏa thuận trước khi ly hôn là cách tốt nhất để đảm bảo rằng các bên được chia sẻ tài sản một cách công bằng và không có xung đột sau này. Tuy nhiên, cũng nhiều trường hợp người dân lại không lựa chọn việc phân chia tài sản tại thời điểm ly hôn.
Sau khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng cũng cần được phân chia đúng đắn và công bằng để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên. Việc lập văn bản thỏa thuận tài sản sau ly hôn là cách để vợ chồng tự do quyết định phân chia tài sản chung của họ một cách hợp lý và đáp ứng các nhu cầu, mục đích của mỗi bên.
Văn bản thỏa thuận tài sản chung – liên hệ: 0983.499.828 (Zalo)
Tài sản chung của vợ chồng là tài sản mà hai bên đã mua, tích lũy hoặc sở hữu chung trong thời kì hôn nhân. Các loại tài sản được xem là tài sản chung của vợ chồng bao gồm:
Để xác định tài sản chung. Cần phải lập danh sách các tài sản. Xác định số tiền mỗi người đã góp để sở hữu tài sản đó. Việc xác định tài sản chung rõ ràng và minh bạch sẽ giúp cho quá trình giải quyết tài sản sau ly hôn dễ dàng. Bên cạnh đó. Việc chia tài sản không nhất định là 50-50 mà tùy thuộc vào thỏa thuận của đôi bên.
Tài sản riêng là tài sản không thuộc vào tài sản chung của vợ chồng và chỉ do một người sở hữu, có quyền quản lý và sử dụng hoàn toàn độc lập. Bao gồm:
Đối với những tài sản riêng này. Bạn cần phải có bằng chứng, chứng minh rằng đây là tài sản riêng bởi tính chất dễ nhầm lẫn thành tài sản chung của nó. Các chứng cứ có thể là: bằng văn bản, người thứ 3, nhân chứng,… Bên cạnh đó, nếu không chứng minh được đây là tài sản riêng. Khi ly hôn, Tòa án sẽ mặc định đây là tài sản chung.
Căn cứ Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu.
1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau:
a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;
đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, nếu việc chia tài sản chung làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích của gia đình, quyền, lợi ích hợp pháp của con, của người chưa có tài sản để tự nuôi mình thì việc thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng bị tuyên bố vô hiệu. Điều này để đảm bảo quyền lợi tối thiểu của người con, người yếu thế trong xã hội. Bên cạnh đó, pháp luật cũng nghiêm cấm các hành vi luồn lách để trốn tránh nghĩa vụ.
Đây là một câu hỏi rất hay. Nó ảnh hưởng tới văn bản thỏa thuận sau ly hôn như một hệ quả kéo theo. Luật Hùng Bách xin được giải đáp thắc mắc như sau:
Theo quy định của pháp luật. Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về vấn đề công chứng như sau:
1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Câu trả lời là có thể. Sau khi ly hôn, vợ chồng có thể lập một văn bản thỏa thuận để chia tài sản chung.
Việc lập thỏa thuận này phải được hai bên thực hiện đúng quy định của pháp luật. Và được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền. Nếu không thực hiện đúng quy định. Thỏa thuận này có thể không có giá trị pháp lý, dẫn đến tranh chấp tài sản sau này. Để tránh các tranh chấp phát sinh trong tương lai. Vợ chồng cần thuê luật sư hoặc công ty tư vấn pháp lý để giúp đỡ trong việc lập và thực hiện văn bản thỏa thuận sau ly hôn.
Tuy nhiên, việc 2 bên ly hôn xong, sau đó mới có văn bản chia thỏa thuận thường không xảy ra. Thông thường. Trong quá trình ly hôn tại Tòa án đã có giai đoạn phân chia tài sản. Tài sản ở đây bao gồm tài sản chung, riêng, quyền nuôi con, cấp dưỡng…
Vợ chồng A đã lập văn bản thỏa thuận tài sản này và ký tên vào ngày 1/3/2022 để xác nhận sự thỏa thuận của hai bên. Văn bản này được đăng ký tại cơ quan đăng ký kết hôn để có giá trị pháp lý.
