“Đất thổ canh” hay đất nông nghiệp là thuật ngữ dùng để chỉ các loại đất phục vụ cho mục đích nông nghiệp. Mục đích sử dụng đất là tiêu chí để phân loại các nhóm đất trong pháp luật Việt Nam. Để hiểu thêm về các tính chất pháp lý của đất nông nghiệp, mời quý bạn đọc tham khảo bài viết sau đây của Luật Hùng Bách. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc có thể liên hệ tới tổng đài theo số điện thoại 097.111.5989 (có zalo).
Việc phân loại đất ở Việt Nam chủ yếu được quy định bởi Luật Đất đai 2013. Theo luật này, đất được chia thành nhiều loại theo tiêu chí duy nhất là căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, bao gồm 3 nhóm đất chính đó là: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
Thổ là đất, canh có nghĩa là canh tác. Đất thổ canh là tên gọi phổ biến của nhóm đất nông nghiệp mà người dân thường hay sử dụng từ những năm 90 trở về trước (thời kỳ bao cấp, bên cạnh nhóm đất thổ cư – đất ở) và được lưu truyền cho đến nay.
Theo định nghĩa tại phụ lục 1 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về Giải thích cách xác định loại đất, loại đối tượng sử dụng đất, loại đối tượng quản lý đất:
Nhóm đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác (kể cả đất làm bờ lô, bờ thửa nằm trong khu đất của một đối tượng sử dụng đất để phục vụ cho mục đích nông nghiệp của đối tượng đó).
Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 liệt kê các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp (đất thổ canh) như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
b) Đất trồng cây lâu năm.
c) Đất rừng sản xuất.
d) Đất rừng phòng hộ.
đ) Đất rừng đặc dụng.
e) Đất nuôi trồng thủy sản.
g) Đất làm muối.
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
Như vậy, đất thổ canh gắn liền với mục đích sử dụng cho các hoạt động nông nghiệp diễn ra trên bề mặt, trong lòng và khoảng không trung của thửa đất đó. Khi được xếp vào nhóm đất nông nghiệp, thửa đất đó sẽ được quản lý bằng các quy định pháp lý áp dụng với đất nông nghiệp tương đương.
Sổ đỏ không phải là một thuật ngữ pháp lý, không có một văn bản pháp luật nào quy định về khái niệm sổ đỏ. Sổ đỏ chỉ là thuật ngữ thông dùng được người dân sử dụng để gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” dựa trên màu đỏ của bìa Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Xây dựng ban hành. Bên cạnh thuật ngữ sổ đỏ, người ta cũng dùng từ “sổ hồng” để chỉ “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”.
Như vậy, có thể hiểu đất được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đất có sổ đỏ. Theo quy định của Điều 99 Luật Đất đai, đất nông nghiệp hoàn toàn có thể được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu đáp ứng được những điều kiện nhất định. Tuy vậy, thửa đất nông nghiệp đó cũng cần không thuộc các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Thời hạn sử dụng đất thổ canh (đất nông nghiệp) thông thường là 50 năm (theo Điều 126 Luật Đất đai 2013). Quy định này ghi nhận thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 50 năm. Khi hết thời hạn sử dụng 50 năm, nếu cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất thổ canh có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được gia hạn thêm thời hạn là 50 năm.
Để nắm rõ hơn về đất thổ canh có sổ đỏ hay không – Liên hệ luật sư 097.111.5989 (có zalo)
Đất thổ cư | Đất thổ canh |
Đất thổ cư là một loại đất phi nông nghiệp có chuyên phục vụ mục đích xây dựng các công trình phục vụ nhu cầu đời sống dân sinh như: nhà ở, các công trình phụ trợ cho nhà ở,… | Đất thổ canh, hay đất nông nghiệp, là đất dùng cho mục đích sản xuất hoặc nuôi trồng thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Đất này cũng có thể phục vụ một số mục đích đặc thù như nuôi thủy hải sản hoặc khai thác muối,… |
Theo Điều 167 của Luật Đất đai 2013, chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác định là một trong những quyền cơ bản của người sử dụng đất. Trong quy định này, không có sự cấm đoán việc chuyển nhượng đất nông nghiệp khác.
