Ly hôn

Có bắt buộc phải hòa giải khi ly hôn?

Hòa giải là một trong những cách giải quyết tranh chấp nói chung và ly hôn nói riêng. Ưu điểm của phương pháp này là mâu thuẫn hôn nhân được giải quyết dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Các bên vẫn giữ đươc hòa khí và tranh chấp được giải quyết theo sự tự nguyện của các bên. Tuy nhiên, không phải lúc nào ly hôn cũng có thể hòa giải được. Nhiều trường hợp mâu thuẫn hôn nhân đã quá căng thẳng, các bên không thể hòa giải được với nhau. Vậy có bắt buộc phải hòa giải khi ly hôn?

Hòa giải là gì?

Hòa giải là một trong bốn hình thức giải quyết tranh chấp dân sự phổ biến; cùng với thương lượng, trọng tài và khởi kiện lên Tòa án. Hiểu đơn giản đây là hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của một bên thứ ba. Bên thứ ba này sẽ đóng vai trò như người trung gian tiến hành thuyết phục, hỗ trợ cho các bên trong thỏa thuận, thương lượng để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bất đồng với nhau.

Hòa giải được sử dụng triệt để trong giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp hôn nhân gia đình. Nhận thức được vai trò quan trọng của hòa giải. Việt Nam đã ban hành hai đạo luật điều chỉnh loại hình giải quyết tranh chấp này. Đó là Luật hòa giải, đối thoại tại tòa án 2020 và Luật hòa giải ở cơ sở 2013.

Mục đích của phương pháp giải quyết tranh chấp này là chỉ ra những điểm đúng, sai của hai bên. Và từ đó để cho hai vợ chồng có thời gian về suy nghĩ lại về yêu cầu ly hôn. Kết quả cuối cùng là mong muốn hai vợ chồng có thể hàn gắn, quay lại với nhau. Trong các vụ án chấm dứt quan hệ hôn nhân, thủ tục này có ý nghĩa vô cùng to lớn để hàn gắn mối quan hệ đã rạn nứt.

Nội dung liên quan: Thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần?

Quy định về hòa giải trong giải quyết ly hôn.

Căn cứ điều 52 và điều 54 Luật hôn nhân gia đình  2014. Hoạt động hòa giải trong giải quyết ly hôn như sau:

Điều 52. Khuyến khích hòa giải ở cơ sở

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Hòa giải tại cơ sở được quy định chi tiết trong Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013. Hòa giải tại cơ sở được thực hiện trước khi vợ chồng nộp đơn lên Tòa án có thẩm quyền. Vì vậy hòa giải tại cơ sở có thể áp dụng cho mọi trường hợp ly hôn.

Điều 54. Hòa giải tại Tòa án

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Hòa giải tại Tòa án bao gồm hòa giải tiền tố tụng và hòa giải trong tố tụng. Được quy định chi tiết trong Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình thì có hai hình thức hòa giải có thể được sử dụng trong giải quyết các vụ việc ly hôn: hòa giải tại cơ sở và hòa giải tại Tòa án.

Có bắt buộc phải hòa giải khi ly hôn?

Thủ tục hòa giải trong ly hôn.

Chào luật sư Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Tôi và vợ hiện đang chuẩn bị nộp hồ sơ ly hôn ra Tòa án. Chúng tôi đã nhất trí ly hôn và muốn giải quyết vụ việc nhanh chóng nhất có thể. Khi tôi đi công chứng hồ sơ ở UBND xã, cán bộ tư pháp có nói với tôi ly hôn phải qua hòa giải ở xã mới giải quyết được.

Theo tôi được biết Tòa án cũng sẽ tiến hành hòa giải khi thụ lý vụ việc ly hôn của chúng tôi. Tuy nhiên cả hai vợ chồng tôi đều không muốn mất thời gian hòa giải. Cơ bản vì chúng tôi đã xác định rõ cuộc hôn nhân này không thể cứu vãn được nữa. Vì vậy, có hòa giải cũng không có tác dụng gì. Vậy xin hỏi luật sư, ly hôn có những hình thức hòa giải nào?

Chào bạn! Theo quy định của pháp luật hiện hành, hòa giải hiện nay có những hình thức như sau:

Thủ tục hòa giải ở cơ sở.

Hòa giải tại cơ sở là hoạt động hòa giải được tiến hành ở cấp cơ sở (tổ dân phố, thôn, ấp,…), là việc hòa giải viên (người được bầu bởi người dân tại cơ sở đó) hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quy định của Luật hòa giải cấp cơ sở.

