Con nuôi được hưởng thừa kế không? Đây là câu hỏi Luật Hùng Bách nhận được khá nhiều thời gian gần đây. Vấn đề những tưởng đơn giản nhưng thực tế có khá nhiều vấn đề cần xem xét. Mỗi trường hợp sẽ có một cách giải quyết khác nhau. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề nêu trên. Mọi thắc mắc Luật Hùng Bách tư vấn hỗ trợ trực tiếp qua hotline 0971.115.989 (Zalo).
Theo quy định của khoản 3 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010 thì:
Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký
Căn cứ vào quy định này có thể nhận thấy một người được chỉ được coi là con nuôi hợp pháp của người khác khi việc nuôi con nuôi này được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; việc đăng ký phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục.
Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều trường hợp nhận nuôi nhưng không thực hiện việc đăng ký nhận con nuôi theo quy định pháp luật. Vậy con nuôi có được hưởng thừa kế của bố mẹ nuôi không? con nuôi có được hưởng thừa kế của ông bà không?
Luật sư giải quyết tranh chấp chia thừa kế – 0971.115.989 (Zalo)
Căn cứ Điều 24, Luật Nuôi con nuôi 2010; Điều 78, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 việc nuôi con nuôi có hệ quả pháp lý sau:
Để xác lập quan hệ con nuôi và mẹ nuôi hợp pháp, người nhận con nuôi phải đủ các điều kiện sau:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
Lưu ý: Tại khoản 3 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định: Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ; mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi; hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không cần các điều kiện:
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định những người sau đây không được nhận con nuôi:
Luật sư tư vấn tranh chấp chia thừa kế – 0971.115.989 (Zalo)
Việc nhận con nuôi phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền như sau:
Như vậy, để được công nhận là con nuôi hợp pháp thì việc nhận con nuôi phải được thực hiện theo đúng quy định. Khi đó, con nuôi mới có quyền thừa kế ngang hàng với con ruột.
Thừa kế là một chế định pháp luật có vai trò quan trọng về việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người thừa kế của họ. Hiện nay, các tranh chấp về quyền thừa kế; trong đó có thừa kế thế vị xảy ra ngày càng phức tạp. Việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc xác định quan hệ về thừa kế và xác định người thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi, giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế còn vướng mắc, bất cập trong thực tiễn. Điều này đòi hỏi cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật.
Căn cứ Chương XXI, Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật thừa kế Việt Nam quy định chung:
Mọi cá nhân đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác; và được quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết; phần tài sản của người chết trong phần tài sản chung của người khác. Nếu có di chúc thì chia theo di chúc. Tuy nhiên nếu rơi vào một trong các trường hợp sau khi sẽ chia theo pháp luật.
Chào Luật sư. Tôi có một số câu hỏi mong được phía luật sư giải đáp. Gia đình tôi có 4 người con, trong đó chị cả tôi được bố mẹ nhận nuôi từ bé và có làm thủ tục nhận con nuôi tại địa phương. Nay bố mẹ tôi mất vì tai nạn giao thông, nên không để lại di chúc để phân chia tài sản cho các con. Chúng tôi đã có thống nhất họp gia đình sau khi lo xong tang sự cho bố mẹ. Hiện chị ba tôi không đồng ý chia phần đất chung cho chị cả vì lý do chị là con nuôi. Chúng tôi không thống nhất được nên dẫn đến nhiều cãi vã. Nay mọi người muốn công bằng và muốn biết pháp luật quy định như thế nào? Liệu chị cả tôi có được chia thừa kế không?
Trước hết, để được hưởng thừa kế từ cha mẹ nuôi thì con nuôi phải đáp ứng được các điều kiện như đã phân tích ở trên thì khi cha mẹ nuôi chết, con nuôi mới được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật như con đẻ.
Theo Bộ luật dân sự năm 2015 trong trường hợp người để lại di sản thừa kế mất mà không để lại di chúc, việc chia di sản cho những người thừa kế sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, chia thừa kế theo pháp luật trong các trường hợp sau đây:
Luật sư chia thừa kế nhà đất – 0971.115.989 (Zalo)
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 650 của Bộ luật Dân sự 2015, khi chia thừa kế theo di chúc, vẫn có thể chia thừa kế theo pháp luật trong các trường hợp sau đây:
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây.
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”
Như vậy, có thể hiểu thừa kế thế vị là việc người để lại di sản và con hoặc cháu (người được nhận di sản sau khi người để lại di sản chết) của người đó chết trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản thì quyền thừa kế phần di sản đó sẽ được chuyển cho cháu hoặc chắt của người để lại di sản.
“Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.”
Dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Pháp luật quy định những người thừa kế cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau mà không phân biệt con đẻ, con nuôi.
Như vậy, kể cả khi chỉ là con nuôi, cũng có quyền hưởng phần di sản thừa kế do bố mẹ nuôi để lại ngang với các con đẻ của bố mẹ nuôi.
Chào Luật sư Luật Hùng Bách! Tôi có một số thắc mắc liên quan đến việc chia thừa kế cần hỗ trợ. Ông tôi trước có nhận 1 bác làm con nuôi. Nay ông mất vì bệnh nặng nên gia đình muốn chia thừa kế. Hiện gia đình chỉ có bố tôi và bác là con. Tôi nghe nói bác tôi là con nuôi nên không được hưởng di sản thừa kế của ông để lại. Không biết có đúng không? Mong luật sư hỗ trợ tư vấn cho gia đình tôi? Bác nuôi tôi có được chia thừa kế không? Nếu như có thì bác tôi được chia phần như thế nào? Cảm ơn Luật sư.
Khi một người chết thì có 2 khả năng xảy ra. Một là người đó đã viết di chúc để lại và phân chia di sản cụ thể; hai là người đó chết nhưng không để lại di chúc. Nhưng dù sao đi nữa, đối với cả 2 trường hợp này thì người con nuôi vẫn được hưởng thừa kế từ phần di sản của cha mẹ muôi để lại.
Lúc này, phần di sản của người chết sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, mà trong số đó là con nuôi hợp pháp. Phần của người con nuôi nhận được sẽ tương đương phần của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết khác như vợ, con đẻ, cha mẹ đẻ…. được nhận.
Nếu người chết để lại di chúc có nội dung chia di sản cho con nuôi thì nghiễm nhiên người con nuôi sẽ được hưởng phần di sản đó.
Tuy nhiên, đối với con nuôi chưa thành niên hoặc đã thành niên những không có khả năng lao động thì trường hợp nếu có người chết để lại di chức nhưng không chia thừa kế cho con nuôi hoặc phần chia di sản cho con nuôi nhỏ hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật thì lúc này người con nuôi có quyền yêu cầu và được nhận phần di sản bằng 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật.
Luật sư giải quyết tranh chấp chia thừa kế – 0971.115.989 (Zalo)
Để việc nuôi con nuôi hợp pháp thì người nhận con nuôi phải đủ điều kiện đã nêu trên; và sẽ phải tiến hành đăng ký nhận nuôi với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mặt khác, căn cứ Khoản 1, Điều 78, Luật Hôn nhân và gia đình 2014; Khoản 1, Điều 24, Luật Nuôi con nuôi 2010, cha nuôi, mẹ nuôi, các thành viên khác trong gia đình và con nuôi có quyền và nghĩa vụ với nhau kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi 2010.
Như vậy, việc nhận con nuôi chưa đăng ký không làm phát sinh, xác lập quan hệ nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật. Do đó, các quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ nuôi cũng không phát sinh với con nuôi và ngược lại.
Do đó, trường hợp con nuôi chưa đăng ký sẽ không được quyền hưởng thừa kế từ ông bà. Bạn đọc có thể tham khảo thêm nội dung Cháu chưa đủ 18 tuổi có được hưởng thừa kế từ ông bà?
Trường hợp con nuôi đăng ký; cha nuôi mẹ nuôi, các thành viên khác trong gia đình và con nuôi có quyền và nghĩa vụ với nhau kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi.
Khi đó, con nuôi cũng có quyền và nghĩa vụ như con ruột, cháu ruột đối với cha, mẹ, ông bà.
Căn cứ Khoản 1, Điều 651, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế. Con nuôi sẽ là hàng thừa kế thứ nhất đối với cha mẹ. Tuy nhiên quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều này thì chỉ có cháu ruột mới là hàng thừa kế thứ hai của ông bà, mà không có cháu nuôi.
Căn cứ Điều 652, Bộ luật Dân sự 2015, quy định về thừa kế thế vị. Con sẽ được hưởng lại di sản của cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản mà nếu còn sống cha, mẹ sẽ hưởng phần di sản này.
Do đó, con nuôi có quyền được hưởng quyền thừa kế của ông bà nếu cha, mẹ nuôi được ông bà để lại di sản nhưng cũng chết.
Trân trọng./.
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…