Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không?


Khi nhận ra mối quan hệ hôn nhân của mình không thể tiếp tục kéo dài được nữa, các cặp vợ chồng thường thỏa thuận ly hôn. Nhiều bạn thắc mắc rằng pháp luật quy định như thế nào về loại hình ly hôn này? Cách chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không? v.v… Thời gian gần đây, bộ phận Luật sư ly hôn của chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi tương tự như vậy qua fanpage Luật sư ly hôn và tổng đài 0983.499.828 (Zalo). Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp các vấn đề đó và hướng dẫn bạn cách thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn một cách nhanh nhất.

Quy định của pháp luật về thuận tình ly hôn.

Ly hôn là gì?

Khoản 14 Điều 3 luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn như sau:

“Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”

Theo đó, chỉ Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết ly hôn. Người yêu cầu giải quyết ly hôn cần nộp bộ hồ sơ ly hôn đầy đủ tới Tòa án có thẩm quyền để được giải quyết.

Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không
Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn thuận tình: 0983.499.828 (Zalo)

Thuận tình ly hôn là gì?

Thuận tình ly hôn được quy định cụ thể tại Điều 55 luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể như sau:

“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Như vậy có thể hiểu thuận tình ly hôn là việc cả hai vợ chồng cùng đồng ý ly hôn:

  • Vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn một cách tự nguyện;
  • Hai bên đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, nuôi con, cấp dưỡng con… trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con;
  • Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.

Bởi vậy, chỉ được coi là thuận tình ly hôn nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên.

Xem thêm: Thời hạn ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn

Thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình.

Câu hỏi:

Hai vợ chồng tôi đang muốn thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình. Chúng tôi kết hôn được 10 năm và có 2 con chung. Cả hai chúng tôi đều đang sinh sống tại thành phố Hà Nội. Gia đình tôi sinh sống tại phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm. Vợ tôi hiện đang ở nhà bố mẹ đẻ tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa. Vì công việc nên chúng tôi chưa về quê nội ở Mèo Vạc – Hà Giang được. Ngày trước vợ chồng tôi đăng ký kết hôn ở quê. Tôi nghe nói phải về nơi đăng ký kết hôn mới có thể ly hôn được. Vì không còn sinh sống tại Hà Giang nữa nên muốn làm thủ tục tại Hà Nội.

Vậy chúng tôi có thể thực hiện thủ tục ở Hà Nội cho tiện công việc được không? Luật sư cho tôi hỏi tòa án có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp của vợ chồng tôi là tòa nào? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn, đối với trường hợp của bạn, luật sư của chúng tôi giải đáp như sau:

Theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì Tòa án có thẩm quyền công nhận thuận tình ly hôn là Tòa án cấp quận/huyện nơi bên vợ hoặc bên chồng đang cư trú, làm việc.

Như vậy, hai vợ chồng bạn hòa toàn có thể thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình tại Hà Nội mà không phải về quê Hà Giang. Bạn nộp hồ sơ tới tòa án nhân dân quận Đống Đa hoặc Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm đều được. Bởi cả hai Tòa án đó đều có thẩm quyền công nhận thuận tình ly hôn cho vợ chồng bạn theo đúng quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Hồ sơ ly hôn thuận tình.

Trước khi tìm hiểu về việc thuận tình ly hôn có cần hòa giải không? Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn về các giấy tờ, tài liệu bạn cần chuẩn bị. Bởi hồ sơ ly hôn thuận tình có đầy đủ giấy tờ thì Tòa án mới xem xét và giải quyết cho vợ chồng bạn.

Danh sách giấy tờ trong hồ sơ ly hôn thuận tình.

Theo quy định của pháp luật, người yêu cầu cần nộp hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (V/v: Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn);
  • Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn;
  • Bản sao Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của hai vợ chồng;
  • Bản sao Giấy khai sinh của các con chung;
  • Bản sao Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng;
  • Các giấy tờ, tài liệu chứng minh tài sản chung (Nếu có yêu cầu Tòa án công nhận thỏa thuận);

Các giấy tờ, tài liệu khác tùy từng trường hợp cụ thể theo đúng quy định của pháp luật.

* Bản sao là bản photo có công chứng hoặc chứng thực.

Đơn ly hôn thuận tình mua ở đâu?

Thực tế hiện nay, chưa có quy định pháp luật nào quy định cụ thể về mẫu đơn này. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì ly hôn thuận tình là việc dân sự nên mẫu đơn này được áp dụng tương tự như mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự chung (có chỉnh sửa một số thông tin sao cho phù hợp với đặc tính của pháp luật về hôn nhân và gia đình).

Tại Việt Nam, mỗi vùng miền có phong tục tập quán, lối sống khác biệt nhau. Do vậy, một số Tòa án đã tự chỉnh sửa mẫu đơn cho phù hợp với đặc tính của vùng, miền đó. Đương sự chỉ cần điền thông tin theo mẫu đó.