Như vậy, việc vợ chồng thỏa thuận về tài sản sau ly hôn là hoàn toàn đúng pháp luật. Và để củng cố thêm tính chắc chắn, quý khách cần phải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chứng thực.
Văn bản thỏa thuận tài sản chung – liên hệ: 0983.499.828 (Zalo)
Để giúp cho các bên trong quá trình ly hôn có thể thỏa thuận chia tài sản chung một cách minh bạch và tránh các tranh chấp phức tạp sau này. Việc lập một văn bản thỏa thuận tài sản sau ly hôn là cần thiết. Sau đây là mẫu văn bản thỏa thuận chia tài sản sau ly hôn để tham khảo. Mẫu này được ban hành kèm theo Quyết định số:58 /2004/QĐ-UB ngày 15/3/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố. Hiện quyết định này vẫn còn hiệu lực nên quý khách có thể yên tâm.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THỎA THUẬN
CHIA TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG
Chúng tôi ký tên dưới đây:
Vợ:
Ngày, tháng, năm sinh:
Chứng minh nhân dân số :_______________do_____
cấp ngày_______________________tháng______________năm_______________________
Địa chỉ thường trú:
Chồng:
Ngày, tháng, năm sinh:
Chứng minh nhân dân số :_________________do_____
cấp ngày_______________________tháng______________năm_______________________
Địa chỉ thường trú:
Chúng tôi đã kết hôn từ ngày _____________ đến nay có Giấy chứng nhận kết hôn số: _____________ do_______________ cấp ngày
Trong thời kỳ hôn nhân, chúng tôi có tạo dựng được các tài sản chung sau:
1. Căn nhà tọa lạc tại số :___________đường __________________phường (xã)
___________quận (huyện)________________________ theo giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở:
2. Căn nhà tọa lạc tại số: ___________đường ______________________ phường (xã)
___________ quận (huyện)____________________ theo giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở:
3. Căn nhà tọa lạc tại số: ___________đường ______________________ phường (xã)
___________quận (huyện)____________________ theo giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở:
Nay vì lý do: Kinh doanh riêng/lý do chính đáng khác:
bằng văn bản này, chúng tôi thỏa thuận chia tài sản chung của chúng tôi nêu trên như sau:
1. (a) Một phần (Toàn bộ) căn nhà số:
theo như miêu tả dưới đây:
Đặc điểm một phần (toàn bộ) căn nhà:
Loại:
Cấu trúc:
Diện tích khuôn viên:
Diện tích xây dựng:
Diện tích sử dụng:
Diện tích trong lộ giới:
(Có bản vẽ hiện trạng do Phòng Quản lý đô thị Quận (Phòng Xây dựng và Giao thông vận tải huyện) lập (duyệt) ngày…………………………………..)
được chia cho Ông (Bà):_______________________________.
(b) Một phần (Toàn bộ) căn nhà số:
theo như miêu tả dưới đây:
Đặc điểm một phần (toàn bộ) căn nhà:
Loại:
Cấu trúc:
Diện tích khuôn viên :
Diện tích xây dựng :
Diện tích sử dụng :
Diện tích trong lộ giới :
(Có bản vẽ hiện trạng do Phòng Quản lý Đô thị quận (Phòng Xây dựng và giao thông vận tải huyện) lập (duyệt) ngày………………………………………….)
được chia cho Ông (Bà):_______________________________.
Như vậy, sau khi thỏa thuận này được Phòng Công chứng số ___TP.HCM chứng nhận:
Một phần (toàn bộ) căn nhà số:_________________________________ hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của Ông (Bà):_______________________________Ông (Bà): __________có trách nhiệm bù trừ cho Ông (Bà)_____________số tiền chênh lệch trị giá nhà là:_____________
Ông (Bà) __________________________ được toàn quyền liên hệ với các cơ quan thẩm quyền để đăng ký sở hữu đối với tài sản được chia nêu trên.
