Sau khi kết hôn, nhiều cặp vợ chồng không biết xác định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ, chồng. Khi vợ chồng có phát sinh tranh chấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích của vợ chồng. Nếu bạn đang gặp phải vướng mắc trên có thể tham khảo nội dung bài viết đưới đây của Luật Hùng Bách để biết được quy định về “Cách xác định tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân” Hoặc liên hệ đến số điện thoại 0983.499.828 (Zalo) để được Luật sư trực tiếp tư vấn, giải đáp tất cả các vướng mắc liên quan đến tài sản trong thời kỳ hôn nhân.
Xem thêm: Mẫu đơn khước từ tài sản chung vợ chồng mới nhất
Tài sản được quy định tại Điều 105 BLDS 2015. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản, động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Có thể hiểu cụ thể về tài sản như sau:
Trong quá trình kết hôn và chung sống với nhau thì vợ chồng ngoài khối tài sản chung được tạo lập, hình thành trong quá trình chung sống mỗi người cũng có thể có cho mình một phần tài sản riêng. Có thể hiểu tài sản riêng của vợ chồng là tài sản tách bạch giữa vợ và chồng; không thuộc sở hữu chung; không bị ảnh hưởng nếu như vợ chồng ly hôn và có tranh chấp về tài sản.
Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Quy định về tài sản riêng của vợ chồng như sau:
“Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”
Tài sản riêng khác của vợ, chồng được quy định chi tiết, cụ thể hơn bởi Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP:
“Điều 11. Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật
1. Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
2. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
3. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.”
Như vậy, nếu hai vợ chồng không có thỏa thuận khác thì khi thuộc một trong các loại tài sản nêu trên sẽ được xem là tài sản riêng của vợ, chồng. Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng
Quyền chiếm hữu sử dụng, định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng là phương thức để vợ, chồng thực hiện quyền sở hữu của mình đối với tài sản riêng của vợ, chồng.
Như vậy, về nguyên tắc, một bên vợ, chồng có tài sản riêng thì có quyền sở hữu độc lập và toàn quyền trong chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó mà không phụ thuộc vào ý chí của bên kia.
Tuy nhiên, trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng do các điều kiện khách quan, chủ quan (ốm đau, đi công tác,…). Thì có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản của mình. Nếu cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
Trong trường hợp người được giao quản lý tài sản riêng của vợ, chồng mà tài sản đó trái với ý của chủ sở hữu thì bên vợ, chồng là chủ sở hữu sẽ có quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự liên quan đến tài sản đó là vô hiệu.
Theo đó, nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.(khoản 3 Điều 44 Luật hôn nhân và gia đình 2014). Nghĩa vụ riêng có thể phát sinh ở các giao dịch mà một bên vợ, chồng xác lập; thực hiện vào mục đích riêng, không vì lợi ích chung của gia đình,…
Trong trường hợp tài sản riêng không đủ thì thanh toán bằng phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung hoặc vợ chồng có thể thỏa thuận để thanh toán bằng tài sản chung.
Pháp luật còn quy định việc hạn chế quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng vì lợi ích chung của gia đình: “Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.” Theo đó nếu tài sản chung của vợ chồng không đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của gia đình thì bên vợ, chồng có tài sản riêng phải đưa tài sản riêng vào sử dụng cho mục đích chung trong gia đình.
Xem thêm: Thủ tục yêu cầu chia nợ ngân hàng khi ly hôn
Làm cách nào để xác định tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân?
Hiện nay, có rất nhiều vụ tranh chấp về tài sản trong đó phổ biến nhất là tranh chấp về tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân về việc xác định tài sản chung và tài sản riêng của các bên trong thời kỳ hôn nhân. Các cách xác định tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân sau đây sẽ giúp mọi người nắm rõ hơn khi có tranh chấp xảy ra và giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản.
Cụ thể, căn cứ vào Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình. Tài sản riêng của vợ chồng có được bao gồm các tài sản sau:
Trước hết, tài sản riêng của vợ, chồng trong hôn nhân là các tài sản riêng mà mỗi bên vợ, chồng tạo lập, xác lập, hình thành và phát triển trước khi hai bên xác lập quan hệ hôn nhân. Tài sản riêng đó có thể là bất động sản phải đăng ký hoặc không phải đăng ký quyền sở hữu (tiền, xe cộ,…); Tài sản đó cũng có thể là bất động sản ( nhà ở, quyền sử dụng đẩt,…).
Ví dụ: Trước khi kết hôn với anh A, chị B có một căn hộ chung cư. Giấy tờ sở hữu đứng tên của chị. Sau khi kết hôn, chị không xác nhập căn nhà vào tài sản chung của vợ chồng. Do đó, căn nhà vẫn là tài sản riêng của chị.
Tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân của vợ, chồng còn bao gồm tài sản mà mỗi bên vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng khi hai người đang là vợ chồng, đang trong thời kỳ hôn nhân. Trường hợp này, mặc dù tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân nhưng do được tặng cho, thừa kế riêng nên nó vẫn thuộc tài sản riêng.
Giả sử: Mẹ vợ chỉ để lại quyền thừa kế cho người vợ quyền sử dụng đất thì đó là tài sản riêng của người vợ. Khác với trường hợp mẹ vợ để lại tài sản đó cho cả hai vợ chồng.
Mặt khác: Nếu A và B kết hôn năm 2018. Năm 2020 bố mẹ của A tặng riêng A 1 chiếc xe máy. Như vậy, chiếc xe máy đó là tài sản riêng của A.
Xem thêm: Chia tài sản ly hôn khi sống chung với nhà chồng
Tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân còn bao gồm cả các tài sản đã được hai bên thỏa thuận chia từ tài sản chung. Cụ thể, trong hôn nhân hai bên vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung mà vẫn không làm chấm dứt mối quan hệ hôn nhân. Khi đó, phần tài sản đã chia theo thỏa thuận cũng như hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không được phân chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
Giả sử: Mảnh đất thuộc quyền sở hữu chung của hai vợ chồng nay được hai bên vợ, chồng thống nhất chỉ đứng tên quyền sử dụng đất của chồng.
Khi đó, mảnh đất là tài sản riêng của chồng. Người chồng cho thuê mảnh đất, khoản thu nhập từ việc cho thuê đất đó là của chồng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải được lập thành văn bản. Việc chia tài sản chung là xuất phát từ sự tự nguyện của vợ chồng trong hôn nhân. Xuất phát từ ý chí của hai bên nên văn bản này hai bên có quyền công chứng hoặc không công chứng. Tuy nhiên, nếu chia tài sản là động sản và bất động sản thì buộc phải công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.
Vợ chồng sẽ thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản được ghi trong văn bản thỏa thuận. Nếu hai bên không xác định thời điểm có hiệu lực ghi trong văn bản thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản. Tuy nhiên, văn bản sẽ chỉ có hiệu lực khi tài sản được đăng ký nếu là bất động sản và động sản phải đăng ký.
Tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng bao gồm các tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và các tài sản khác theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Cụ thể, tài sản riêng trong trường hợp này được quy định tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP. Điều này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân gia đình như đã nêu ở trên. Tài sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của các bên ở đây có thể hiểu là tài sản phục vụ cho nhu cầu cơ bản nhất trong sinh hoạt của mỗi bên.
Ví dụ: Các đồ dùng trang điểm, trang sức của vợ được pháp luật công nhận là tài sản riêng của vợ.
Video: Cách xác định tài sản riêng của vợ chồng
Nếu bạn đọc có thắc mắc liên quan tới vấn đề cách xác định tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân, vui lòng liên hệ hotline Luật sư hôn nhân gia đình Công ty Luật Hùng Bách theo số 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết nhất.
Việc chứng minh các tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là vô cùng quan trọng bởi lẽ đó sẽ là cơ sở để giải quyết khi các bên sảy ra phát sinh tranh chấp về tài sản. Thông thường để chứng minh được tài sản riêng cần dựa vào những căn cứ sau:
Các tài sản được vợ chồng tạo lập, xác lập, phát triển hình thành trước quá trình hôn nhân. Cần phải xác định được tài sản đó được bắt nguồn từ đâu?
Thời điểm tạo lập tài sản là các tài sản khi vợ hoặc chồng được người khác tặng cho riêng; được nhận từ thừa kế riêng trong quá trình hôn nhân. Xác định thời điểm cá nhân có tài sản trước hay sau khi đăng ký kết hôn dựa vào các căn cứ sau:
Về nguyên tắc, tài sản được tạo lập trước thời điểm kết hôn sẽ là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng.
Tài sản đó được chia khi hai vợ chồng tự thỏa thuận phân chia từ tài sản chung trong quá trình hôn nhân. Đây là yếu tố quyết định nhất trong việc xác định tài sản riêng của vợ, chồng. Hai yếu tố trên sẽ không có ý nghĩa gì nếu hai bên có thỏa thuận hợp pháp khác Cụ thể, đó là các thỏa thuận sau:
Pháp luật vẫn đặt quyền tự do ý chí, tự do thỏa thuận của vợ chồng ở vị trí cao nhất và được trọng nhất. Mặt khác, pháp luật hôn nhân và gia đình cũng ghi nhận “nguyên tắc suy đoán” trong việc chứng minh tài sản riêng của một bên vợ chồng, đó là: Nếu trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Nếu bạn đọc có thắc mắc liên quan tới vấn đề làm sao để chứng minh tài sản riêng của vợ chồng, vui lòng liên hệ hotline Luật sư hôn nhân gia đình Luật Hùng Bách theo số 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết nhất.
Công ty Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ Luật sư tư vấn. Luật sư tranh tụng trong các vụ việc hôn nhân gia đình.
Tùy theo yêu cầu của khách hàng như: Tư vấn, tham gia đàm phán phân chia tài sản; Soạn thảo đơn, hồ sơ ly hôn đúng quy định pháp luật; Cử Luật sư tham gia bảo vệ lợi ích hợp pháp trong vụ án ly hôn giành quyền nuôi con; ly hôn tranh chấp tài sản chung vợ chồng,…
Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm và hệ thống chi nhánh tại nhiều tỉnh thành chúng tôi tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất cho khách hàng trên cả nước.
Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:
Khi quyết định kết hôn các bên cần suy xét cẩn thận về vấn đề tài sản. Dù là một vấn đề nhạy cảm, tuy nhiên là cần thiết để đảm bảo cho quyền và lợi ích của các bên trong cuộc sống hôn nhân cũng như khi chấm dứt quan hệ hôn nhân. Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách về vấn đề “Cách xác định tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân”. Nếu bạn có bất cứ vướng mắc gì liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình thì có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại Hotline 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn và hỗ trợ.
Trân Trọng!
BH.
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…