Qua đó cho thấy, vợ chồng bạn cần lưu ý dùng đúng mẫu đơn của Tòa án có thẩm quyền. Như vậy, bạn sẽ không mất thời gian cho việc sửa đổi, bổ sung nội dung đơn theo yêu cầu của Tòa án.

Bạn có thể đến Bộ phận một cửa của Tòa án nhân dân có thẩm quyền để mua mẫu đơn. Trường hợp bạn không thể tới Tòa án có thẩm quyền thì có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0983.499.828 (Zalo) hoặc qua fanpage MẪU ĐƠN LY HÔN để được cung cấp mẫu, hỗ trợ soạn thảo đơn ly hôn chuẩn của từng Tòa.

Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không?

Xem thêm: Thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần?

Giải quyết ly hôn bằng phương thức hòa giải có ý nghĩa rất lớn. Hòa giải có thể giúp hàn gắn mối quan hệ tình cảm giữa hai vợ chồng. Đối với ly hôn thuận tình thì có hòa giải tại cơ sở và hòa giải tại Tòa án. Cụ thể như sau:

Hòa giải ly hôn thuận tình tại cơ sở.

Hòa giải tại cơ sở được quy định tại Điều 52 luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Điều 52. Khuyến khích hòa giải ở cơ sở

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.”

Điều đó cho thấy Nhà nước và xã hội không bắt buộc hòa giải tại cơ sở khi vợ chồng có yêu cầu ly hôn mà chỉ khuyến khích việc này. Hai vợ chồng bạn hoàn toàn có thể thỏa thuận và lựa chọn tham gia hoặc không tham gia hòa giải tại cơ sở. Các cặp vợ chồng thường bỏ qua bước này bởi họ biết rằng thủ tục này không bắt buộc và cơ quan có thẩm quyền giải quyết duy nhất chỉ có Tòa án.

Hòa giải ly hôn thuận tình tại Tòa án.

Theo quy định của pháp luật mới nhất, hòa giải tại Tòa án bao gồm hòa giải tiền tố tụng và hòa giải trong tố tụng.

Các bạn có thể hiểu rõ hơn về hai phương thức hòa giải này thông qua trình tự, thủ tục được luật sư của chúng tôi tóm tắt như sau:

Tòa án xem xét hồ sơ và ra Thông báo lựa chọn hòa giải

Sau khi tiếp nhận và xem xét hồ sơ, Tòa án sẽ đưa ra một trong các Thông báo sau:

  • Thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc đơn ly hôn không đáp ứng đủ các nội dung theo yêu cầu của Tòa. Vợ chồng bạn có nghĩa vụ phải bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn luật định. Nếu không bổ sung được hồ sơ thì Tòa án sẽ ra thông báo trả hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
  • Thông báo về quyền lựa chọn hòa giải (kèm theo danh sách hòa giải viên để vợ chồng bạn lựa chọn) khi hồ sơ của bạn đã đầy đủ các giấy tờ hợp lệ.

Lựa chọn hoặc từ chối hòa giải tiền tố tụng.

Theo quy định mới nhất tại luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020, vợ chồng bạn phải trả lời bằng văn bản cho Tòa án biết về việc lựa chọn hoặc không lựa chọn hòa giải tiền tố tụng. Nếu hai vợ chồng tới trực tiếp Tòa án nêu ý kiến thì sẽ được lập biên bản ghi nhận ý kiến tại Tòa.

Sau đó, tùy theo lựa chọn của vợ chồng bạn mà thủ tục được tiếp diễn như sau:

Tham gia buổi hòa giải tiền tố tụng:

Nếu lựa chọn hòa giải tiền tố tụng, bạn sẽ nhận được Thông báo về việc chuyển vụ việc sang hòa giải. Vợ chồng bạn cần có mặt theo đúng lịch triệu tập của Tòa án. Hòa giải tiền tố tụng có thể được tiến hành trong một hoặc nhiều phiên hòa giải nhưng thời hạn hòa giải cần tuân thủ đúng theo quy định của luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Tham gia các buổi làm việc theo thủ tục tố tụng dân sự:

Trường hợp vợ chồng bạn từ chối hòa giải tiền tố tụng, bạn phải làm đơn từ chối hòa giải. Tòa án chuyển hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng trong 03 ngày làm việc. Thời gian nhận, xử lý việc lựa chọn hòa giải tiền tố tụng không tính vào thời hiệu, thời hạn xử lý đơn theo thủ tục tố tụng.

Khi đó, vợ chồng bạn sẽ nhận được Thông báo nộp tiền tạm ứng lệ phí ly hôn. Thực hiện xong thủ tục này, trong 03 ngày làm việc, Tòa án sẽ ra Thông báo thụ lý. Vợ chồng bạn nhận Thông báo thụ lý đó và tham gia theo lịch triệu tập của Tòa án.

Các bạn có thể tham khảo thời hạn ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn Tại đây.

Vậy thuận tình ly hôn có cần hòa giải không?