2. Các tài sản còn lại không được thỏa thuận bằng văn bản là tài sản chung của chúng tôi.
Chúng tôi xin chịu các hậu quả pháp lý phát sinh sau này (nếu có) về cam kết này.
Chúng tôi cùng tự nguyện xác nhận việc thỏa thuận chia về tài sản nêu trên không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào của chúng tôi. Thỏa thuận này sẽ không có hiệu lực pháp luật nếu có cơ sở xác định việc phân chia tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản của chúng tôi.
Văn bản này được lập thành _____ bản, mỗi bản_____ trang, Phòng Công chứng số___ lưu 01 bản, có hiệu lực từ ngày____________________
Tp. Hồ Chí Minh, ngày ___ tháng ___ năm ___
(Ngày ___________tháng ____________năm hai ngàn ______)
Vợ Chồng
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Văn bản thỏa thuận tài sản chung – liên hệ: 0983.499.828 (Zalo)
Viết văn bản thỏa thuận tài sản sau ly hôn là một bước quan trọng trong quá trình giải quyết tài sản khi ly hôn. Dưới đây là hướng dẫn cơ bản khi viết văn bản thỏa thuận tài sản sau ly hôn:
Bắt đầu văn bản bằng tiêu đề và thông tin cá nhân của vợ chồng, bao gồm: tên; địa chỉ; số điện thoại và số CMND/CCCD. Đây là thông tin bắt buộc mà tất cả các văn bản thỏa thuận đều phải có. Việc này để xác định danh tính của hai bên thỏa thuận.
Trình bày các tài sản mà vợ chồng có trong tài khoản cá nhân, tài khoản chung, tài sản độc thân và tài sản chung. Quyết định ai sẽ giữ quyền sở hữu tài sản và phân chia tài sản theo tỷ lệ nào. Có thể trong lúc này hai bên chưa thể quyết định. Vậy nên các bên chỉ cần liệt kê tài sản mình có, và mong muốn bản thân khi chia sẽ như nào.
Nếu có con em chung. Văn bản thỏa thuận cũng nên đề cập đến việc giải quyết chi phí hỗ trợ trẻ em, bao gồm chi phí cho sức khỏe, giáo dục và sinh hoạt. Điều này là không bắt buộc. Tuy nhiên, điều này sẽ giúp cho Tòa Án khi đưa ra phán quyết, có thể dựa vào để đảm bảo lợi ích cho con. Giúp con được phát triển trong môi trường đầy đủ, an toàn.
Đây là một điều quan trọng. Các bên phải ghi rõ các khoản nợ, bao gồm cả nợ cá nhân và nợ chung. Tòa án sẽ dựa vào đây để phân chia trách nhiệm, đảm bảo chủ nợ không bị thiệt thòi. Tòa án có thể quyết định 01 người chi trả hết khoản nợ. Cũng có thể quyết định cả 02 người cùng có nghĩa vụ trả nợ như nhau. Điều này tùy thuộc vào loại nợ gì, nợ để làm gì và các vấn đề pháp lý xung quanh.
Nếu vợ chồng có tài sản kinh doanh chung. Hãy trình bày tài sản đó. Và Tòa quyết định ai sẽ giữ quyền sở hữu tài sản đó sau khi ly hôn. Tòa sẽ dựa vào các căn cứ để có thể đảm bảo quá trình kinh doanh đó được diễn ra thuận lợi.
Ví dụ: Ông vua cà phê Trung Nguyên khi ly hôn. Tòa đã quyết định bà vợ được giữ rất nhiều tiền mặt và bất động sản. Đổi lại ông Vũ được sở hữu toàn bộ cổ phần công ty. Điều này đảm bảo cho sự công bằng tối đa của các bên khi ly hôn.
Cuối cùng, đưa ra thời gian hiệu lực của văn bản thỏa thuận và yêu cầu vợ chồng ký tên để chấp nhận thỏa thuận này. Đây cũng là một yếu tố quan trọng, Tòa án sẽ dựa vào đây để xác định thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận, quyền và nghĩa vụ các bên.
Như vậy, viết văn bản thỏa thuận tài sản sau ly hôn đòi hỏi sự chi tiết và rõ ràng để tránh các tranh chấp phát sinh trong tương lai. Bên cạnh đó, các bên cần phải đảm bảo cung cấp thông tin đúng sự thật, không gian dối. Sự gian dối sẽ mang hậu quả lớn cho chính bản thân và những người xung quanh.
Việc mua văn bản thỏa thuận tài sản sau ly hôn không giống như mua một sản phẩm vật lý bình thường. Thay vào đó. Bạn có thể tìm thấy mẫu văn bản trên internet và tùy chỉnh nó để phù hợp với tình huống của mình. Như bài viết mà Luật Hùng Bách đã cung cấp, bạn có thể dựa vào đó để viết bản thỏa thuận của chính mình.
Nếu bạn không có kinh nghiệm viết văn bản thỏa thuận. Bạn có thể thuê một luật sư hoặc một công ty cung cấp dịch vụ pháp lý để giúp bạn tạo ra một bản thỏa thuận chính xác và hợp pháp. Bạn cũng có thể liên hệ 0983499828 (Zalo) để được tư vấn. Dịch vụ này sẽ cung cấp cho bạn một mẫu văn bản thỏa thuận tài sản sau ly hôn và hướng dẫn bạn cách điền thông tin và tùy chỉnh văn bản sao cho phù hợp với tình huống của bạn.
Hiện tại, trên mạng có rất nhiều các bản mẫu, quý khách hãy lựa chọn một cách cẩn thận để tránh bị lừa.
Trước hết, văn bản thỏa thuận ly hôn sẽ khác nhau tùy thuộc vào tính chất của mỗi vụ việc. Thứ mà quý khách có thể mua được, đó chỉ là văn bản mẫu, một văn bản như cách mà Luật Hùng Bách đã ví dụ ở trên. Nó là một tài liệu pháp lý mà vợ chồng ly hôn tự thỏa thuận và lập ra để giải quyết vấn đề chia tài sản sau ly hôn. Do đó, bạn không thể mua văn bản này ở bất kỳ đâu. Thay vào đó, bạn có thể tự viết hoặc thuê một luật sư để viết giúp văn bản thỏa thuận này.
Nếu bạn muốn mua một văn bản thỏa thuận được chỉnh sửa theo vụ việc của chính mình. Hãy cân nhắc một số yếu tố khác như độ tin cậy và tính hợp pháp của văn bản trước khi quyết định chi tiền. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo dịch vụ soạn thảo văn bản của Luật Hùng Bách dưới đây.
Dịch vụ soạn thảo văn bản thỏa thuận tài sản sau ly hôn được cung cấp bởi Công ty Luật Hùng Bách với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động và uy tín. Quý khách có thể liên hệ trực tiếp 0983499828 (Zalo) để nhận được lời tư vấn hợp lý nhất với bản thân.
Khi sử dụng dịch vụ này. Khách hàng có thể yêu cầu soạn thảo văn bản thỏa thuận tài sản sau ly hôn theo các điều kiện và thỏa thuận mà hai bên đã đạt được trong quá trình đàm phán. Dịch vụ này thường bao gồm việc kiểm tra hợp đồng để đảm bảo tính pháp lý và sự chính xác của các thông tin được đưa ra trong thỏa thuận.
Chi phí cho dịch vụ soạn thảo văn bản thỏa thuận tài sản sau ly hôn thường khác nhau tùy thuộc vào các yêu cầu cụ thể của khách hàng và cơ sở cung cấp dịch vụ. Thông thường, chi phí có thể dao động từ một khoản phí cố định cho mỗi văn bản cho đến một khoản phí theo giờ làm việc của luật sư.
Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật Hùng Bách liên quan đến chủ đề Cách viết văn bản thỏa thuận tài sản sau ly hôn. Mọi vướng mắc liên quan Quý khách hàng có thể liên hệ tới chúng tôi theo thông tin trên.
Trân trọng!
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…