Thủ tục giám định thương tật thực hiện như thế nào? Xin giấy giám định thương tật ở đâu? Thủ tục giám định thương tích mất bao lâu? Giám định thương tật hết bao nhiêu tiền? Kết quả giám định thương tích sai có thể làm lại được không? … Đây là một số câu hỏi trong chủ đề giám định thương tích mà Luật Hùng Bách thường xuyên nhận được trong thời gian gần đây. Nếu đang có cùng các vướng mắc nêu trên các bạn có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách. Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài tư vấn: 0983.499.828 (Zalo).
Theo quy định tại Điều 12 Luật Giám định tư pháp năm 2012 một số cơ quan/tổ chức có thẩm quyền giám định gồm:
Thẩm quyền giám định trong lĩnh vực pháp y.
Trong lĩnh vực pháp y tâm thần.
Trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự.
Kết quả giám định tại các cơ quan nêu trên thường được sử dụng trong các thủ tục tố tụng. Bên cạnh đó, đối với trường hợp giám định y khoa thì thẩm quyền sẽ thuộc về các hội đồng giám định y khoa. Do đó, nếu bạn đang cần xin giấy giám định thương tật có thể đến một trong những cơ quan, tổ chức kể trên. Hoặc đang có nhu cầu kiểm tra thử tỷ lệ thương tật, hướng dẫn cách tính phần trăm tổn thương cơ thể có thể liên hệ tới Luật Hùng Bách theo số: 0983.499.828 (Zalo) để được hỗ trợ.
Nội dung tham khảo: Gây thương tích bao nhiêu thì bị khởi tố?
Mỗi loại hình giám định sẽ có thời gian thực hiện và thủ tục giám định thương tích khác nhau. Điều 208 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định thời hạn đối với một số trường hợp bắt buộc giám định như sau:
Thời gian giám định không quá 03 tháng đối với các trường hợp tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự; Hoặc tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án.
Thời hạn giám định không quá 01 tháng đối với các trường hợp là nguyên nhân chết người hoặc mức độ ô nhiễm môi trường.
Thời hạn giám định không quá 09 ngày đối với các trường hợp:
Trên đây là thời gian giám định đối với trường hợp bắt buộc phải giám định theo quy định pháp luật. Trường hợp thời gian bị kéo dài hơn thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.
Đối với các trường hợp khác, thời gian giám định căn cứ vào thời hạn tại quyết định trưng cầu giám định.
Thủ tục giám định thương tật tùy thuộc vào hình thức giám định tỷ lệ thương tích: Giám định thương tật tai nạn lao động; Giám định tỷ lệ thương tật do tai nạn giao thông,… Cơ quan có thẩm quyền áp dụng các bước thực hiện khác nhau tương ứng theo luật định. Sau đây, Luật Hùng Bách sẽ tập trung hướng dẫn thủ tục giám định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự và thủ tục giám định thương tật tai nạn lao động.
Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định khi thuộc một trong các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định hoặc khi xét thấy cần thiết.
Ngoài ra đương sự hoặc người đại diện của họ cũng có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định.
Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho người yêu cầu bằng văn bản. Hết thời hạn trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối, người yêu cầu có quyền tự mình yêu cầu giám định (điểm a khoản 12 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020).
Sau khi tiến hành giám định thương tật, tổ chức giám định phải có kết luận giám định trong đó ghi rõ kết quả xác định về tình trạng thương tích, tổn thương sức khỏe.
Kết luận giám định phải được gửi đến cơ quan trưng cầu hoặc cá nhân yêu cầu trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận. (Theo Khoản 2 Điều 213 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
Việc giám định thương tật tai nạn lao động được thực hiện như sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ xin giám định tới cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.
Bước 2: Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa xem xét hồ sơ. Tiếp đó, tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật. Trường hợp từ chối giám định Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh trả lời bằng văn bản trong 10 ngày làm việc.
Bước 3: Phát hành Biên bản giám định y khoa. Thời gian xử lý thủ tục này là 10 ngày làm việc kể từ khi có kết luận.
Thủ tục nêu trên được áp dụng cho cho nhiều vụ việc lao động: Thương tật do tai nạn lao động, khám giám định thương tật lần đầu do bệnh nghề nghiệp, khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần,… Tuy quy trình được thực hiện tương tự nhưng thành phần hồ sơ, lệ phí, mẫu đơn yêu cầu giám định,… có sự khác biệt. Nếu gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục các bạn có thể liên hệ hỗ trợ theo số: 0983.499.828 (Zalo).
Liên hệ tư vấn thủ tục giám định thương tật: 0983.499.828 (Zalo).
Bài viết tham khảo: Tỷ lệ thương tật gãy xương theo trường hợp cụ thể.
Tùy thuộc vào từng hình thức giám định tỷ lệ thương tích sẽ có mức thu chi phí giám định thương tật tương ứng: Giám định thương tật tai nạn lao động; Giám định tỷ lệ thương tật do tai nạn giao thông,… Cơ quan có thẩm quyền áp dụng các mức thu khác nhau tương ứng theo luật định. Để tư vấn chi phí giám định thương tật trong trường hợp cụ thể vui lòng liên hệ theo Hotline: 0983.499.828 (Zalo).
Chúng tôi xin làm rõ qua hai trường hợp như sau:
Điều 36 Luật Giám định tư pháp năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định về chi phí giám định tư pháp như sau:
Cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định có trách nhiệm trả chi phí giám định tư pháp. Kinh phí thanh toán chi phí giám định tư pháp mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm chi trả được bảo đảm từ ngân sách nhà nước theo dự toán hằng năm của cơ quan đó để thực hiện nhiệm vụ giám định tư pháp.
Trên đây là đối tượng phải tranh toán chi phí giám định trong vụ án hình sự. Trường hợp giám định xác định tỷ lệ thương tật trong tai nạn lao động, tai nạn lao thông… chi phí giám định sẽ do người yêu cầu chi trả theo quy định pháp luật.
Để biết được chính xác đối tượng phải trả chi phí giám định thương tật trong trường hợp cụ thể, mức phí phải trả trong từng thủ tục giám định các bạn có thể liên hệ tư vấn qua số điện thoại: 0983.499.828 (Zalo).
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 211 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015:
“1. Việc giám định lại được thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện.
2. Cơ quan trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người đề nghị giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Như vậy, việc giám định lại sẽ được thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Trong vụ án hình sự, cơ quan trưng cầu giám định sẽ tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng quyết định việc trưng cầu giám định lại khi xét thấy kết quả giám định chưa chính xác.
Ngoài ra, người yêu cầu giám định thương tật trong trường hợp tai nạn lao động, tại nạn giao thông… khi có nghi ngờ về kết luận giám định chưa chính xác cũng có thể yêu cầu được giám định lại. Do đó, trong trường hợp nghi ngờ kết quả giám định thương tích sai thì hoàn toàn có thể yêu cầu giám định lại.
Liên hệ tư vấn tính tỷ lệ thương tích, kiểm tra thử tỷ lệ thương tật: 0983.499.828 (Zalo).
Thủ tục giám định thương tật, giám định sức khỏe hiện nay khá phổ biến. Đặc biệt là đối với các trường hợp gặp thương tích do tai nạn giao thông, do hành vi vi phạm pháp luật hình sự,… Tuy nhiên, nhiều người chưa nắm rõ quy định về vấn đề này dẫn tới nhiều khó khăn khi thực hiện thủ tục. Nếu đang gặp phải trường hợp tương tự, các bạn có thể liên hệ tư vấn, hỗ trợ thủ tục giám định thương tật. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các công việc gồm:
Bên cạnh đó, Luật Hùng Bách còn hỗ trợ các thủ tục liên quan như:
Quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn các dịch vụ, thủ tục liên quan tới Giám định thương tật vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0983.499.828 (Zalo). Luật Hùng Bách luôn sẵn sàng tư vấn các nội dung nhanh chóng, chất lượng với chi phí hợp lý tới khách hàng.
Trên đây là tư vấn của Luật Hùng Bách về nội dung “Thủ tục giám định thương tật thực hiện như thế nào?” Nếu bạn còn có thắc mắc liên quan đến thủ tục giám định thương tật hay những câu hỏi khác trong các lĩnh vực: Dân sự, Hôn nhân và Gia Đình, Doanh nghiệp, Đất đai, Hình sự… Liên hệ Luật sư của chúng tôi làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
Trân trọng!
Trang
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…