Câu hỏi:

Vợ chồng tôi đã nộp đơn ly hôn thuận tình tới Tòa án nhân dân quận Gò Vấp. Chúng tôi vừa nhận được Thông báo yêu cầu lựa chọn hòa giải, kèm theo danh sách các hòa giải viên. Luật sư cho tôi hỏi rằng thuận tình ly hôn có cần hòa giải không? Nếu vợ chồng tôi từ chối hòa giải theo Thông báo đó của Tòa thì có bị trả hồ sơ không? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Xin chào, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới hòm thư của chúng tôi. Câu hỏi của bạn rất hay và mới lạ bởi luật Hòa giải, đối thoại năm 2020 mới được một số Tòa án áp dụng thí điểm trong thời gian gần đây.

Với câu hỏi thứ nhất của bạn về việc thuận tình ly hôn có cần hòa giải không? Chúng tôi khẳng định với bạn là có. Việc hòa giải trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn không chỉ là tuân thủ các quy định của pháp luật mà còn thể hiện tính nhân văn. Hòa giải thông qua người thứ ba (người trung gian) giải thích pháp luật, phân tích lợi – hại, v.v… Mục đích nhằm giúp hai vợ chồng có cơ hội, có thời gian suy nghĩ, nhìn nhận lại vấn đề. Sau khi suy nghĩ, cân nhắc kỹ rồi mới đi đến quyết định sẽ tiếp tục chung sống hòa thuận hay quyết định ly hôn.

Với câu hỏi thứ hai của bạn, chúng tôi giải đáp như sau: Thông báo của Tòa án yêu cầu lựa chọn hòa giải và lựa chọn hòa giải viên mà vợ chồng bạn nhận được là về việc hòa giải tiền tố tụng. Theo quy định của pháp luật thì vợ chồng bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn hoặc từ chối tham gia hòa giải tiền tố tụng. Nếu bạn từ chối thì Tòa án sẽ chuyển hồ sơ để thực hiện theo thủ tục tố tụng mà không bị trả hồ sơ.

Trân trọng!

Thuận tình ly hôn không cần hòa giải.

Xem thêm: Có được kháng cáo quyết định thuận tình ly hôn?

Thời gian gần đây, có nhiều trường hợp các cặp vợ chồng bận rộn công việc. Những mâu thuẫn kéo dài rất nhiều năm, không thể hàn gắn. H mong muốn thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn nhanh nhất mà không cần hòa giải.

Câu hỏi:

Chào luật sư, em muốn hỏi một số vấn đề về thủ tục ly hôn thuận tình. Vợ chồng em đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và gửi bưu điện tới Tòa án. Em muốn thủ tục rút ngắn nhất có th. Vì lý do công việc (hai vợ chồng em cùng làm viên chức, khó tới Tòa giờ hành chính). Do mâu thuẫn đã lâu và không thể hàn gắn được nữa. Em có gửi đơn từ chối hòa giải có chữ ký của hai vợ chồng. Vợ chồng em ở cách xa Tòa nên em muốn thực hiện thủ tục mà không cần hòa giải.  Rất mong nhận được ý kiến phản hồi từ luật sư. Em xin cảm ơn ạ!

Trả lời:

Chào em, với thắc mắc thuận tình ly hôn có cần hòa giải không? Luật sư của chúng tôi trả lời là có như đã phân tích trong phần trên của bài viết. Em có thể đọc thêm phần trên để nắm rõ hơn nhé. Còn với mong muốn ly hôn không cần hòa giải, chúng tôi giải đáp cho bạn như sau:

Khoản 2 Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

Điều 397. Hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn

  1. Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình..

Việc Thẩm phán tiến hành hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc khi thực hiện giải quyết thủ tục thuận tình ly hôn. Vợ chồng bạn cũng không thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay vì ly hôn gắn với quyền nhân thân của mỗi người. Vợ chồng bạn cần ra Tòa ít nhất một lần cho phiên hòa giải theo đúng quy định của pháp luật.

Dịch vụ luật sư ly hôn thuận tình nhanh.

Qua bài viết, các bạn đã hiểu hơn về thuận tình ly hôn. Trình tự, thủ tục ly hôn thuận tình; đặc biệt là đã nắm rõ về việc thuận tình ly hôn có cần hòa giải không. Trường hợp vợ chồng bạn đã suy nghĩ, cân nhắc kỹ lưỡng và đi đến quyết định ly hôn; có mong muốn rút ngắn thời gian, trình tự thực hiện thủ tục; muốn thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn không cần hòa giải;… thì có thể lựa chọn dịch vụ Luật sư ly hôn thuận tình nhanh. Với dịch vụ này, vợ chồng bạn chỉ cần lên Tòa một buổi; không tốn công sức, thời gian và chi phí cho việc đi lại nhiều lần.

Luật Hùng Bách với đội ngũ luật sư trên khắp cả nước và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình. Luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn nhanh trên toàn quốc. H tr tư vấn chuyên sâu về hồ sơ, thủ tục ly hôn. Nếu có vướng mắc pháp lý cần được tư vấn có thể liên hệ với luật sư theo phương thức sau:

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

​Trân trọng!

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *