Ly hôn

Điều kiện tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn

Khi ly hôn vấn đề được các cặp vợ, chồng quan tâm nhiều nhất vẫn là quyền nuôi con sau khi ly hôn. Nhiều trường hợp vợ, chồng thoả thuận được việc nuôi con chung, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có trường hợp xảy ra tranh chấp. Vậy khi khi hôn điều kiện tranh chấp nuôi con như thế nào? pháp luật quy định ra sao? Luật Hùng Bách sẽ làm rõ các vấn đề này qua bài viết: “Điều kiện tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn”. Liên hệ Luật Hùng Bách theo số điện thoại 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể. 

Quyền nuôi con khi ly hôn như thế nào?

Khi ly hôn thì cả cha và mẹ đều có quyền nuôi con trên 3 tuổi như nhau, tuy nhiên Toà án luôn tạo điều kiện để vợ chồng tự thoả thuận để quyết định ai sẽ là người trực tiếp nuôi con. Người con lại sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con và vẫn có quyền thăm nom, chăm sóc con chung.

Đối với những trường hợp hai bên không thoả thuận được ai sẽ là người trực tiếp nuôi con thì một trong hai bên là vợ hoặc chồng, có thể khởi kiện đề nghị Toà án xem xét giao con cho vợ hoặc chồng nuôi. Tuy nhiên, đối với những trường hợp không thoả thuận được thì Toà án sẽ cần phải đánh giá về các yếu tố như điều kiện kinh tế, chỗ ở, giáo dục con cái… để giao cho một bên có thể chăm sóc con tốt hơn.

Pháp luật có quy định con dưới 36 tháng tuổi thì sẽ giao trực tiếp cho người mẹ, chỉ ngoại trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc con. Hoặc đối với trường hợp hai vợ chồng tự thoả thuận được ai là người nuôi con. Tuy nhiên đối với con trên 7 tuổi thì pháp luật lại có quy định, con có thể có nguyện vọng được ở với ai, từ đó Toà án xem xét nguyện vọng này để quyết định giao con cho ai là người nuôi dưỡng.

Quy định về điều kiện tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn.

Hiện nay pháp luật có quy định về điều kiện tranh chấp quyền nuôi con sau khi ly hôn. Theo đó, cha hoặc mẹ khi tranh chấp quyền nuôi con thì cần phải đáp ứng các điều kiện như sau:

Trường hợp 1: Cha, mẹ thoả thuận được ai là người nuôi con sau ly hôn.

Trường hợp thoả thuận được ai là người nuôi con con ly hôn thì việc nuôi con được thực hiện theo thoả thuận của hai bên. Ngoài ra hai bên có thể thoả thuận về mức cấp dưỡng, thời gian thăm con đối với người không trực tiếp nuôi con.

Trường hợp 2: Cha, mẹ không thoả thuận được ai là người nuôi con sau ly hôn.

Trường hợp cha/mẹ không thỏa thuận được ai là người nuôi con tức là đã có tranh chấp về quyền nuôi con. Đối với trường hợp này một trong hai bên cha, mẹ cần phải nộp đơn khởi kiện tới TAND có thẩm quyền đề nghị giải quyết tranh chấp nuôi con. Do đó cần phải đáp ứng một số điều kiện nuôi con như sau:

  • Điều kiện về tinh thần: Người nuôi con sau khi ly hôn cần có thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con.  Không những vậy cũng cần sắp xếp được thời gian vui chơi giải trí cùng con. Người nuôi dạy con phải là nuôi có đạo đức tốt, không có xu hướng bạo lực, …
  • Điều kiện kinh tế: Điều kiện về kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc tranh chấp nuôi con sau ly hôn. Người nuôi con cần có chỗ ở hợp pháp và ổn định. Mức thu nhập ổn định và đủ để đáp ứng nhu cầu ăn uống, học tập, vui chơi của người con.

Giành quyền nuôi con sau khi ly hôn – Liên hệ Luật sư tư vấn, hỗ trợ 0983.499.828 (Zalo)

Bố có được giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi sau ly hôn không?

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì con dưới 3 tuổi khi ly hôn sẽ giao cho người mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng. Tuy nhiên bố vẫn có thể giành được quyền nuôi con dưới 3 tuổi trong một số trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Vợ, chồng thoả thuận được ai là người nuôi con dưới 3 tuổi.