Vì vậy, người sử dụng đất có thể chuyển nhượng đất nông nghiệp khác khi có nhu cầu và cần tuân thủ đầy đủ các điều kiện chuyển nhượng được quy định bởi pháp luật.
Về điều kiện chuyển nhượng, tương tự với đất nông nghiệp nói chung, người đang sử dụng đất phải đáp ứng điều kiện sau căn cứ theo Điều 188 Luật Đất đai 2013:
Điều kiện lên đất thổ cư – Liên hệ luật sư 097.111.5989 (có zalo)
Khi chuyển đổi từ đất ao, vườn sang đất thổ cư, người chuyển đổi sẽ phải nộp 50% chênh lệch giữa giá đất sử dụng đất thổ cư và giá đất sử dụng đất nông nghiệp, được tính dựa trên quyết định chuyển đổi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 5, Nghị định số 45/2014/NĐ-CP của Chính phủ).
Giá đất cụ thể sẽ phải tham khảo bảng giá đất của địa phương tại thời điểm thực hiện quyền chuyển đổi.
Theo Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất nông nghiệp khác thuộc nhóm đất nông nghiệp (đất thổ canh), có thể được dùng để sử dụng vào các mục đích:
Như vậy, mặc dù đất nông nghiệp khác cho phép trong một số trường hợp có thể xây dựng các công trình nhà, chuồng trại, nhưng không áp dụng đối với xây nhà ở. Căn cứ Điều 10 Luật Đất đai 2013, nhà ở chỉ được xây dựng trên đất ở, hay nói cách khác là đất thổ cư có mục đích để ở.
Bên cạnh đó, theo Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất có nghĩa vụ phải sử dụng đất đúng mục đích, nghiêm cấm hành vi sử dụng đất sai mục đích đăng ký. Do đó, không được phép xây nhà ở trên đất thổ canh.
Bạn đọc muốn tìm hiểu rõ hơn về xây nhà đất thổ canh – Liên hệ luật sư 097.111.5989 (có zalo)
Chào Luật sư đất đai. Trong gia đình chúng tôi, hiện có hai mảnh đất chưa được cấp quyền sử dụng. Đất này đã được ông và cha tôi để lại từ thời xa xưa. Gần đây, chúng tôi đã hoàn thành thủ tục cấp đất lần đầu và nhận được quyết định công nhận một thửa đất ao với diện tích là 600m2. Trong số đó, gia đình tôi đã làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho 60m2 đất ở từ tổng diện tích 600m2 của thửa đất ao đó.
Câu hỏi: Trường hợp này tôi muốn hỏi giá chuyển đổi mục đích sử dụng đất là bao nhiêu? Trường hợp này, gia đình tôi phải nộp tiền thuế sử dụng đất được tính là 600.000đ/m2. Vậy Luật sư cho tôi hỏi gia đình em phải nộp 100% giá trị chuyển mục đích sử dụng đất hay chỉ phải nộp 50% thôi ạ. Tôi xin trân thành cảm ơn.
Khi chuyển đổi từ đất ao, vườn sang đất thổ cư, người chuyển đổi sẽ phải nộp 50% chênh lệch giữa giá đất sử dụng đất thổ cư và giá đất sử dụng đất nông nghiệp, được tính dựa trên quyết định chuyển đổi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Giá đất cụ thể sẽ phải tham khảo bảng giá đất của địa phương tại thời điểm thực hiện quyền chuyển đổi.
Vì vậy, bạn có thể tham khảo để được giải đáp thắc mắc cụ thể hơn!
Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tính; Nhật bản;… theo các phương thức sau:
Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến chủ đề Đất thổ canh là gì?. Để sử dụng dịch vụ soạn thảo đơn, hoặc cần được tư vấn về đất đai, bạn có thể liên hệ tới hotline 097.111.5989 (có zalo) để được hỗ trợ trực tiếp.
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…