Hình sự

Giám định thương tật tai nạn giao thông để tính bồi thường

Giám định thương tật tai nạn giao thông là thủ tục cần thiết làm cơ sở cho: Xử phạt vi phạm hành chính, xử lý trách nhiệm hình sự,… Và đặc biệt là tính trách nhiệm bồi thường thiệt hại giữa các bên. Trong bài viết sau đây, Luật Hùng Bách xin làm rõ một số vấn đề về giám định thương tật tai nạn như: Cách tính tỷ lệ thương tật, thẩm quyền và chi phí giám định tỷ lệ thương tật tai nạn giao thông; gây tai nạn có bị khởi tố không? Phải bồi thường những khoản nào?… Bạn đọc có nhu cầu hỗ trợ tư vấn xác định tỷ lệ thương tật vui lòng liên hệ trực tiếp số điện thoại: 0983.499.828 (Zalo).

Gây thương tật tai nạn giao thông phải bồi thường thế nào?

Thiệt hại do tai nạn giao thông được xếp vào dạng bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo đó, các khoản bồi thường được pháp luật ghi nhận gồm:

  • Bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm;
  • Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm;
  • Bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm;
  • Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm;

Đối với trường hợp bồi thường do thương tật tai nạn giao thông thì việc bồi thường phát sinh chủ yếu đối với hai trường hợp là: Bồi thường về sức khỏe và bồi thường về tính mạng. Chúng tôi xin làm rõ như sau:

Các khoản bồi thường do thương tật tai nạn giao thông.

Các khoản bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm.

  • Chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút.
  • Chi phí từ thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc.
  • Chi phí bồi thường tổn thất về tinh thần.

Các khoản bồi thường do tính mạng bị xâm phạm.

  • Chi phí thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm: Được tính từ khi người đó bị tổn thương cơ thế đến khi người đó chết.
  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng người chết.
  • Chi phí cấp dưỡng cho những người mà người chết có nghĩa vụ cấp dưỡng.
  • Chi phí bồi thường tổn thất về tinh thần.

Các khoản bồi thường nêu trên được tính chủ yếu dựa trên thiệt hại thực tế các bên phải gánh chịu. Một số khoản sẽ được tính theo công thức hoặc mức cố định do pháp luật quy định. Nếu đang gặp phải vấn đề tương tự và chưa biết tính mức bồi thường thiệt hại các bạn có thể liên hệ theo số 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ tính bồi thường thiệt hại trong trường hợp cụ thể.

Bài viết tham khảo: Bảng tỷ lệ thương tật do thương tích mới nhất.

Tỷ lệ thương tật tai nạn giao thông tính như thế nào?

Câu hỏi: Kính chào công ty. Cách đây khoảng 2 tuần bạn tôi va quệt với xe ôto và có bị thương ở chân, đầu. Tôi đang tìm hiểu cách tính tỷ lệ thương tật do tai nạn giao thông để tính cho bạn. Mong các bạn chỉ giúp tôi công thức và hướng dẫn cho tôi cách tính dễ hiểu nhất. Tôi xin cảm ơn.
Trả lời: Chào bạn. Luật Hùng Bách đã tiếp nhận câu hỏi của bạn và xin giải đáp như sau:

Hiện nay, tỷ lệ thương tật tai nạn giao thông được tính theo công thức cộng như sau:

Tỉ lệ thương tật (TLTT) = T1 + T2 + T3 +…+ Tn.

Trong đó:

  • T1: Được xác định là TLTT thứ nhất.
  • T2: Được xác định là TLTT thứ hai: T2 = (100 T1) x TLTT thứ 2/100.
  • T3: Được xác định là TLTT thứ ba: T3 = (100-T1-T2) x TLTT thứ 3/100.
  • Tn: Được xác định là TLTT thứ n: Tn – {100 – T1 – T2 – T3 – … -T(n-1)} x TLTT thứ n/100.

Chúng tôi xin làm rõ qua trường hợp cụ thể sau:

Ví dụ về cách tính tỷ lệ thương tật tai nạn giao thông.

Tháng 10/2022, ông T đang lưu thông trên quốc lộ 14 thì gặp va chạm. Nguyên nhân là do xe oto đi ngược chiều đang vượt xe phía trước sai tại đoạn đường cấm vượt. Ông T đánh lái khiến cả người và xe máy lao vào dải phân cách. Cùng lúc đó, anh M điều khiển xe máy phía sau không kịp phanh nên cả hai tiếp tục va chạm. Hệ quả dẫn tới ông M bị gãy 01 xương sườn thương tích 2% và Gãy thân xương cánh tay phải dưới cổ phẫu thuật thương tích 13%.

Đối với hai thương tích nêu trên có thể áp dụng phương pháp cộng để tính tỷ lệ thương tật của ông T như sau:

Tỷ lệ thương tích đối với vết thương thứ nhất: T1=13%;

Tỷ lệ thương tích đối với vết thương thứ hai: T2=(100-13)x2x100%= 1,74%

Vậy tổng tỷ lệ thương tật của ông T= 13+1,74= 14,74%

Trên đây là công thức tính và cách tính tỷ lệ thương tật tai nạn giao thông. Bạn đọc còn có vướng mắc về cách tính tỷ lệ thương tật hoặc chưa biết cách xác định tỷ lệ thương tật có thể liên hệ tư vấn 24/7 qua Hotline: 0983.499.828 (Zalo).

Tư vấn giám định thương tật, tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể: 0983.499.828 (Zalo).

Giám định thương tật sau tai nạn giao thông ở đâu?

Thẩm quyền giám định thương tật sẽ phụ thuộc vào tính chất vụ việc và mục đích thực hiện. Ví dụ: Giám định để thỏa thuận bồi thường, giám định trong vụ án hình sự,… Chúng tôi xin đưa ra một số cơ quan có thẩm quyền giám định thương tật tai nạn giao thông như sau:

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định pháp y.

  • Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế;
  • Trung tâm pháp y cấp tỉnh;
  • Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng;
  • Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định pháp y tâm thần.

  • Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế;
  • Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế.

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định kỹ thuật hình sự.

  • Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;
  • Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;
  • Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng;
  • Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định y khoa.

  • Hội đồng y khoa các cấp, gồm:
  • Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh;
  • Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương;
  • Hội đồng giám định y khoa phúc quyết lần cuối.

Như vậy, khi xảy ra thương tích do tai nạn giao thông các bên có thể tiến hành giám định tại các cơ quan trên. Việc giám định có thể thực hiện theo yêu cầu hoặc bắt buộc tùy từng vụ việc. Ngoài ra các bạn cũng có thể tự tính sơ bộ tỷ lệ thương tật giao thông hoặc kiểm tra thử tỷ lệ thương tích dựa trên hồ sơ bệnh án  – Liên hệ tư vấn, hỗ trợ: 0983.499.828 (Zalo).

Chi phí giám định thương tật tai nạn giao thông.

Chi phí giám định thương tật tai nạn giao thông hiện nay được pháp luật quy định chi tiết tại tại Thông tư số 243/2016/TT-BTC. Trong đó, quy định chi tiết mức phí đối với từng thủ tục khám:

  • Phí ghi điện não đồ;
  • Phí siêu âm;
  • Phí chụp X quang;
  • Phí chụp CT;
  • Phí đo điện cơ;
  • Phí đo thông khí phổi;

Khi thực hiện thủ tục, người yêu cầu sẽ được thông báo chi tiết về mức phí giám định. Các bạn có thể kiểm tra mức phí theo quy định tại thông tư nêu trên.

Trường hợp có nhu cầu kiểm tra thử tỷ lệ thương tật tai nạn giao thông các bạn có thể tham khảo bảng phí dưới đây của Luật Hùng Bách:

Liên hệ tư vấn, hỗ trợ tính tỷ lệ thương tật: 0983.499.828 (Zalo).

Gây thương tật tai nạn giao thông có bị phạt tiền không?

Pháp luật có ghi nhận việc xử phạt tiền do hành vi gây tai nạn giao thông. Việc xử chỉ phạt được áp dụng đối với những người vi phạm quy định về an toàn giao thông. Việc xử phạt sẽ được tính dựa trên hai yếu tố cơ bản:

Phạm tiền dựa trên lỗi vi phạm giao thông.

Các hành vi này sẽ được xem xét trong từng vụ việc cụ thể, đối với từng vi phạm cụ thể. Người thực hiện hành vi nào sẽ bị xử lý riêng đối với hành vi đó (lỗi này có thể là lý do dẫn tới va chạm giao thông hoặc không). Chúng tôi xin đưa ra một số lỗi thường gặp như sau:

  • Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển oto gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
  • Hành vi khiển xe oto vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở – Mức phạt: từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
  • Hành vi điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ – Mức phạt: từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h.
  • Người điều khiển ô tô có hành vi đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định bị phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng

Phạt tiền dựa trên mức độ thiệt hại.

Xử phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với các trường hợp gây tai nạn dẫn tới:

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Gây thương tật tai nạn giao thông có bị khởi tố không?

Bộ luật hình sự hiện hành có quy định xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm luật giao thông gây tại nạn. Người vi phạm bị xử lý hình sự theo từng khung hình phạt tại Điều 260 như sau:

Mức xử lý hình sự với người gây thương tật tai nạn giao thông.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong các trường hợp:

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối với trường hợp:

  • Không có giấy phép lái xe theo quy định;
  • Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
  • Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
  • Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
  • Làm chết 02 người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với các trường hợp:

  • Làm chết 03 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Bên cạnh các mức phạt trên, người bị khởi tố còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung tùy từng trường hợp.

Luật sư tư vấn bồi thường gây thương tích.

Khi xảy ra một vụ việc thương tích các bên thương gặp phải những vướng mắc như:

  • Có các khoản phí nào được bồi thường thiệt hại;
  • Mức bồi thường cụ thể là bao nhiêu tiền?
  • Thời điểm nhận tiền bồi thường là khi nào?
  • Nên tự thỏa thuận bồi thường hay đề nghị cơ quan nhà nước xử lý;

Nếu đang gặp phải các vấn đề tương tự trong các vụ việc bồi thường các bạn có thể liên hệ với Luật sư hình sự – Luật Hùng Bách để được hỗ trợ:

  • Tư vấn bồi thường thiệt hại do thương tật;
  • Tham gia đàm phán, thương lượng bồi thường thiệt hại;
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện tranh chấp bồi thường do thương tật;
  • Tham gia bào chữa, bảo vệ tại Tòa án;

Trên đây là tư vấn của Luật Hùng Bách về nội dung “Giám định thương tật tai nạn giao thông để tính bồi thường” Nếu bạn còn có thắc mắc liên quan đến thủ tục giám định thương tật hay những câu hỏi khác trong các lĩnh vực: Dân sự, Hôn nhân và Gia Đình, Doanh nghiệp, Đất đai, Hình sự… Liên hệ Luật sư của chúng tôi làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng! 

 

5/5 - (4 bình chọn)
Luật Hùng Bách

Recent Posts

BẢN ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THI CÔNG

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…

4 tuần ago

Bản án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…

2 tháng ago

Bản án hình sự tội chống người thi hành công vụ

Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…

2 tháng ago

BẢN ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…

2 tháng ago

Bản án đơn phương ly hôn tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng

Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…

2 tháng ago

Quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada

Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…

2 tháng ago