Theo Luật hòa giải ở cơ sở 2013 thì hòa giải được tiến hành khi một hoặc các bên yêu cầu hòa giải; khi hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ việc thuộc phạm vi hòa giải; khi theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải; hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức có liên quan. Xét trong trường hợp ly hôn thì thường chỉ căn cứ thứ nhất được áp dụng vì các vụ việc ly hôn là chuyện riêng của hai vợ chồng, ít công khai ra ngoài.

Về thành phần, các bên tham gia vào hoạt động hòa giải tại cơ sở trong vụ việc ly hôn bao gồm hai bên vợ chồng, hòa giải viên và người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc người có uy tín khác.(nếu được hòa giải viên hoặc hai bên vợ chồng mời).

Nội dung liên quan: Ly hôn hòa giải mấy lần thì xét xử?

Trình tự thủ tục hòa tại cơ sở được thực hiện như thế nào?

Chào luật sư Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được luật sư tư vấn. Tôi và vợ hiện đang có mâu thuẫn hôn nhân. Nguyên nhân là do vợ tôi có thái độ không đúng với bố mẹ chồng. Tôi đã nhiều lần nhắc nhở và cãi nhau với vợ về vấn đề này. Sau một thời gian cố gắng cải thiện quan hệ gia đình.Tôi nhận thấy cuộc hôn nhân này đã quá mệt mỏi khi chỉ có một mình tôi cố gắng, còn vợ tôi vẫn không thay đổi.

Nay tôi muốn ly hôn để giải thoát cho cả hai. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn cho vợ tôi một cơ hội cuối cùng trước khi nộp đơn ly hôn. Vì vậy, tôi định mời hòa giải viên tổ chức hòa giải để giải quyết mâu thuẫn giữa chúng tôi. Tuy nhiên tôi không biết thủ tục hòa giải tại cơ sở được thực hiện như thế nào? Mong luật sư tư vấn để tôi nắm rõ hơn về thủ tục hòa giải này.

Bước 1: Phân công hòa giải viên.

Hòa giải viên được bầu lên bởi các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố và được phê chuẩn bởi chủ tịch UBND xã. Hòa giải viên trong một thôn, tổ dân phố sẽ tập hợp trong đơn vị, gọi là tổ hòa giải. Đứng đầu mỗi tổ hòa giải là tổ trưởng. Khi có vụ việc hòa giải theo căn cứ nói trên thì tổ trưởng sẽ phân công hòa giải viên phụ trách vụ việc hòa giải ly hôn.

Bước 2: Chuẩn bị hòa giải.

Sau khi được phân công và đồng ý tham gia thì hòa giải viên sẽ bắt đầu tìm hiểu nội dung vụ việc. Nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp, lợi ích mà mỗi bên hướng tới. Trong quá trình này, Hòa giải viên có quyền đề nghị được cung cấp tài liệu, bằng chứng liên quan đến vụ việc và xem xét cụ thể, tỉ mỉ các tài liệu, bằng chứng đó.

Sau khi nắm rõ các tình tiết vụ việc. Hòa giải viên sẽ tìm hiểu các quy định pháp luật điều chỉnh trực tiếp mối quan hệ giữa các bên mâu thuẫn; tranh chấp trong hôn nhân và từ đó lập phương án hòa giải phù hợp.

Hòa giải viên cần thống nhất với các bên mâu thuẫn, tranh chấp về thời gian và địa điểm thực hiện hòa giải, thành phần tham dự hòa giải, việc hòa giải tiến hành công khai hay không công khai.

Thời gian thực hiện các công việc trên là 03 ngày kể từ ngày được phân công hòa giải.

Bước 3: Tiến hành hòa giải.

Sau khi hòa giải viên và các bên hoàn tất công tác chuẩn bị, buổi hòa giải sẽ được tiến hành. Buổi hòa giải có thể tiến hành công khai hoặc công khai tùy theo yêu cầu của các bên vợ chồng. Tại buổi hòa giải này, hòa giải viên sẽ tiến hành hòa giải trực tiếp bằng lời nói. Trường hợp hòa giải thành thì các bên sẽ cùng lập văn bản thỏa thuận ghi nhận thỏa thuận của các bên. Trường hợp hòa giải không thành và hai bên không yêu cầu tiếp tục hòa giải thì hòa giải viên sẽ chấm dứt hòa giải để vụ việc  mâu thuẫn hôn nhân tiếp tục được giải quyết bằng các thủ tục khác theo quy định của pháp luật.

Trình tự thủ tục hòa giải ly hôn tại Tòa án.

