Giám định thương tật ở đâu? Thẩm quyền giám định thương tật


Giám định thương tật ở đâu? Cơ quan nào có thẩm quyền giám định thương tật? Hồ sơ giám định thương tật bao gồm những gì? Thủ tục thực hiện giám định thương tật như thế nào?… Đây là một số câu hỏi mà Luật Hùng Bách thường xuyên nhận được trong thời gian gần đây. Nếu đang có cùng các vướng mắc nêu trên hoặc gặp khó khăn khi giám định các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách. Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài tư vấn: 0983.499.828 (Zalo).

Giám định thương tật ở đâu? Thẩm quyền giám định thương tật. 

Theo quy định tại Điều 12 Luật Giám định tư pháp năm 2012 một số cơ quan/tổ chức có thẩm quyền giám định gồm:

Trong lĩnh vực pháp y:

  • Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ y tế;
  • Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh;
  • Viện pháp y quân đội thuộc Bộ quốc phòng;
  • Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ công an.

Trong lĩnh vực pháp y tâm thần:

  • Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế;
  • Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế

Trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự: 

  • Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;
  • Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;
  • Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.

Trên đây là các tổ chức giám định tư pháp công lập. Vì vậy, kết quả giám định thường được sử dụng trong các thủ tục tố tụng. Bên cạnh đó, đối với trường hợp giám định ý khoa thì thẩm quyền sẽ thuộc về các hội đồng giám định y khoa. Hoặc nếu bạn có nhu cầu kiểm tra thử tỷ lệ thương tật, hướng dẫn cách tính phần trăm tổn thương cơ thể có thể liên hệ tới Luật Hùng Bách theo số: 0983.499.828 (Zalo) để được hỗ trợ.

Bệnh viện có giám định thương tật không?

Câu hỏi: Kính chào Luật sư. Tôi là Nguyễn Việt H, sinh năm 1996. Hiện đang sinh sống tại Nam Trực, Nam Định. Tôi có câu hỏi gửi đến Luật sư như sau. Tuần trước đi ăn cưới tôi có bị một số thanh niên uốn say và đánh nhầm. Tôi được đưa đi cấp cứu và điều trị tại bệnh viện huyện. Từ lúc tôi nhập viện chỉ có bố mẹ của những người đánh tôi đến xin lỗi và bồi thường. Vì vậy tôi muốn làm giám định để biết tỷ lệ thương tật là bao nhiêu? Nếu trên 11% tôi sẽ làm đơn tới công an, nếu dưới 11% tôi chấp nhận bồi thường và bỏ qua cho họ. Nhưng tôi vẫn chưa biết làm giám định thương tật ở đâu hay xin giấy giám định thương tật ở đâu?

Luật sư cho tôi hỏi tôi bệnh viện có giám định thương tật không? tôi đang muốn làm thủ tục ở bệnh viện huyện hoặc tỉnh cho gần. Cảm ơn Luật sư.

Tư vấn về cơ quan giám định thương tật.

Chào bạn. Đối với câu hỏi về việc: Bệnh viện có giám định thương tật không? Luật Hùng Bách xin giải đáp như sau:

Theo quy định tại Điều 12 Luật Giám định tư pháp năm 2012, cá nhân khi bị gây thương tích, bị ảnh hưởng về sức khỏe có thể điều trị tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, kết luận giám định thương tật chỉ được thực hiện tại các tổ chức giám định tư pháp công lập như chúng tôi đã liệt kê ở trên. Bệnh viện không nằm trong danh sách cơ quan giám định thương tật. Do đó, trong trường hợp cần làm giám định, cá nhân, tổ chức không thể đến bệnh viện làm thủ tục.

Hiện nay, bạn mới chỉ cần nắm sơ bộ phần trăm thương tật để cân nhắc có làm đơn tố cáo hay không. Dựa trên mục đích này bạn có thể lựa chọn một trong các cách sau:

  • Làm đơn tố cáo tới cơ quan công an. Sau khi tiếp nhận thông tin, cơ quan này sẽ ra quyết định trưng cầu giám định;
  • Tự tính tỷ lệ thương tật dựa trên hồ sơ bệnh án của bệnh viện;
  • Liên hệ kiểm tra thử tỷ lệ thương tật qua Hotline: 0983.499.828 (Zalo). 
Giám định thương tật ở đâu
Giám định thương tật ở đâu? Tư vấn giám định thương tật: 0983.499.828 (Zalo). 

Hồ sơ giám định thương tật gồm những gì?

Hồ sơ thực hiện giám định thương tật tùy thuộc vào hình thức giám định tỷ lệ thương tích. Mỗi hình thức giám định thương tật sẽ yêu cầu thành phần hồ sơ khác nhau. Sau đây, Luật Hùng Bách sẽ tập trung hướng dẫn quý bạn đọc về hồ sơ giám định thương tật trong trường hợp tai nạn lao động. Căn cứ Thông tư 56/2017/TT-BYT, thành phần hồ sơ giám định thương tật bao gồm:

Hồ sơ giám định y khoa lần đầu.