Mặc dù pháp luật có quy định con dưới 3 tuổi mẹ sẽ nuôi nhưng vợ, chồng có thể tự thoả thuận và đề nghị Toà án công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Theo đó, có thể thoả thuận để bố được nuôi con dưới 3 tuổi, việc nuôi con cần phải đáp ứng được các điều kiện phát triển của con hiện tại và sau này.

Trường hợp 2: Vợ, chồng tranh chấp ai là người nuôi con dưới 3 tuổi.

Khi vợ, chồng không thống nhất được việc nuôi con sẽ giao cho ai thì một trong hai bên vợ, chồng hoàn toàn có thể khởi kiện tranh chấp quyền nuôi con. Khi có tranh chấp xảy ra, theo quy định của pháp luật thì người mẹ sẽ được ưu tiên giao nuôi con dưới 3 tuổi. Tuy nhiên bố vẫn có thể nuôi con dưới 3 tuổi nếu người mẹ đáp ứng được điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái.

Như vậy, pháp luật vẫn ưu tiên sự thoả thuận giữa các đương sự. Người bố có thể ưu tiên việc thoả thuận để được quyền nuôi con dưới 3 tuổi. Trường hợp không thể thoả thuận được thì tiến hành khởi kiện vụ án ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con. Trong trường hợp khởi kiện, người bố cần chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu chứng mình ưu thế của mình so với vợ khi được quyền nuôi con.

Thu nhập bao nhiêu thì được giành quyền nuôi con sau ly hôn?

Pháp luật không hạn chế quyền được giành quyền nuôi con sau ly hôn của các đương sự nhưng để giành được quyền nuôi con thì cần quan tâm tới vấn đề thu nhập của cha, mẹ khi nuôi con. Hiện nay pháp luật chưa quy định về mức thu nhập cụ thể bao nhiêu thì được quyền nuôi con sau ly hôn. Tuy nhiên muốn giành được quyền nuôi con sau khi ly hôn thì yếu tố về thu nhập đóng vai trò khá lớn. Theo đó, thu nhập của người nuôi con phải ổn định và đủ để đáp ứng nhu cầu ăn uống, học tập vui chơi cho con. Nếu cha, mẹ mà không có thu nhập ổn định thì sẽ không thể đáp ứng được những nhu cầu trên của con nên Toà án sẽ cân nhắc có giao con cho người đó nuôi hay không.

Thu nhập của cha, mẹ cần không cần quá cao nhưng tối thiểu cần phải đảm bảo cho con các mặt như:

  • Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho con qua việc ăn, uống.
  • Chỗ học của con phải ổn định, con được đi học đầy đủ.
  • Chỗ ở thuận tiện cho việc con học tập, chỗ ở ổn định để cuộc sống của con ít bị xáo trộn

Để chứng minh được mức thu nhập của cha, mẹ đủ để đáp ứng các nhu cầu tối thiểu cho con thì khi ly hôn, cha/mẹ nên chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu chứng minh mức thu nhập của mình như: Hợp đồng lao động, sao kê bảng lương, sổ tiết kiệm …

Không có nơi ở ổn định có được giành quyền nuôi con sau ly hôn.

Chỗ ở ổn định là một trong những điều kiện để cha, mẹ giành quyền nuôi con bên cạnh việc chứng minh điều kiện kinh tế và điều kiện về tinh thần. Đây là những yếu tố quan trọng để tạo cho con môi trường sống tốt từ đó cha mẹ cũng hoàn thành quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

Không những vậy, đối với những trường hợp tranh chấp nuôi con sau khi ly hôn thì việc cha hoặc mẹ không có chỗ ở ổn định sẽ là điểm bất lợi trong quá trình xem xét ai là người trực tiếp nuôi con. Ngoại trừ một số trường hợp như cha hoặc mẹ đang chấp hành hình phạt tù, bị mắc bệnh tâm thần …. thì người còn lại sẽ được quyền nuôi con.

Như những phân tích nêu trên thì việc không có nơi ở ổn định vẫn được giành quyền nuôi con sau khi ly hôn. Tuy nhiên tỉ lệ giành được quyền nuôi con sẽ thấp vì đây là một điểm bất lợi. Người có chỗ ở ổn định sẽ có thể chăm sóc cho con về phương diện ăn uống, nghỉ ngơi còn người không có chỗ ở sẽ không thể chăm sóc tốt cho con về những phương diện nêu trên.

Nếu con không có chỗ ở ổn định sẽ khó để con được nuôi nấng, học tập, sinh hoạt tốt hơn so với các bạn cùng trang lứa. Vi vậy để có ưu thế hơn trong việc giành quyền nuôi con sau ly hôn thì vợ, chồng nên nhanh chóng tìm kiếm một chỗ ở ổn định để có thể tranh chấp giành quyền nuôi con.

Giành quyền nuôi con sau ly hôn có phải lấy ý kiến của con không?

Hiện nay pháp luật có quy định về việc ly hôn lấy ý kiến của con, cụ thể: Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì trong vụ án ly hôn tranh chấp quyền nuôi con giữa vợ, chồng mà có con từ đủ 7 tuổi trở lên thì Toà án phải tiến hành xem xét ý kiến, nguyện vọng của con là mong muốn được cha hay mẹ khi nuôi dưỡng, chăm sóc khi cha mẹ ly hôn.

Đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng, ngoại trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc con. Hoặc đối với trường hợp vợ, chồng tự thoả thuận được ai là người nuôi con.

Đối với trường hợp con trên 7 tuổi thì cần phải xem xét ý kiến nguyện vọng của con về việc con muốn ở với ai. Do đó việc lấy ý kiến của con áp dụng đối với con từ 7 tuổi trở lên, sau đó Toà án sẽ xem xét để giao con cho cha hoặc mẹ nuôi. Tuy nhiên kết quả ai là người nuôi con không phụ thuộc phần lớn vào việc lấy ý kiến của con mà còn phải cân nhắc các yếu tố về kinh tế, tinh thần,… của cha, mẹ. Chỉ khi cha, mẹ đáp ứng được đầy đủ các điều kiện đảm bảo nuôi dưỡng con tốt nhất thì Toà án sẽ cân nhắc và quyết định người trực tiếp nuôi dưỡng con.

Bố/mẹ cần chuẩn bị những gì để giành quyền nuôi con sau ly hôn?

Để được giành quyền nuôi con sau ly hôn, bố/mẹ phải chuẩn bị tốt các điều kiện kinh tế và tinh thần để nuôi dưỡng, chăm sóc con được tốt nhất. Về điều kiện kinh tế về thì cần có thu nhập ổn định, chỗ ở ổn định. Về mặt tinh thần thì cần có thời gian chăm sóc, nuôi dạy con tốt. Ngoài ra để có thể giành quyền nuôi con được thuận lợi hơn thì cha, mẹ cũng có thể thu thập thêm những chứng cứ chứng minh việc người con lại không đáp ứng được điều kiện kinh tế, tinh thần hay có hành vi bạo lực (nếu có),…

Đối với những trường hợp con từ 7 tuổi Toà án sẽ hỏi ý kiến của con để giải quyết quyền nuôi con của bố/mẹ. Do đó bố/mẹ cần phải chuẩn bị sẵn công tác tư tưởng, tâm lý cho con để con biết về vấn đề trên, từ đó sẽ giúp quá trình giải quyết việc tranh chấp tại Toà án được nhanh chóng hơn.

Ngoài bố, mẹ có thể xem xét thương lượng với nhau để giải quyết việc tranh chấp nuôi con sau ly hôn. Xét cho cùng việc bố hay mẹ nuôi con chung đều phải hướng tới mục đích là mang lại cho con một cuộc sống tốt, một môi trường tốt. Do đó, bố/mẹ nên chuẩn bị kỹ mọi phương diện nêu trên để có thể giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Luật sư tư vấn điều kiện tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn: 0983.499.828 (Zalo)

Thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con trên 7 tuổi.

  • Để thực hiện thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con, việc đầu tiên cần thực hiện là chuẩn bị hồ sơ khởi kiện để gửi tới cơ quan Toà án có thẩm quyền.
  • Nộp hồ sơ ly hôn đã chuẩn bị tới Toà án có thẩm quyền.
  • Tiếp nhận xem xét và thụ lý hồ sơ vụ án. Sau khi nộp hồ sơ tới TAND có thẩm quyền, Toà án sẽ xem xét hồ sơ có hợp lệ để giải quyết hay không. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Toà án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí để Nguyên đơn tới cơ quan thi hành án đóng tiền tạm ứng án phí trên và sẽ thụ lý vụ án sau đó. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Toà án sẽ hướng dẫn công dẫn bổ sung hồ sơ hoặc hướng dẫn cách giải quyết vụ việc.
  • Sau khi thụ lý vụ án thì sẽ tiến hành Hòa giải tại Tòa án. Đây là một trong những thủ tục bắt buộc đối với vụ việc ly hôn giành quyền nuôi con. Việc hoà giải sẽ được thực hiện trước khi đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên cũng có rất nhiều những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được, những vụ việc không hoà giải được đã được pháp luật quy định cụ thể tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
  • Sau khi thực hiện quy trình nêu trên thì Tòa án sẽ xét xử sơ thẩm vụ án. Đối với những trường hợp không đồng ý với quyết định của Toà án thì có thể thực hiện kháng cáo theo quy định.

Có phải cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn?

Căn cứ quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn. Tuy nhiên pháp luật cũng không có quy định cụ thể về mức cấp dưỡng nuôi con mà quy định cha, mẹ thoả thuận về mức cấp dưỡng. Theo đó, cha mẹ hoàn toàn có thể yêu cầu một mức cấp dưỡng cụ thể với người không nuôi con. Trường hợp không thể thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn sẽ được quyết định dựa trên yếu tố: Hoàn cảnh sống của người được cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu tối thiểu của người được cấp dưỡng, nguồn thu nhập và hoàn cảnh của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu mức cấp dưỡng đối với người không trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, Toà án sẽ xem xét có chấp nhận hay không yêu cầu mức cấp dưỡng của người trực tiếp nuôi con. Mức cấp dưỡng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và các yếu tố nêu trên. Việc xác định mức cấp dưỡng phù hợp một phần tạo điều kiện phát triển tốt nhất về thể chất, tinh thần cho các con về sau này. Đồng thời, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ cũng phải được cân đối so với điều kiện của người cấp dưỡng, tránh việc quyết định mức cấp dưỡng quá cao dẫn đến cuộc sống của người cấp dưỡng không được đảm bảo.

Kiện đòi nuôi con sau khi ly hôn – Liên hệ Luật sư tư vấn, hỗ trợ 0983.499.828 (Zalo)

Luật sư tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn.

Hiện nay tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn không còn là khái niệm xa lạ, tuy nhiên để hiểu được hết về vấn đề trên thì không phải ai cũng có thể. Vì vậy, Luật Hùng Bách chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau khi ly hôn sẽ hỗ trợ khách hàng tư vấn giải quyết các vụ việc ly hôn nói chung và giành quyền nuôi con nói riêng một cách tốt nhất. Chúng tôi với đội ngũ Luật sư giải quyết tranh chấp quyền nuôi con luôn sẵn lòng cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn Điều kiện tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn bao gồm:

  • Tư vấn và soạn thảo mẫu đơn ly hôn tranh chấp giành quyền nuôi con.
  • Tư vấn  và soạn thảo hồ sơ ly hôn tranh chấp giành quyền nuôi con.
  • Hướng dẫn thu thập hồ sơ ly hôn tranh chấp giành quyền nuôi con.
  • Tư vấn quy định của pháp luật về ly hôn tranh chấp giành quyền nuôi con trên và cấp dưỡng.
  • Tư vấn quy định về yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách về “Điều kiện tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn“. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp lý về hôn nhân gia đình, tranh chấp nuôi con sau ly hôn. Bạn có thể liên hệ với các Luật sư của chúng tôi làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (2 bình chọn)
Thu Nguyen

Recent Posts

MẪU HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ ĐẤT MỚI NHẤT

Hợp đồng mua bán nhà đất là văn bản ghi nhận thoả thuận mua bán…

2 tháng ago

THỦ TỤC KHÁNG CÁO BẢN ÁN SƠ THẨM

Bạn không đồng ý với phán quyết, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm?…

3 tháng ago

Cách làm thủ tục nhận lại con ruột nhanh nhất

Hiện nay, có khá nhiều gia đình vì điều kiện hoàn cảnh gia đình khó…

3 tháng ago

THỦ TỤC THÊM TÊN CHA VÀO GIẤY KHAI SINH CHO CON

Hiện nay nhiều trường hợp con sinh ra vì một số lý do mà khi…

3 tháng ago

CHỨNG CỨ CHỨNG MINH QUAN HỆ CHA CON PHẢI CÓ TRONG HỒ SƠ

Theo quy định pháp luật, văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám…

3 tháng ago

Xin giấy xác nhận cha con ở đâu? Thủ tục thực hiện

Bạn đang muốn xin giấy xác nhận cha con, nhưng không biết xin ở đâu?…

3 tháng ago