Hòa giải tại Tòa án bao gồm hòa giải tiền tố tụng và hòa giải trong tố tụng.

Hòa giải tiền tố tụng là hoạt động hòa giải do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ việc dân sự, nhằm hỗ trợ các bên tham gia hòa giải thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Luật hòa giải đối thoại tại Tòa án năm 2020.

Thành phần tham gia: Thẩm phán phụ trách; hòa giải viên; các bên trong vụ việc; người đại diện; người phiên dịch và những thành phần khác được mời (nếu cần thiết).

Nội dung liên quan: Ly hôn đơn phương hòa giải mấy lần thì xong?

Trình tự thủ tục hòa giải tiền tố tụng.

Bước 1: Xử lý yêu cầu hòa giải và chỉ định hòa giải viên.

Sau khi tiếp nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự. Tòa án thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện, người yêu cầu biết về quyền được lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, người khởi kiện, người yêu cầu phải trả lời bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác cho Tòa án biết về những nội dung đã được Tòa án thông báo.

Nếu người khởi kiện, người yêu cầu đồng ý thực hiện hòa giải hoặc không có trả lời trong thời hạn thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền sẽ phân công thẩm phán phụ trách hoạt động hòa giải đối thoại. Trong vòng ba ngày kể từ ngày được phân công thì thẩm phán phụ trách sẽ chỉ định hòa giải viên theo như lựa chọn của người khởi kiện, người yêu cầu hoặc tự chỉ định trong trường hợp họ không lựa chọn.

Bước 2: Chuẩn bị hòa giải.

Sau khi tiếp nhận vụ việc. Hòa giải viên sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị cho buổi hòa giải. Bao gồm: Nghiên cứu hồ sơ tài liệu; xác định tư cách các bên tham gia; yêu cầu bổ sung các thông tin, tài liệu chứng cứ nếu thấy cần thiết; lập phương án hòa giải; mời người có khả năng tác động đến các bên trong hòa giải (nếu thấy cần thiết) và một số nội dung cần thiết khác.

Bước 3: Thực hiện hòa giải.

Sau khi hoàn tất công tác chuẩn bị. Phiên hòa giải tại Tòa án sẽ được tổ chức với sự tham gia của hòa giải viên. Các bên trong vụ việc; người đại diện; người phiên dịch và người có khả năng tác động đến các bên trong hòa giải (nếu cần thiết). Tại phiên hòa giải thì hòa giải viên sẽ trực tiếp thực hiện hòa giải trực tiếp và bằng lời nói.

Sau khi phiên hòa giải được hoàn tất sẽ thực hiện tiếp phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải với thành phần tham gia như trên và có thêm thẩm phán phụ trách.

Hòa giải trong tố tụng.

Loại hòa giải này được thực hiện sau khi Tòa án chính thức thụ lý vụ việc và bắt đầu tiến trình tố tụng theo quy định của Bộ luật dân sự. Hòa giải trong tố tụng đối với vụ việc ly hôn có sự khác nhau giữa ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương. Đối với thuận tình ly hôn, hòa giải trong tố tụng được thực hiện tại buổi hòa giải đoàn tụ do thẩm phán tổ chức theo điều 398 Bộ luật tố tụng dân sự. Đối với ly hôn đơn phương, hòa giải được tiến hành tại buổi công khai, giao nộp, kiểm tra chứng cứ và tại phiên tòa xét xử sơ thẩm.

Có bắt buộc phải hòa giải khi ly hôn?

Tình huống: Thưa luật sư luật Hùng Bách. Vợ chồng tôi hiện tại đang có nhu cầu thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình một cách nhanh chóng nhất nhằm giúp cho hai vợ chồng sớm giải thoát được cho nhau và bắt đầu cuộc sống mới. Tôi có nghe nói trước khi ra quyết định cho ly hôn thì tòa án phải tổ chức một buổi hòa giải. Tôi và vợ thực sự không còn gì để hòa giải nên không muốn mất thời gian thực hiện thủ tục này. Vậy tôi có thắc mắc là thủ tục này có bắt buộc phải thực hiện không?

Chào bạn! Công ty Luật Hùng Bách xin trả lời thắc mắc của bạn như sau. Đối với trường hợp thuận tình ly hôn như hai vợ chồng bạn thì thủ tục hòa giải là không bắt buộc. Đối với hòa giải ở cơ sở, đây là tục có tính chất tự nguyện, được nhà nước khuyến khích chứ không bắt buộc nên chỉ cần hai vợ chồng bạn không yêu cầu thực hiện thì sẽ không phải trải qua thủ tục này. Đối với hòa giải tại tòa án thì trường hợp của vợ chồng bạn theo quy định phải trải qua thủ tục hòa giải với hòa giải viên trừ trường hợp vợ chồng bạn (1 trong 2 người) có đơn từ chối hòa giải.

Nội dung liên quan: Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không?

Cách ly hôn không cần hòa giải.

Thưa luật sư, sau một thời gian dài chung sống, tôi phát hiện chồng tôi đang ngoại tình với một người đồng nghiệp ở cơ quan. Tôi rất tức giận và muốn ly hôn nhưng chồng tôi không chịu nên tôi đã gửi đơn khởi kiện đòi ly hôn lên tòa án. Tôi nghe người quen nói mình sẽ phải thực hiện thủ tục hòa giải trước khi được xử ly hôn. Vậy có cách nào giúp tôi có thể được ly hôn ngay mà không phải trải qua thủ tục này hay không? Vợ chồng tôi không còn gì để hòa giải nữa.

Chào bạn! với câu hỏi của bạn thì chúng tôi xin trả lời như sau: Việc thực hiện ly hôn mà không cần hòa giải là điều hoàn toàn khả thi theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Một vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được nếu một trong hai bên từ chối hòa giải. Do đó, khi nộp đơn khởi kiện lên tòa, bạn chỉ cần gửi kèm đơn từ chối yêu cầu hòa giải, đối thoại hợp lệ là tòa án sẽ bỏ qua giai đoạn hòa giải trong quá trình giải quyết vụ việc, từ đó giúp bạn có thể thực hiện thủ tục ly hôn một cách nhanh chóng hơn. Bạn có thể tham khảo mẫu đơn mà Luật Hùng Bách đưa ra dưới đây.

Đơn xin vắng mặt trong buổi hòa giải ly hôn.

Thưa luật sư, tôi đang trong quá trình giải quyết ly hôn với vợ tại Tòa án. Sắp tới, Tòa án sẽ tổ chức buổi hòa giải nhưng tại thời điểm đó tôi phải vào Nam vì công việc. Bản thân tôi vẫn muốn thực hiện hoạt động hòa giải do vẫn còn hy vọng về việc cứu vãn cuộc hôn nhân. Vậy xin hỏi là có cách nào để tôi có thể vắng mặt tại buổi hòa giải mà việc hòa giải vẫn được tiến hành hay không?

Chào bạn! Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau. Theo quy định của pháp luật thì bạn có thể vắng mặt tại buổi hòa giải nếu có đơn gửi đến Tòa án. Đơn xin vắng mặt tại phiên hòa giải phải bao gồm các nội dung là: Thông tin cá nhân cơ bản của bạn, tư cách pháp lý của bản thân trong vụ việc, lý do vắng mặt và quan điểm hòa giải của bạn (như là đồng ý hoặc bác bỏ yêu cầu của bên vợ).

Dịch vụ luật sư tư vấn, giải quyết ly hôn.

Công ty Luật Hùng Bách là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý có uy tín trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình nói chung và ly hôn nói riêng. Với đội ngũ Luật sư ly hôn, chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chúng tôi tự tin cung cấp tới khách hàng những gói dịch vụ pháp lý với các tiêu chí:

  • Hỗ trợ tư vấn thủ tục ly hôn thuận tình, đơn phương ly hôn miễn phí.
  • Soạn thảo đơn ly hôn thuận tình, một phía chuẩn theo mẫu quy định.
  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ theo đúng quy định pháp luật.
  • Giải quyết tranh chấp nuôi con, chia tài sản trong vụ án ly hôn đúng quy định pháp luật.
  • Quy trình làm việc nghiêm ngặt, bảo mật thông tin của khách hàng tuyệt đối.
  • Phí dịch vụ trọn gói hợp lý, không phát sinh thêm chi phí trong quá trình thực hiện thủ tục.

Liên hệ Luật sư ly hôn.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách liên quan đến vấn đề “Có bắt buộc phải hòa giải khi ly hôn?”. Nếu gặp phải bất cứ vướng mắc gì trong quá trình thực hiện thủ tục này bạn có thể liên hệ Luật sư của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Trân trọng! 

5/5 - (2 bình chọn)
Tiến Huy

Recent Posts

BẢN ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THI CÔNG

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…

4 tuần ago

Bản án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…

2 tháng ago

Bản án hình sự tội chống người thi hành công vụ

Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…

2 tháng ago

BẢN ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…

2 tháng ago

Bản án đơn phương ly hôn tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng

Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…

2 tháng ago

Quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada

Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…

2 tháng ago