Hồ sơ khám định tai nạn lao động lần đầu được quy định tại Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT. Cụ thể hồ sơ khám giám định tai nạn lao động lần đầu bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • Thứ nhất, Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động (trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động). Hoặc Giấy đề nghị khám giám định (người lao động không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động).
  • Thứ hai, bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động).
  • Thứ ba, bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
  • Thứ tư, giấy ra viện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án.
  • Thứ năm, một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu còn hiệu lực.

Hồ sơ giám định tái phát.

Sau khi người lao động đã được điều trị ổn định mà tai nạn lao động tái phát, người sử dụng lao động và bản thân người lao động có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ giám định và gửi đến cơ quan BHXH cấp tỉnh để được xem xét, giải quyết. Hồ sơ khám giám định tái phát được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 56/2017/TT-BYT. Cụ thể hồ sơ khám giám định đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động gồm các giấy tờ sau đây:

  • Thứ nhất, giấy đề nghị khám giám định;
  • Thứ hai, bản chính hoặc bản sao hợp lệ Tóm tắt hồ sơ bệnh án;
  • Thứ ba, bản chính hoặc bản sao hợp lệ: Biên bản Giám định y khoa lần gần nhất kèm theo các Giấy chứng nhật thương tích ghi nhận các tổn thương được giám định trong Biên bản đó;
  • Thứ tư, một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu còn hiệu lực.

Hồ sơ khám giám định tổng hợp.

Hồ sơ khám giám định tổng hợp được quy định tại Điều 7 Thông tư 56/2017/TT-BYT. Cụ thể hồ sơ khám giám định tổng hợp bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Thứ nhất, Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động hoặc Giấy đề nghị khám giám định của người lao động;
  • Thứ hai, bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản giám định y khoa lần gần nhất nếu đã được giám định;
  • Thứ ba, một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu còn hiệu lực;
  • Thứ tư, các giấy tờ khác theo quy định phù hợp với từng đối tượng và loại hình giám định.

Giám định thương tật ở đâu? Liên hệ tư vấn: 0983.499.828 (Zalo). 

Thủ tục giám định thương tật mới nhất.

Tương ứng với các thành phần hồ sơ nêu trên thì thủ tục giám định thương tật tai nạn lao động sẽ có sự khác biệt. Luật Hùng Bách xin đưa ra quy trình giám định phổ biến tại cơ quan giám định thương tật như sau:

Bước 1: Gửi hồ sơ xin giám định. Nơi tiếp nhận: Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.

Bước 2: Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa xem xét hồ sơ. Tiếp đó, tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật. Trường hợp từ chối giám định Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh trả lời bằng văn bản trong 10 ngày làm việc.

Bước 3: Phát hành Biên bản giám định y khoa. Thời gian xử lý thủ tục này là 10 ngày làm việc kể từ khi có kết luận.

Thủ tục nêu trên được áp dụng cho cho nhiều vụ việc lao động: Thương tật do tai nạn lao động, khám giám định thương tật lần đầu do bệnh nghề nghiệp, khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần,… Tuy quy trình được thực hiện tương tự nhưng thành phần hồ sơ, lệ phí, mẫu đơn yêu cầu giám định,… có sự khác biệt. Nếu gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục các bạn có thể liên hệ hỗ trợ theo số: 0983.499.828 (Zalo). 

Làm giám định thương tật hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Điều 36 Luật Giám định tư pháp năm 2012, cơ quan trưng cầu giám định hoặc người yêu cầu giám định có trách nhiệm trả chi chí giám định cho tổ chức thực hiện giám định. Chi phí giám định thương tật tùy thuộc theo hình thức giám định tỷ lệ thương tích. Sau đây, chúng tôi xin cung cấp mức lệ phí giám định thương tích tai nạn lao động theo quy định tại Thông tư 243/2016/TT-BTC như sau:

Biển phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa.

STT

Nội dung

Mức thu
(đồng/trường hợp)

1

Khám lâm sàng phục vụ giám định y khoa

Trường hợp khám giám định thông thường

1.150.000

Trường hợp khám giám định phúc quyết

1.368.000

Trường hợp khám giám định đặc biệt

1.513.000

2

Khám cận lâm sàng phục vụ giám định y khoa

2.1

Ghi điện não đ

Trường hợp khám giám định thông thường

155.000

Trường hợp khám giám định phúc quyết

238.000

Trường hợp khám giám định đặc biệt

253.000

2.2

Siêu âm 2D

Trường hợp khám giám định thông thường

150.000

Trường hợp khám giám định phúc quyết

173.000

Trường hợp khám giám định đặc biệt

188.000

2.3

Siêu âm 3D, 4D

Trường hợp khám giám định thông thường

250.000

Trường hợp khám giám định phúc quyết

288.000

Trường hợp khám giám định đặc biệt

313.000

2.4

Ghi đin tâm đồ

Trường hợp khám giám định thông thường

135.000

Trường hợp khám giám định phúc quyết

158.000

Trường hợp khám giám định đặc biệt

173.000

2.5

Chụp phim X-quang

Trường hợp khám giám định thông thường

165.000

Trường hợp khám giám định phúc quyết

188.000

Trường hợp khám giám định đặc biệt

203.000

2.6

Chụp CT Scanner

Trường hợp khám giám định thông thường

1.102.000

Trường hợp khám giám định phúc quyết

1.147.000

Trường hợp khám giám định đặc biệt

1.177.000

2.7

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Trường hợp khám giám định thông thường

1.702.000

Trường hợp khám giám định phúc quyết

1.747.000

Trường hợp khám giám định đặc biệt

1.777.000

2.8

Chụp ct lớp 3D (MSCT)

Trường hợp khám giám định thông thường

2.772.000

Trường hợp khám giám định phúc quyết

2.838.000

Trường hợp khám giám định đặc biệt

2.882.000

2.9

Đo thông khí phi

Trường hợp khám giám định thông thường

135.000

Trường hợp khám giám định phúc quyết

158.000

Trường hợp khám giám định đặc biệt

173.000

2.10

Đo đin cơ

Trường hợp khám giám định thông thường

185.000

Trường hợp khám giám định phúc quyết

208.000

Trường hợp khám giám định đặc biệt

314.000

2.11

Các xét nghiệm thường quy: Bao gm làm một hoặc các xét nghiệm cơ bản, thông thường, như: Công thức máu; các xét nghiệm máu về các chỉ số sinh hóa cơ bản (Glucose, Ure, Creatinin, axít Uric), FT3, FT4, TSH, điện giải đồ, nước tiểu 10 thông số

Trường hợp khám giám định thông thường (ln đu)

135.000

Trường hợp khám giám định phúc quyết

158.000

Trường hợp khám giám định đặc biệt

173.000

2.12

Các xét nghiệm khác: Bao gồm làm một hoặc không quá ba chỉ số sinh hóa đặc biệt, như: Protein, Albumin, Globulin, Cholesterol toàn phần, Triglycerit, HbAlC, SGOT, SGPT, HBsAg, HIV (test nhanh), HDL, LDL, Cho, αFP, PSA.T, PSA.F, PTH, CEA, Cyfra 21-1, Pro BNP, Pro GRT, LDH, AFP, HbeAg, Anti HBV, Anti HBE, Anti HCV, nghiệm pháp tăng đường huyết, xét nghiệm tim BK

Trường hợp khám giám định thông thường (ln đu)

153.000

Trường hợp khám giám định phúc quyết

176.000

Trường hợp khám giám định đặc biệt

282.000

2.13

Các chỉ số xét nghiệm nước tiu: Tng phân tích nước tiu, phorphyrin (định tính), Protein niệu, Creatinin niệu, Amylase niệu, Photphotaza kiềm, lipase, điện giải đồ niệu, ly tâm nước dịch chẩn đoán tế bào:

Trường hợp khám giám định thông thường (ln đu)

200.000

Trường hợp khám giám định phúc khuyết

250.000

Trường hợp khám giám định đặc biệt

300.000

2.14

Đo thính lực đơn âm, đo nhĩ lượng, đo phản xạ gân cơ bàn đạp, đo điện thính giác thân não (ABR), đo âm ốc tai (OAE), đo đáp ứng trạng thái bền vững thính giác (ABSR):

Trường hợp khám giám định thông thường (lần đầu)

500.000

Trường hợp khám giám định phúc khuyết

550.000

Trường hợp khám giám định đặc biệt

600.000

Để biết được chính xác chi phí giám định thương tật trong trường hợp cụ thể vui lòng liên hệ ngay theo Hotline: 0983.499.828 (Zalo).

Luật sư tư vấn giám định thương tích qua hồ sơ.

Việc giám định thương tích, giám định tổn thương cơ thể hiện nay có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau. Người có yêu cầu thực hiện có thể lựa chọn cách thực hiện phù hợp với nhu cầu của mình. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp giám định bắt buộc. Nếu đang gặp phải khó khăn, vướng mắc khi xác định thương tích các bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách để tư vấn giám định thương tích qua Hồ sơ. Cụ thể với các công việc gồm:

  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ đề nghị giám định thương tật/giám định y khoa;
  • Hướng dẫn cách tính tỷ lệ phần trăm thương tật;
  • Kiểm tra thử tỷ lệ thương tật qua hồ sơ theo quy định của Bộ y tế;
  • Hỗ trợ thủ tục đề nghị giám định, giám định lại thương tật.

Quý khách hàng có nhu cầu hỗ trợ các thủ tục liên quan tới Giám định thương tật vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 0983.499.828 (Zalo). Luật Hùng Bách luôn sẵn sàng tư vấn các nội dung nhanh chóng, chất lượng với chi phí hợp lý nhất.

Liên hệ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách về nội dungGiám định thương tật ở đâu? Thẩm quyền giám định thương tật”. Nếu bạn còn có thắc mắc liên quan đến Giám định thương tật hay những câu hỏi khác trong các lĩnh vực: Dân sự, Hôn nhân và Gia Đình, Doanh nghiệp, Đất đai, Hình sự… Liên hệ Luật sư của chúng tôi làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở: Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Đà Nẵng, Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Trân trọng!  

Trang

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *