Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng


Trong vụ án ly hôn, việc giải quyết chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng là  giai đoạn phức tạp và tốn kém thời gian, chi phí. Do vậy, đa số các cặp vợ chồng đều cần Luật sư tư vấn chi tiết trước khi yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Vì vậy, trong nội dung bài viết sau đây, Công ty Luật Hùng Bách chia sẻ với bạn đọc về nội dung “Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng”. Đồng thời chỉ ra những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng hiện nay.

Tài sản chung vợ chồng là gì?

Xin chào Luật sư!. Tôi và chồng kết hôn năm 2019. Sau khi kết hôn vợ chồng tôi chung sống tại thành phố Lạng Sơn. Trong thời gian chung sống, vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Chúng tôi không hợp nhau về nhiều vấn đề trong cuộc sống. Hằng ngày, vợ chồng thường xuyên xảy ra cãi nhau khiến cuộc sống hết sức nặng nề. Nay tôi và chồng đồng ý ly hôn với nhau. Chúng tôi đồng ý sẽ chia đổi tài sản, mỗi bên một nửa. Tuy nhiên, tôi lại không rõ tài sản chung vợ chồng là gì và xác định thế nào?. Mong Luật sư tư vấn hỗ trợ. Tôi xin cảm ơn.

Luật sư ly hôn tư vấn.

Xem thêm: Cách xác định tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân

Khái niệm tài sản được quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Khái niệm tài sản chung của vợ chồng được quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014:

“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân…”.

Theo đó, hiểu đơn giản tài sản chung của vợ chồng là những tài sản vợ chồng làm ra, thu mua, gây dựng hoặc xác lập kể từ thời điểm hai vợ chồng có đăng ký kết hôn hợp pháp tại UBND.

Xác định tài sản chung vợ chồng theo thời điểm xác lập tài sản.

  • Trước thời kì hôn nhân.
  • Trong thời kì hôn nhân.
  • Sau thời kì hôn nhân.

Trong đời sống vợ chồng, hầu hết tài sản được xác lập, hình thành “trong thời kì hôn nhân” đều là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Khi đó sẽ phải xác định nguồn gốc của những tài sản riêng đó.

Xác định tài sản chung của vợ chồng theo nguồn gốc tài sản.

Khi chưa thể khẳng định tài sản chung hay tài sản riêng thì vợ chồng cần phải xét tới nguồn gốc hình thành tài sản. Chúng ta xem xét nguồn gốc tài sản như sau:

  • Tài sản được thừa kế:

Tài sản thừa kế là tài sản thuộc về một bên vợ hoặc chồng. Do vậy các tài sản này là tài sản riêng của vợ, chồng. (Ví dụ: Cha mẹ vợ để lại cho vợ, Cha mẹ chồng để lại cho chồng,…)

  • Tài sản được tặng cho:

Khi tài sản được tặng cho, vợ chồng phải kiểm tra xem đối tượng được nhận tặng cho là ai?. Có thể là vợ hoặc chồng hoặc cũng có thể là cả hai vợ chồng. Nếu đối tượng nhận tặng cho là riêng vợ hoặc chồng thì đó là tài sản riêng. Nếu đối tượng nhận tặng cho là cả hai vợ chồng thì đó là tài sản chung của vợ chồng.

(Ví dụ: Cha mẹ vợ tặng căn hộ chung cư cho cả vợ và chồng; Cha mẹ vợ tặng xe ô tô cho chồng,…)

  • Tài sản phát sinh từ tài sản riêng:

Ở đây tài sản phát sinh từ tài sản riêng là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được coi là tài sản chung của vợ chồng.

(Ví dụ: Vợ và chồng kết hôn ngày 12/10/2016. Chồng là chủ Công ty TNHH may mặc trước khi kết hôn. Do đó sau khi kết hôn hoa lợi, lợi tức từ việc kinh doanh của công ty chồng được coi là tài sản chung)

  • Tài sản chung của vợ chồng theo chế độ tài sản:

Chế độ tài sản của vợ chồng là toàn bộ những quy định về việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Theo Luật hôn nhân gia đình 2014 thì có hai chế độ tài sản của vợ chồng. Đó là chế độ tài sản theo thỏa thuận và chế độ tài sản theo quy định của pháp luật. Đây là cách để xác định được tài sản của vợ, chồng là tài sản chung hay tài sản riêng.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm Nghị định 126/2014/NĐ-CP. Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân gia đình.

Do vậy, nếu bạn chưa nắm rõ cách xác định tài sản chung của vợ chồng thì vui lòng liên hệ Luật sư hôn nhân gia đình thuộc Công ty Luật Hùng Bách theo số máy: 0983.499.828 (Zalo)  để được tư vấn cụ thể, chi tiết nhất.

cách chia tài sản chung của vợ chồng
Luật sư ly hôn tranh chấp tài sản chung vợ chồng: 0983.499.828 (Zalo)

Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng.

Xem thêm: Mẫu văn bản thỏa thuận chế độ tài vợ chồng mới nhất

Xin chào Luật sư Luật Hùng Bách! Vợ chồng tôi sinh sống tại Vĩnh Phúc. Sau khi kết hôn, chúng tôi có tạo dựng được với nhau một số tài sản chung. Chúng tôi không có con chung. Năm 2019, tôi phát hiện chồng tôi ngoại tình với người khác. Chồng tôi mặc dù có xin lỗi và hứa sẽ sửa đổi. Vậy nhưng, thời gian trôi qua, chồng tôi vẫn không hối cải. Đến năm 2022, tôi quyết định sẽ khởi kiện ly hôn với chồng do chồng tôi không thuận tình. Nay tôi muốn ly hôn và chia tài sản chung. Luật sư cho tôi hỏi, pháp luật quy định thế nào về việc chia tài sản chung của vợ chồng?

Câu hỏi nguyên tắc chia tài sản chung vợ chồng sau hôn nhân chia thế nào nhận được đa số sự quan tâm của bạn đọc. Chính vì vậy, bạn đọc hãy cùng Luật sư ly hôn thuộc Công ty Luật Hùng Bách giải đáp câu hỏi này. Theo quy định Luật hôn nhân gia đình hiện hành và các văn bản hướng dẫn dưới luật. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng được áp dụng như sau:

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong trường hợp chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận hoặc theo luật định:

Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định. Tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án nhân dân có thẩm quyền xử lý như sau:

  • Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 để giải quyết.

  • Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp chế độ tài sản vợ chồng theo luật định.

Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng; Việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Nguyên tắc về thẩm quyền giải quyết:

Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án có thẩm quyền xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu phân chia tài sản chung khi ly hôn.

Nguyên tắc quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba:

  • Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  • Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng.
  • Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án sẽ hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.

Nguyên tắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng:

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng.

Là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia. Hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ. Nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng;

  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.

Công sức đóng góp của vợ, chồng là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp. Để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.

Việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập. Và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự;

  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Nguyên tắc chia tài sản bằng hiện vật, quy đổi giá trị của hiện vật:

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật. Nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị. Bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Nguyên tắc bảo đảm tài sản riêng của vợ hoặc chồng, tài sản riêng đã sáp nhập:

Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó. Trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo Luật Hôn nhân gia đình 2014.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó. Trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em:

Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc  không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Video: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

Một số vướng mắc trong quá trình áp dụng nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng.

Xem thêm: Luật chia tài sản khi ly hôn

Luật Hùng Bách với đội ngũ luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm. Chúng tôi thường xuyên tư vấn, hỗ trợ giải quyết ly hôn chia tài sản chung. Vấn đề chia tài sán chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân rất phổ biến. Bởi lẽ, tài sản chung là sự đóng góp của cả vợ và chồng. Tài sản chung được đóng góp từ mặt tinh thần cho đến mặt vật chất. Trên thực tế, khi giải quyết việc áp dụng nguyên tắc chia tài sản chung là vô cùng khó khăn. Không phải lúc nào cũng có thể áp dụng được nguyên tắc. Qua bài viết dưới đây, Luật Hùng Bách xin chia sẻ với các bạn như sau:

Xác định công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.

Công sức là sức lực, là thời gian mà vợ và chồng bỏ ra để ra chăm sóc, nuôi dưỡng thành viên trong gia đình; để giữ gìn, duy trì tài sản không bị hư hỏng, mất mát. Hoặc để làm tăng giá trị tài sản bằng việc sửa chữa, tu bổ tài sản.

Để xem xét công sức đóng góp của mỗi bên trong việc tạo lập, phát triển, giữ gìn tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Cần phải xem xét thật khách quan, toàn diện từ nguồn gốc hình thành tài sản.

Tuy nhiên, trên thực tế việc chứng minh công sức của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì khối tài sản chung là vô cùng khó. Vì trong quá trình tạo dựng lên tài sản chung phần lớn cả vợ và chồng đã giành thời gian cho mọi công việc trong gia đình. Vun đắp xây dựng gia đình từ những việc nhỏ nhất. Nên việc có những bằng chứng, chứng cứ, thông tin về công sức của vợ, chồng tạo dựng lên khối tài sản chung là không khả thi.

Để quy định trên được áp dụng hiệu quả trong việc phân chia tài sản chung giữa các Tòa án. Cơ quan có thẩm quyền cần xây dựng tiêu chuẩn, dự liệu các trường hợp xảy ra để xác định phần trăm cụ thể; xây dựng quy định rõ ràng về tài sản chung vợ chồng; góp phần thống nhất áp dụng pháp luật.

Phạm vi áp dụng chế độ thỏa thuận vợ chồng.

Trong thực tiễn sẽ thấy được điểm bất cập khi quy định về chế độ thỏa thuận chỉ được áp dụng đối với các cặp vợ chồng kết hôn từ sau thời điểm ngày 01/01/2015.(ngày Luật hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực). Như vậy những trường hợp vợ chồng đã đăng ký kết hôn từ trước thời điểm 01/01/2015 muốn lựa chọn chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận sẽ không được thừa nhận bởi khi đó Luật hôn nhà gia đình 2014 chưa có hiệu lực.

Đây là một vướng mắc cần được giải quyết để đảm bảo quyền, lợi ích cho các cặp vợ chồng và thuận tiện cho việc giải quyết ly hôn. Vì vậy các nhà làm luật cần phải bổ sung và có hướng dẫn quy định về vấn đề “hồi tố” đối với quy định này trong những trường hợp các cặp vợ chồng đã kết hôn trước thời điểm Luật hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực.

Thời điểm có hiệu lực của Thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng.

Xem thêm: Thủ tục nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng mới nhất hiện nay

Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn ”.

Có thể thấy ở điều luật này đang có sự mâu thuẫn với nhau về thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng. Ở đoạn đầu điều luật nói thỏa thuận này phải được xác lập trước khi kết hôn. Nhưng ở đoạn sau điều luật lại nói thỏa thuận này được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Nội dung điều luật ở đây về việc quy định thời điểm xác lập chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận. Tuy nhiên lại quy định hai thời điểm khác nhau. Các nhà làm luật cho thấy sự thiếu sót trong việc kiểm soát điều luật dẫn đến điều luật bị trùng lặp trong quy định, gây khó khăn trong việc áp dụng.

Muốn pháp luật được áp dụng hiệu quả thì yêu cầu trước tiên được đặt ra là các quy định của pháp luật phải có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn xã hội, các nội dung điều luật phải rõ ràng, cụ thể, không chồng chéo, mâu thuẫn. Như vậy, khi phân chia tài sản chung vợ chồng sau hôn nhân, Tòa án sẽ căn cứ dựa trên các nguyên tắc trên đây để phân định.

Liên hệ hotline Luật sư ly hôn theo số 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.

Các dịch vụ Luật sư hôn nhân gia đình.

Nếu bạn đọc đang cần tư vấn các vấn đề về hôn nhân gia đình, ly hôn; tranh chấp tài sản vợ chồng sau hôn nhân; tranh chấp quyền nuôi con…vui lòng liên hệ ngay qua hotline Luật sư 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn. Các gói dịch vụ Luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp do Công ty Luật Hùng Bách cung cấp gồm:

  • Tư vấn, soạn thảo đơn ly hôn.
  • Tư vấn, hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của khách hàng.
  • Tư vấn trọn gói vụ việc ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương.
  • Hỗ trợ thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình.
  • Hỗ trợ thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương.
  • Hỗ trợ thực hiện thủ tục giành quyền nuôi con.
  • Hỗ trợ thực hiện thủ tục chia tài sản chung.
  • Hỗ trợ thực hiện thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài.
  • Hỗ trợ thực hiện thủ tục ly hôn có đối phương đang thi hành hình phạt tù; đang trong cơ sở cai nghiện bắt buộc; cai nghiện tự nguyện,…
  • Hỗ trợ thực hiện thủ tục ly hôn khi đối phương là người mất năng lực hành vi dân sự.
  • Hỗ trợ thực hiện thủ tục ly hôn khi đối phương mất tích hoặc che dấu địa chỉ nơi cư trú; trốn tránh trách nhiệm,…

Liên hệ Luật sư ly hôn chia tài sản chung của vợ chồng.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình. Văn phòng luật sư chuyên về ly hôn của Luật Hùng Bách đảm bảo sẽ đưa ra phương án giải quyết tối ưu nhất cho bạn. Bên cạnh đó, Luật sư chuyên về ly hôn – Luật Hùng Bách cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối cho Quý khách hàng.

Trân trọng!

PH

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *