Đất đai

Luật thừa kế đất đai mới nhất

Bạn đang muốn tìm hiểu quy định của pháp luật hiện hành về luật thừa kế đất đai mới nhất? Bạn đang là một bên trong vụ án tranh chấp về luật thừa kế đất đai nhưng không nắm rõ các quy định; thủ tục giải quyết tranh chấp trong luật thừa kế quyền sử dụng đất? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách để có thể hiểu rõ hơn “Luật thừa kế đất đai mới nhất ” và liên hệ tới số điện thoại 097.111.5989 (Zalo) để được Luật sư tư vấn Luật thừa kế tài sản đất đai hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến Luật thừa kế đất đai mới nhất.

Luật thừa kế tài sản đất đai hiện hành quy định việc thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện theo hai cách là; thừa kế theo pháp luật hoặc thừa kế theo di chúc.

Luật thừa kế đất đai theo di chúc.

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển giao tài sản là đất đai của mình cho người khác sau khi chết.

Một di chúc thừa kế tài sản đất đai được coi là hợp pháp theo luật thừa kế đất đai khi đáp ứng được các điều kiện sau:

Người lập di chúc thừa kế tài sản đất đai phải có năng lực hành vi dân sự.

Năng lựa hành vi dân sự của người lập di chúc thừa kế đất đai được hiểu là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình lập di chúc thừa kế tài sản đất đai, đó là sự đồng thuận và phù hợp giữa nhận thức lý trí của người lập di chúc thừa kế tài sản đất đai đối với việc lập di chúc thừa kế đất đai mà họ thực hiện.

Luật sư tư vấn Luật thừa kế đất đai – Luật Hùng Bách: 097.111.5989 (Zalo)

Cá nhân chưa đủ 18 tuổi có được lập di chúc thừa kế tài sản đất đai không?

Câu hỏi: Chào Luật sư tư vấn thừa kế! Cháu tên là Hoàng Văn A, năm nay cháu 15 tuổi, cháu có đang được quyền sử dụng một thửa đất diện tích 125m2 do ông cháu để lại. Nay vì lý do cá nhân mà cháu muốn lập di chúc thừa kế đất đai để lại mảnh đất này cho em gái cháu, Luật sư tư vấn luật thừa kế đất đai giúp là cháu chưa đủ tuổi thành niên thì có thể lập di chúc thừa kế tài sản đất đai không ạ? Cháu cảm ơn Luật sư!

Trả lời: Chào cháu! Liên quan đến nội dung câu hỏi của cháu Luật sư tư vấn thừa kế đất đai trong trường hợp người có nguyện vọng để lại di sản là người dưới 18 tuổi như sau:

Quy định tại Điều 609 BLDS 2015 thì:

“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.

Vậy có phải ai, dù trong độ tuổi nào cũng có quyền lập di chúc thừa kế tài sản đất đai?

Đồng ý rằng cá nhân có quyền sử dụng tài sản đất đai thì có quyền lập di chúc định đoạt quyền sử dụng đất của mình cho người khác hưởng sau khi chết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, pháp luật lại hạn chế việc lập di chúc thừa kế đất đai của một số chủ thể, một trong số đó là việc lập di chúc thừa kế tài sản đất đai của người chưa thành niên. Tại Khoản 2 – điều 625 BLDS có quy định:

“Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý”.

Điều này có nghĩa người chưa thành niên nếu muốn lập di chúc thừa kế tài sản đất đai thì cần phải có sự đồng ý của người thân, nghĩa là việc lập di chúc thừa kế tài sản đất đai này cũng cần có điều kiện mà không phải đương nhiên được thực hiện. Bên cạnh đó, người lập di chúc thừa kế đất đai phải hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, cưỡng ép.

Chú giải:

Pháp luật quy định như vậy bởi lẽ những người ở độ tuổi này thường chưa nhận thức đầy đủ hậu quả của hành vi lập di chúc thừa kế tài sản đất đai nên pháp luật quy định cần phải có sự kiểm soát của người đại diện hoặc người giám hộ. Nhưng sự kiểm soát ở đây là kiểm soát về tình trạng người chưa thành niên, họ có đủ minh mẫn, tỉnh táo cho việc lập di chúc hay không chứ không phải kiểm soát nội dung di chúc thừa kế đất đai. Người chưa thành niên nếu lập di chúc thừa kế tài sản đất đai có quyền quyết định việc cho ai hưởng tài sản của mình và cho bao nhiêu, điều này tương tự như đối với cá nhân khác có quyền.

Người lập di chúc thừa kế tài sản đất đai phải hoàn toàn tự nguyện:

Người lập di chúc thừa kế tài sản đất đai phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc thừa kế đất đai, không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép việc lập di chúc.

Nội dung của di chúc thừa kế tài sản đất đai không trái pháp luật, đạo đức xã hội:

Tuy di chúc thừa kế đất đai là sự thể hiện ý chí tự nguyện của cá nhân nhưng di chúc không được chứa những nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Ví dụ: Ông B để lại di chúc thừa kế tài sản đất đai với nội dung sẽ để lại toàn bộ quyền sử dụng đất của mình cho con trai là anh H nếu anh H dùng vũ lực gây thương tích với ông T (hàng xóm ông B). Nội dung di chúc thừa kế đất đai này rõ ràng là trái pháp luật và đạo đức xã hội, vi phạm quy định của luật thừa kế tài sản đất đai.

Hình thức của di chúc thừa kế tài sản đất đai không trái với quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 627 BLDS 2015 

“Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng”.

Đối với hình thức di chúc thừa kế đất đai bằng văn bản:

Di chúc thừa kế tài sản đất đai bằng văn bản là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc dưới dạng ký hiệu gọi là chữ viết gồm tập hợp các câu có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành những nội dung có nghĩa để ghi nhận, lưu trữ và truyền đạt nội dung thừa kế đất đai với những chủ thể khác. Di chúc thừa kế tài sản đất đai phải đáp ứng được các điều kiện cụ thể thì mới được coi là hợp pháp. Do vậy, người có nhu cầu lập di chúc thừa kế đất đai cần thể hiện các nội dung cần có như sau:

  • Di chúc thừa kế tài sản đất đai phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập di chúc.

Nội dung này rất quan trọng bởi thông qua mốc thời gian được thể hiện trong di chúc thừa kế đất đai sẽ xác định được tại thời điểm lập di chúc người lập di chúc thừa kế tài sản đất đai có năng lực hành vi dân sự hay không? Có trong trạng thái minh mẫn, sáng suốt hay không?

Bên cạnh đó trong trường hợp người lập di chúc thừa kế đất đai có lập nhiều bản di chúc thừa kế tài sản đất đai thì căn cứ vào ngày, tháng, năm trên bản di chúc thừa kế đất đai sẽ xác định được bản di chúc nào là di chúc biểu hiện ý chí sau cùng của người đó. Đồng thời, ngày/tháng/năm trong bản di chúc thừa kế tài sản đất đai còn là căn cứ để xác định nội dung di chúc thừa kế tài sản đất đai vi phạm các quy định của pháp luật thừa kế đất đai vào thời điểm lập di chúc đó hay không?

Như vậy có thể thấy, dù chỉ là nội dung được thể hiện ngắn gọn trong bản di chúc thừa kế đất đai nhưng lại là căn cứ quan trọng liên quan đến tính hợp pháp theo quy định của luật thừa kế đất đai. Do đó, người lập di chúc thừa kế tài sản đất đai cần ghi rõ, chính xác nội dung thời gian lập di chúc đất đai để tránh xảy ra tranh chấp sau khi mở thừa kế.

  • Di chúc thừa kế đất đai phải ghi rõ họ tên, nơi cư trú của người lập di chúc.

Bản di chúc thừa kế tài sản đất đai cần thể hiện rõ đó là bản di chúc của ai để từ đó xác định chính xác nội dung trong di chúc thừa kế đất đai có đúng hay không, tài sản đất đai có thuộc quyền sử dụng của người lập di chúc thừa kế tài sản đất đai hay không. Một thông tin cũng rất quan trọng khác là nơi cư trú của người lập di chúc, thông tin này sẽ là một trong những căn cứ để xác định địa điểm mở thừa kế tài sản đất đai, nơi đăng ký từ chối nhận thừa kế đất đai, thẩm quyền giải quyết của Tòa án khi có tranh chấp xảy ra.

  • Thông tin họ tên.

Di chúc thừa kế tài sản đất đai phải ghi rõ họ, tên người, tên cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất:Nếu di chúc thừa kế đất đai không thể hiện rõ được nội dung này thì không thể thực hiện được nội dung di chúc trên thực tế bởi không thể xác định rõ ai là người hưởng thừa kế tài sản đất đai.

  • Nội dung di chúc thừa kế đất đai phải ghi rõ tài sản đất đai để lại thừa kế và nơi có tài sản:

Nội dung này sẽ khiến cho quá trình thực hiện di chúc thừa kế tài sản đất đai được thuận lợi. Những người thừa kế tài sản đất đai sẽ nắm được người lập di chúc có bao nhiêu tài sản đất đai và những tài sản đó hiện đang ở những vị trí nào để việc phân chia tài sản theo di chúc thừa kế đất đai được tiến hành đúng theo di nguyện của người để lại di chúc thừa kế tài sản đất đai.

  • Điều kiện khác.

Di chúc thừa kế đất đai không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc có nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự, được người lập di chúc ký và điểm chỉ vào mỗi trang đó:

Việc người lập di chúc thừa kế đất đai dùng ký hiệu hoặc chữ viết tắt để biểu đạt ý chí của mình thì có thể dẫn đến tranh chấp giữa những người thừa kế tài sản đất đai hoặc người thừa kế không hiểu rõ ý của người lập di chúc thừa kế đất đai dẫn đến việc thực hiện di chúc thừa kế tài sản đất đai bị gián đoạn.

Đối với di chúc thừa kế đất đai bằng miệng.

Quy định về di chúc miệng.

Di chúc thừa kế tài sản đất đai bằng miệng là sự thể hiện ý chí thông qua lời nói của cá nhân nhằm dịch chuyển quyền sử dụng đất của mình cho người khác sau khi chết. Tuy nhiên, việc một cá nhân lập di chúc thừa kế đất đai phải trong trường hợp đặc biệt mới được phép thực hiện, cụ thể khoản 1 Điều 629 BLDS 2015 quy định

“Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng”.

Như vậy, chỉ khi nào tính mạng của người có quyền sử dụng đất lâm vào tình trạng nguy kịch, người đó không có điều kiện để thể hiện được đầy đủ ý nguyện của mình trước khi chết thì việc lập di chúc miệng thừa kế tài sản đất đai mới được thừa nhận.

Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng.

Để đảm bảo tính khách quan, xác thực của di chúc miệng thừa kế đất đai thì di chúc miệng còn phải đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Người di chúc miệng thừa kế tài sản đất đai phải thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng.
  • Ngay sau khi người có quyền sử dụng đất lập di chúc miệng thừa kế đất đai thì người làm chứng ghi lại thành văn bản và cùng ký tên hoặc điểm chỉ vào bản di chúc viết lại đó.
  • Văn bản ghi lại ý chí cuối cùng của người lập di chúc miệng thừa kế đất đai phải được công chứng hoặc chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày di chúc miệng thừa kế tài sản đất đai được hình thành.
Chấm dứt hiệu lực của di chúc miệng.

Tuy nhiên, di chúc miệng thừa kế tài sản đất đai được lập ra trong trường hợp người để lại quyền sử dụng đất không thể lập được di chúc thừa kế đất đai bằng văn bản nên khi người để lại quyền sử dụng đất đáp ứng được điều kiện để lập di chúc thừa kế đất bằng văn bản thì phải lập di chúc thừa kế đất đai bằng văn bản. Trường hợp người để lại quyền sử dụng đất sau đó không lập lại di chúc thừa kế tài sản đất đai bằng văn bản thì nội dung di chúc miệng sẽ đương nhiên bị hủy bỏ.

Điều này đã được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 629 BLDS 2015:

“Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ”.

Như vậy, nếu còn sống sau thời điểm lập di chúc miệng thừa kế tài sản đất đai thì người để lại quyền sử dụng đất phải lập lại di chúc thừa kế đất đai bằng văn bản. Nếu không lập lại di chúc bằng văn bản thì di chúc thừa kế tài sản đất đai đã lập trước đó đương nhiên bị hủy bỏ và không được áp dụng sau này.

Hiệu lực của di chúc thừa kế tài sản đất đai.

Thời điểm có hiệu lực của di chúc thừa kế đất đai.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 643 BLDS 2015:

“Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế”.

Thời điểm mở thừa kế tài sản đất đai theo luật thừa kế đất đai là thời điểm người có tài sản chết, hoặc thời điểm Tòa án tuyên bố một người là đã chết.

Thời điểm mở thừa kế tài sản đất đai là thời điểm làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế đất đai và những người liên quan đến quyền sử dụng đất được thừa kế. Một người đã chết có thể được hiểu theo hai nghĩa là chết về mặt sinh học và chết về mặt pháp lý. Do vậy, tùy từng trường hợp mà thời điểm mở thừa kế đất đai có thể được xác định theo ngày, tháng, năm hoặc được xác định chính xác đến giờ, phút cụ thể. Trong trường hợp một người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thời điểm mở thừa kế tài sản đất đai là ngày Tòa án xác định người đó chết.

Ý nghĩa của việc xác định thời điểm mở thừa kế.

Việc xác định thời điểm mở thừa kế tài sản đất đai có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định quyền sử dụng đất được thừa kế. Kể từ thời điểm mở thừa kế đất đai, quyền sử dụng đất của người chết được chuyển cho những người thừa kế. Trên thực tế có những trường hợp thời điểm chia quyền sử dụng đất được tiến hành sau một khoảng thời gian từ thời điểm mở thừa kế tài sản đất đai nên khó tránh khỏi giá trị quyền sử dụng đất có sự biến động, mất đi hay tăng thêm giá trị so với giá trị ban đầu. Nên việc xác định thời điểm mở thừa kế sẽ là mốc thời gian để xác định trách nhiệm của người gây thiệt hại hoặc xác định rõ quyền sử dụng đất cần chia.

Ngoài ra, thời điểm mở thừa kế đất đai còn là mốc thời gian để xác định người thừa kế tài sản đất đai của người chết. Bởi theo quy định tại Điều 613 BLDS 2015 người thừa kế đất đai nếu là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế tài sản đất đai; nếu người thừa kế theo di chúc thừa kế tài sản đất đai không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; nếu người thừa kế là cá nhân sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế đất đai thì phải đã thành thai trước khi người để quyền sử dụng đất chết.

Di chúc thừa kế tài sản đất đai có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần.

Tuy di chúc thừa kế đất đai là sự thể hiện ý chí tự nguyện của người lập di chúc nhưng không phải lúc nào bản di chúc thừa kế tài sản đất đai đó cũng được thực hiện một cách đầy đủ trên thực tế. Có những trường hợp tại thời điểm mở thừa kế di chúc thừa kế tài sản đất đai có thể bị vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần, như:

  • Trường hợp người thừa kế đất đai theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế đất đai không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế: trường hợp này phần tài sản đất đai của người thừa kế, cơ quan tổ chức đó sẽ không có hiệu lực và được chia theo pháp luật, cụ thể là chia cho những người thừa kế đất đai theo pháp luật của người lập di chúc.
Ví dụ di chúc có hiệu lực một phần.

Ông A có ba người thừa kế theo pháp luật là B và N (cùng là con ông A). Trước khi chết ông A lập di chúc định đoạt quyền sử dụng 300m2 đất của mình chia đều cho 3 người là B, N và bà C (bạn ông A). Tháng 1/2021 ông A và bà C gặp tai nạn chết cùng thời điểm, trường hợp này phần di chúc thừa kế đất đai của bà C sẽ bị vô hiệu, phần quyền sử dụng đất được thừa kế đó sẽ được chia đều cho B và N.

  • Trường hợp tài sản đất đai không còn vào thời điểm mở thừa kế: nội dung cốt yếu của di chúc thừa kế tài sản đất đai là định đoạt quyền sử dụng đất của người lập di chúc, trường hợp quyền sử dụng đất không còn thì đương nhiên không thể thực hiện được việc thừa kế tài sản đất đai nên nội dung di chúc đương nhiên không còn hiệu lực. Nếu tài sản đất đai để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần quyền sử dụng đất đó vẫn được thực hiện theo di chúc.
Ví dụ di chúc không có hiệu lực toàn bộ.

Bà K có quyền sử dụng 250m2 đất nông nghiệp, trước khi chết bà K có lập di chúc chia đều diện tích đất trên cho 3 người con là Y, D và L. Tuy nhiên, trước khi chết bà K đã chuyển nhượng hợp pháp diện tích đất trên cho ông H. Sau khi bà K mất, tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất không còn vào thời điểm mở thừa kế đất đai nên bản di chúc đã lập trước đó đương nhiên bị vô hiệu, Y, D và L sẽ không được chia tài sản là quyền sử dụng đất như nội dung di chúc đã lập trước đó.

Những ai được hưởng thừa kế tài sản đất đai theo di chúc?

  • Những cá nhân, pháp nhân có tên trong di chúc thừa kế đất đai: Khi người lập di chúc chỉ định cá nhân, pháp nhân nào thì cá nhân, pháp nhân đó được hưởng thừa kế tài sản đất đai theo nội dung mà người lập di chúc chỉ định.
  • Những người không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế đất đai: Pháp luật đã dự liệu một số trường hợp mà cá nhân không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế tài sản đất đai một phần bằng hai phần ba suất của người thừa kế theo pháp luật. Cụ thể, theo quy định tại Điều 644 BLDS 2015 vẫn có những cá nhân dù không được chỉ định là người thừa kế đất đai trong di chúc nhưng vẫn được hưởng thừa kế tài sản đất đai, đó là: con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con đã thành niên mà không có khả năng lao động của người có di chúc thừa kế đất đai. Đây được coi là những đối tượng yếu thế, sự phù hợp về mặt đạo đức trong hệ thống pháp luật của nước ta.
Ví dụ người được hưởng thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc.

Ông M có quyền sử dụng 300m2 đất, trước khi chết ông M có lập di chúc để lại cho bà G (bạn ông M) hưởng 100m2 đất, Y và X (con ông M) mỗi người 100m2. Tuy nhiên, tại thời điểm mở thừa kế ông M vẫn có bà T là vợ hợp pháp. Trường hợp này, bà T vẫn có quyền được hưởng thừa kế đất đai bằng 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật là 66,67m2 đất vì là đối tượng được hưởng thừa kế tài sản đất đai không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo Điều 644 BLDS 2015. Phần thừa kế đất đai của bà T được hưởng sẽ được lấy từ phần thừa kế của những người được chỉ định trong di chúc thừa kế đất đai.

Luật thừa kế đất đai không có di chúc.

Thừa kế tài sản đất đai không có di chúc là trường hợp thừa kế theo pháp luật. Theo đó, người được thừa kế tài sản đất đai, điều kiện và trình tự thừa kế đất đai được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Những trường hợp thừa kế đất đai theo pháp luật.

  • Trường hợp người có tài sản đất đai không để lại di chúc thừa kế đất đai.
  • Trường hợp người có tài sản đất đai có di chúc thừa kế đất đai nhưng bản di chúc đó không hợp pháp.

Ví dụ thừa kế đất đai không di chúc.

Bà Y trước khi chết có lập di chúc để lại quyền sử dụng 1200m2 đất của mình cho G (cháu bà Y). Sau khi bà Y chết, các con của bà Y chứng minh được rằng bản di chúc thừa kế tài sản đất đai đó bà Y lập trong tình trạng không được minh mẫn, sáng suốt nên yêu cầu Tòa án tuyên bản di chúc vô hiệu. Tòa án thụ lý và tuyên di chúc của bà Y vô hiệu, trường hợp này toàn bộ nội dung bản di chúc của bà Y không được thực hiện, quyền sử dụng 1200m2 đất của bà Y sẽ được chia theo pháp luật.

  • Trường hợp người có tài sản đất đai có di chúc thừa kế đất đai nhưng bản di chúc đó bị vô hiệu một phần do người thừa kế tài sản đất đai chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, cơ quan tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Phần di chúc bị vô hiệu đó sẽ được chia theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp người có tài sản đất đai có di chúc thừa kế đất đai nhưng bản di chúc bị vô hiệu một phần do người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc thừa kế tài sản đất đai không có quyền hưởng thừa kế quyền sử dụng đất hoặc từ chối nhận quyền sử dụng đất. Cũng giống như trường hợp trên, phần di chúc bị vô hiệu đó sẽ được chia theo quy định của pháp luật.

Ví dụ di chúc không liệt kê hết di sản thừa kế.

Ông C có quyền sử dụng 400m2 đất, trước khi chết ông C lập di chúc định đoạt quyền sử dụng đất của mình chia đều cho bà P (vợ ông C), D và S (con ông C). Tuy nhiên, sau khi ông C chết S từ chối nhận phần quyền sử dụng đất mình được hưởng thừa kế. Trường hợp này phần thừa kế của S sẽ chia đều cho những người được hưởng thừa kế đất đai theo pháp luật.

  • Trường hợp người có tài sản đất đai có di chúc nhưng phần tài sản đất đai đó không được định đoạt trong di chúc. Trường hợp này cũng giống như việc người có quyền sử dụng đất nhưng không lập di chúc, phần tài sản đất đai này sẽ được chia theo quy định của pháp luật.

Ai được thừa kế đất đai theo pháp luật?

Việc thừa kế tài sản đất đai theo pháp luật được thực hiện theo thứ tự sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  • Những người thừa kế đất đai cùng hàng được hưởng phần thừa kế quyền sử dụng đất bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế tài sản đất đai nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng thừa kế quyền sử dụng đất, bị truất quyền hưởng thừa kế quyền sử dụng đất hoặc từ chối nhận quyền sử dụng đất.

Tại thời điểm mở thừa kế cá nhân chưa sinh ra có được hưởng thừa kế tài sản đất đai không?

Câu hỏi:

Chào Luật sư! Tôi có vấn đề này muốn được Luật sư tư vấn thừa kế. Vợ chồng em gái tôi kết hôn năm 2019, đến tháng 12/2019 chồng em gái tôi không may bị tai nạn và qua đời. Trước đó vợ chồng em tôi có mua được một mảnh đất diện tích 3000m2. Tại thời điểm chồng em tôi mất thì em gái tôi đã mang thai được 2 tháng.

Tuy nhiên hiện nay nhà chồng em tôi lại chỉ đồng ý cho em tôi được hưởng ½ diện tích đất đó mà không chia cho cháu tôi với lý do cháu tôi chưa được sinh ra tại thời điểm chồng em tôi mất. Vậy xin hỏi Luật sư, trường hợp này theo quy định của luật thừa kế đất đai cháu tôi dù chưa sinh ra có được hưởng thừa kế đất đai theo quy định của pháp luật hay không?

Trả lời:

Chào chị! Liên quan đến nội dung câu hỏi của bạn Luật sư xin được giải đáp như sau:

Kể từ thời điểm mở thừa kế đất đai, quan hệ pháp luật thừa kế được phát sinh. Tuy nhiên có những trường hợp khi phân chia quyền sử dụng đất mà người vợ đang mang thai thì pháp luật quy định cho thai nhi được sinh ra và còn sống đó là người thừa kế đất đai của người đã chết và được hưởng một phần quyền sử dụng đất. Điều này được thể hiện tại Điều 613 BLDS 2015 quy định người thừa kế như sau:

“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết”.

Việc phân chia quyền sử dụng đất theo pháp luật trong trường hợp này là khi mở thừa kế thì phải dành lại một phần quyền sử dụng đất bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

Do đó, cháu bạn chưa sinh ra vẫn có thể được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất nếu đã thành thai trước khi bố cháu chết, sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế đất đai.

Con nuôi có được hưởng thừa kế đất đai từ cha mẹ nuôi không?

Câu hỏi:

Chào Luật sư! Bố mẹ tôi kết hôn năm 1998, sau khi kết hôn được 5 năm nhận thấy không có khả năng sinh con nên bố mẹ tôi đã làm thủ tục nhận anh T làm con nuôi, anh T vẫn sống chung với gia đình tôi từ đó đến nay. Đến tháng 3/2021 bố tôi không may bệnh nặng qua đời, trước khi mất bố tôi không để lại di chúc, bố mẹ tôi có tài sản là quyền sử dụng đất với diện tích 2000m2. Vậy xin hỏi Luật sư theo luật thừa kế đất đai 2021 anh T là con nuôi của bố mẹ tôi thì có được hưởng thừa kế đất đai của bố tôi không? Cảm ơn Luật sư!

Trả lời:

Chào bạn! Liên quan đến nội dung Con nuôi có được hưởng thừa kế từ bố mẹ nuôi không? Dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp Luật sư tư vấn thừa kế đất đai xin được giải đáp như sau:

Dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ hôn nhân – gia đình và quyền bình đẳng về thừa kế đất đai của cá nhân, pháp luật quy định những người cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần quyền sử dụng đất bằng nhau mà không phân biệt con đẻ, con nuôi. Cụ thể Điều 651 BLDS quy định về thứ tự thừa kế theo pháp luật thì “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Như vậy, kể cả khi chỉ là con nuôi của bố mẹ bạn, anh T vẫn có quyền hưởng thừa kế quyền sử dụng đất do bố bạn để lại.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chỉ được xác lập khi:
  • Tại thời điểm nhận nuôi con nuôi, việc nuôi con nuôi được đăng ký tại UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú của cha mẹ nuôi hoặc con nuôi;
  • Trường hợp việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế mà chưa đăng ký trước ngày 1/1/2011, nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật nuôi con nuôi 2010 thì được đăng ký kể từ ngày 1/1/2011 đến hết ngày 31/12/2015 tại UBND cấp xã nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi (căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi).

Như vậy, nếu việc nhận con nuôi của bố mẹ bạn đã được đăng ký theo quy định nêu trên thì quan hệ nuôi con nuôi được xác lập. Do đó anh T có quyền hưởng thừa kế quyền sử dụng đất do bố bạn để lại. Nếu không thỏa mãn điều kiện trên thì khi chia thừa kế đất đai theo pháp luật anh T sẽ không được hưởng thừa kế.

Đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng có được thừa kế không?

Câu hỏi:

Chào Luật sư! Bố mẹ tôi kết hôn năm 1999, tháng 2/2021 bố tôi bị cảm không may qua đời. Bố mẹ tôi hiện đang sử dụng một mảnh đất diện tích 500m2, nhưng diện tích đất này chưa được cấp giấy sổ đỏ. Mong Luật sư tư vấn đất đai giải thích cho tôi đất chưa có sổ đỏ có được để lại thừa kế không? Cảm ơn Luật sư!

Trả lời:

Chào bạn! Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định điều kiện để thừa kế quyền sử dụng đất như sau:

“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất”.

Trường hợp đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cần phải có các giấy tờ được quy định tại Điều 100 và Điều 101 Luật đất đai 2013. Dựa trên các giấy tờ đó, người đang sử dụng đất sẽ làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, mặc dù đất của bố mẹ bạn chưa được cấp sổ đỏ nhưng đã đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai 2013 thì vẫn có thể được thừa kế. Bạn có thể đối chiếu quy định trên với hiện trạng thửa đất nhà mình để xem xét có thể thực hiện thủ tục thừa kế đất đai hay không.

Luật thừa kế tài sản đất đai khi chồng chết.

Chào Luật sư! Em kết hôn từ năm 2008, em và chồng có 02 con chung. Cách đây 1 tháng chồng em không may bị ốm mà đột ngột qua đời, hiện nay em muốn được hưởng tài sản đất đai của chồng em thì luật thừa kế đất đai hiện hành quy định như thế nào ạ? Nhờ Luật sư tư vấn luật thừa kế đất đai giúp em. Em cảm ơn!

Chào bạn! Trường hợp của bạn cũng là tình huống mà Luật sư rất hay gặp trong quá trình tham gia tố tụng. Dựa vào nội dung vụ việc bạn cung cấp Luật sư sẽ đưa ra các tình huống cụ thể để bạn tự xem xét cũng như là giải đáp chung cho những trường hợp tương tự.

Trường hợp người chồng để lại di chúc.

Trong trường hợp trước khi chồng bạn mất mà có để lại di chúc thì việc thừa kế tài sản đất đai được thực hiện theo di chúc đã lập trước đó. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những nội dung sau:

  • Di chúc thừa kế đất đai mà chồng bạn đã lập có giá trị pháp lý và hiệu lực hay không?
  • Những người được chỉ định thừa kế tài sản đất đai trong di chúc có được quyền hưởng di sản theo luật thừa kế đất đai không?
  • Xác định những người thuộc diện thừa kế tài sản đất đai không phụ thuộc vào nội dung di chúc, phần thừa kế của những người này đã đủ 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật chưa?

Trường hợp người chồng không để lại di chúc.

Trong trường hợp trước khi mất mà chồng bạn không để lại di chúc thì việc chia thừa kế tài sản đất đai được thực hiện như sau:

  • Quyền sử dụng đất thuộc sở hữu chung của hai vợ chồng thì khối tài sản này sẽ được chia đôi cho bạn một nửa, sau khi chia đôi thì phần tài sản đất đai của chồng bạn sẽ được tiến hành chia theo quy định của pháp luật.
  • Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của chồng bạn thì sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Cụ thể, những tài sản này sẽ được chia đều cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: Bạn (vợ), cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của chồng bạn.

Việc xác định những nội dung như trên tưởng như đơn giản nhưng để đối chiếu với các quy định của pháp luật thì đòi hỏi phải am hiểu rõ các quy định của Luật. Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu Luật thừa kế đất đai khi chồng chết bạn có thể gửi thông tin về địa chỉ mail Luathungbach@gmail.com hoặc liên hệ để được tư vấn trực tiếp với Luật sư thừa kế theo số điện thoại đường dây nóng 0971115989 để được Luật sư hỗ trợ.

Thủ tục thừa kế đất đai theo Luật thừa kế.

Hiện nay nhiều người khi được thừa kế tài sản đất đai nhưng lại không nắm rõ được hết các quy định liên quan đến việc thực hiện thủ tục thừa kế đất đai. Hoặc có những trường hợp, sau khi được người có di sản lập di chúc cho hưởng thừa kế tài sản đất đai nhưng lại không thực hiện thủ tục thừa kế đất đai vì nghĩ rằng chỉ cần có di chúc là đủ hoặc không biết phải thực hiện như thế nào.

Điều này dẫn đến việc khi những người thừa kế thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì gặp khó khăn hoặc không thể thực hiện được. Để có cái nhìn rõ hơn về thủ tục thừa kế tài sản đất đai mời bạn đọc tham khảo nội dung tư vấn thừa kế đất đai về bước thực hiện thủ tục thừa kế đất đai dưới đây:

Chuẩn bị hồ sơ khai nhận di sản thừa kế

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm có:

  1. Giấy chứng tử của người để lại quyền sử dụng đất.
  2. Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân, Hộ khẩu, Giấy khai sinh của những người thừa kế tài sản đất đai.
  3. Những giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người thừa kế đất đai với người lập di chúc: Đăng ký kết hôn; sổ hộ khẩu; quyết định nhận cha/mẹ/con;…
  4. Giấy tờ về quyền sử dụng đất được thừa kế như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản đất đai (nếu có).
  5. Bản di chúc thừa kế tài sản đất đai hợp pháp (trong trường hợp có di chúc).
  6. Giấy từ chối nhận thừa kế quyền sử dụng đất, giấy nhường thừa kế quyền sử dụng đất (nếu có).
  7. Trường hợp có người tham gia giao dịch không trực tiếp đến ký văn bản tài liệu liên quan thì phải có uỷ quyền hợp pháp cho người được uỷ quyền (Người được uỷ quyền phải có CMND, hộ khẩu).
  8. Phiếu yêu cầu công chứng gửi tổ chức hành nghề công chứng.

Lựa chọn tổ chức hành nghề công chứng.

Những người thừa kế tài sản đất đai lựa chọn tổ chức hành nghề công chứng (phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng) để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế đất đai.

Tổ chức hành nghề công chứng này do những người thừa kế lựa chọn thống nhất với nhau, với việc thừa kế tài sản đất đai thì bạn nên chọn tổ chức hành nghề công chứng tại nơi có đất để thuận tiện cho việc thực hiện thủ tục thừa kế đất đai.

Lập thông báo thỏa thuận phân chia, khai nhận di sản thừa kế tài sản đất đai.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ như ở Bước 1 và lựa chọn được tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện thủ tục thỏa thuận phân chia, khai nhận di sản thừa kế đất đai thì những người thừa kế mang đầy đủ những giấy tờ trên đến tổ chức hành nghề công chứng đã lựa chọn. Để không mất thời gian đi lại thì người thừa kế tài sản đất đai có thể đến tổ chức hành nghề công chứng đã lựa chọn để hỏi xem hồ sơ gồm những giấy tờ gì để chuẩn bị, bởi không có vụ việc nào là giống nhau nên đầu mục hồ sơ tài liệu cần chuẩn bị có thể khác nhau.

Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng sẽ dựa trên bộ hồ sơ mà những người thừa kế cung cấp để tiếp nhận, thụ lý, ghi vào sổ công chứng, lập thông báo thỏa thuận phân chia, khai nhận di sản thừa kế đất đai.

Niêm yết công khai thông báo thỏa thuận phân chia, khai nhận di sản thừa kế tài sản đất đai.

Việc niêm yết công khai này do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) nơi người có di sản thường trú và UBND cấp xã nơi có tài sản đất đai. Thời gian niêm yết là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.

Nội dung thông báo niêm yết gồm có:

  • Họ, tên của người để lại di sản thừa kế đất đai;
  • Họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế tài sản đất đai;
  • Quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế đất đai với người để lại di sản thừa kế tài sản đất đai; danh mục quyền sử dụng đất được thừa kế.
  • Trong phần cuối của văn bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót; giấu giếm người được hưởng thừa kế tài sản đất đai; bỏ sót người thừa kế đất đai; di sản thừa kế tài sản đất đai không thuộc quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại; tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.

UBND cấp xã nơi niêm yết thông báo có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn 15 ngày đó.

Sau khi hết thời hạn 15 ngày, UBND cấp xã nơi niêm yết sẽ trả thông báo niêm yết lại với xác nhận là tài sản thừa kế đất đai được thỏa thuận, khai nhận đó có tranh chấp hay không.

Soạn thảo văn bản thỏa thuận phân chia, khai nhận di sản thừa kế tài sản đất đai.

Sau khi có xác nhận từ UBND xã về việc không có khiếu nại, tranh chấp đối với tài sản đất đai thì tổ chức hành nghề ông chứng sẽ tiến hành soạn thảo văn bản để hướng dẫn các bên có liên quan ký vào văn bản thỏa thuận phân chia, khai nhận di sản thừa kế đất đai. Sau khi văn bản được soạn thảo hoàn chỉnh, các bên đọc kỹ lại nội dung, sau khi đã thống nhất với nội dung của văn bản công chứng viên sẽ hướng dẫn các bên ký tên và điểm chỉ vào văn bản.

Ký văn bản thỏa thuận phân chia, khai nhận di sản thừa kế tài sản đất đai.

Sau khi tiến hành đối chiếu bản chính các giấy tờ liên quan với bản sao công chứng thì công chứng viên ký xác nhận lời chứng vào từng trang của văn bản thỏa thuận phân chia, khai nhận di sản thừa kế đất đai.

Sau khi làm xong thủ tục khai nhận thừa kế quyền sử dụng đất, người được nhận thừa kế quyền sử dụng đất có thể làm thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng đất.

Nộp phí, lệ phí khai nhận di sản thừa kế tài sản đất đai.

Tùy theo từng trường hợp mà phí, lệ phí liên quan có thể có mức khác nhau nhưng nhìn chung sẽ bao gồm các khoản phí sau:

  • Phí công chứng hồ sơ từ bản gốc: Đa phần các giấy tờ nộp cho tổ chức hành nghề công chứng để làm thủ tục thỏa thuận phân chia, khai nhận di sản thừa kế đất đai là bản sao công chứng nên để thuận tiện hơn thì người thừa kế thường chọn luôn tổ chức hành nghề công chứng mình thực hiện thủ tục thừa kế tài sản đất đai để công chứng hồ sơ.
  • Phí soạn thảo văn bản: Để đảm bảo sự khách quan, minh bạch và tính chính xác, tránh dẫn đến tranh chấp về sau mà các bên thường nhờ bên tổ chức hành nghề công chứng hỗ trợ soạn thảo luôn những văn bản liên quan trong quá trình thực hiện thủ tục thừa kế đất đai.
  • Phí chứng thực nội dung, chữ ký: Mức phí này sẽ tùy thuộc vào giá trị tài sản đất đai và tùy thuộc vào chính sách hoạt động của từng tổ chức hành nghề công chứng.

Thực hiện thủ tục sang tên tài sản đất đai.

Sau khi đã thực hiện xong thủ tục phân chia, khai nhận di sản thừa kế đất đai tại tổ chức hành nghề công chứng thì những người được thừa kế quyền sử dụng đất tiến hành làm thủ tục sang tên sổ đỏ như bình thường.

Luật sư tư vấn thừa kế đất đai.

Các vấn đề liên quan đến thừa kế tài sản đất đai xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu biết về các quy định pháp luật liên quan đến nội dung tranh chấp mình đang gặp phải. Thấu hiểu những vướng mắc đó của khách hàng, Luật sư thuộc công ty Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ tư vấn thừa kế đất đai bao gồm những hoạt động cụ thể sau:

  • Tư vấn về thừa kế quyền sử dụng đất.
  • Tư vấn luật thừa kế đất đai về thời điểm, địa điểm mở thừa kế đất đai.
  • Tư vấn cách từ chối nhận, nhường quyền thừa kế tài sản đất đai.
  • Tư vấn về thời hiệu thừa kế quyền sử dụng đất.
  • Tư vấn luật thừa kế đất đai về hiệu lực của di chúc thừa kế tài sản đất đai đã lập.
  • Tư vấn nội dung, hình thức, cách lập di chúc thừa kế đất đai.
  • Tư vấn luật thừa kế đất đai về quyền sử dụng đất dùng vào việc thờ cúng.
  • Tư vấn quyền những người được quyền thừa kế tài sản đất đai.
  • Tư vấn thừa kế thế vị, quyền thừa kế đất đai.

Trên đây là những nội dung chủ yếu khách hàng hay gặp phải xoay quanh việc thừa kế tài sản đất đai. Bằng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cao và kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình giải quyết vụ việc Luật sư thuộc công ty Luật Hùng Bách sẽ giải đáp, tư vấn thừa kế đất đai môt cách chính xác những vướng mắc mà khách hàng đang gặp phải liên quan đến vấn đề thừa kế đất đai theo luật thừa kế đất đai.

Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

Các dạng tranh chấp thừa kế đất đai thường gặp.

Hiện nay, vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng ngày một tăng. Những nội dung tranh chấp liên quan đến việc thừa kế quyền sử dụng đất chủ yếu là:

  • Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất giữa người thừa kế theo pháp luật với người thừa kế theo di chúc.
  • Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất giữa những người thừa kế theo di chúc với nhau hoặc giữa những người thừa kế theo pháp luật với nhau.
  • Tranh chấp giữa người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan với những người thừa kế: như trường hợp di chúc có định đoạt cả tài sản đất đai thuộc sử dụng của người khác; người được hưởng thừa kế tài sản đất đai vẫn còn nghĩa vụ trả nợ với người khác mà từ chối nhận thừa kế quyền sử dụng đất để tránh thực hiện nghĩa vụ trả nợ;…
  • Tranh chấp quyền thừa kế tài sản đất đai do xác định không chính xác về di sản thừa kế đất đai.

Những loại tranh chấp này thường mang tính chất phức tạp, khó giải quyết, thời gian giải quyết kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến vật chất và tinh thần của người có tranh chấp. Nhiều trường hợp bên có tranh chấp do không am hiểu các quy định của pháp luật dẫn đến việc không bảo đảm được hết quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Dịch vụ Luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai.

Thấu hiểu được những mặt hạn chế đó của khách hàng, Luật Hùng Bách có thể hỗ trợ thực hiện các công việc sau:

  • Luật sư tiếp nhận thông tin; thu thập chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất của khách hàng.
  • Luật sư có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ, đưa ra nhận định pháp lý ban đầu liên quan đến nội dung tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng trong vụ việc mà khách hàng đang tranh chấp.
  • Nhận ủy quyền của khách hàng để thu thập hồ sơ, tài liệu, xác minh thông tin còn thiếu liên quan đến tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.
  • Tư vấn, đưa ra các phương án giải quyết vụ việc theo hướng có lợi nhất cho khách hàng.
  • Nhận ủy quyền của khách hàng tham gia vào giai đoạn thương lượng, hòa giải tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.
  • Nhận lời mời của khách hàng tham gia vào các giai đoạn tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

Với phương châm đặt quyền lợi của khách hàng lên trên hết. Công ty Luật Hùng Bách sẽ cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất với chi phí hợp lý, đội ngũ luật sư tham gia tâm huyết, dày dặn kinh nghiệm, bảo đảm một cách tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Luật sư lập di chúc thừa kế đất đai.

Hiện nay để tránh việc xảy ra tranh chấp và đảm bảo nguyện vọng của bản thân được thực hiện sau khi mất mà nhiều người đã chọn cách lập di chúc thừa kế tài sản đất đai để định đoạt phần tài sản đất đai của mình. Tuy nhiên, việc lập di chúc tưởng như đơn giản nhưng để đáp ứng được các điều kiện di chúc hợp pháp thì không phải ai cũng biết. Có trường hợp di chúc thừa kế đất đai được lập ra nhưng không may bị vô hiệu hoặc phát sinh tranh chấp quyền thừa kế tài sản đất đai do nội dung di chúc không rõ ràng.

Luật sư tư vấn, hỗ trợ lập di chúc trong một số trường hợp đặc thù.

Cũng không ít người có nhu cầu không biết cách lập di chúc thừa kế đất đai trong những trường hợp đặc biệt như:

  • Người chưa thành niên lập di chúc thừa kế tài sản đất đai.
  • Người bị hạn chế về thể chất, người không biết chữ lập di chúc thừa kế đất đai.
  • Cách lập di chúc thừa kế tài sản đất đai không công chứng, chứng thực.
  • Lập di chúc thừa kế đất đai bằng miệng.
  • Lập di chúc thừa kế tài sản đất đai của các cá nhân đặc biệt như: quân nhân tại ngũ; người đang đi trên tàu biển, máy bay; người đang điều trị tại bệnh viện; người đang công tác tại vùng núi, hải đảo; người đang ở nước ngoài; người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù;…

Để đảm bảo cho nguyện vọng của bản thân được thực hiện sau khi mất mà nhiều người khi có nhu cầu lập di chúc đã tìm đến Luật sư – những người am hiểu pháp luật thừa kế đất đai để được tư vấn, hỗ trợ soạn thảo di chúc thừa kế tài sản đất đai sao cho phù hợp với quy định luật thừa kế đất đai cả về hình thức lẫn nội dung, tránh dẫn đến việc xảy ra tranh chấp sau này.

Luật sư tư vấn chuyên sâu về di chúc.

Luật Hùng Bách là đơn vị có kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng lập di chúc thừa kế tài sản đất đai. Với đội ngũ Luật sư uy tín, giàu chính nghiệm chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng:

  • Hình thức của di chúc thừa kế tài sản đất đai phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Nội dung di chúc thừa kế đất đai không bị vô hiệu.
  • Xác định được những đối tượng được hưởng thừa kế tài sản đất đai ngay cả trong trường hợp không được chỉ định trong di chúc để phân chia thừa kế quyền sử dụng đất cho hợp lý.
  • Xác định giá trị, hiệu lực của di chúc có người làm chứng.
  • Di chúc thừa kế đất đai được lập ra không dẫn đến tranh chấp sau khi mở thừa kế.

Liên hệ Luật sư chuyên về thừa kế, di chúc.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách về “Luật thừa kế đất đai“. Nếu gặp phải những vướng mắc liên quan đến chủ đề này bạn có thể gửi hồ sơ nội dung vụ việc của mình qua địa chỉ mail Luathungbach@gmail.com hoặc liên hệ để được tư vấn trực tiếp hoặc đặt lịch làm việc với Luật sư theo số điện thoại đường dây nóng 0971115989  (Zalo) để được hỗ trợ tư vấn.

Trân trọng!

5/5 - (2 bình chọn)
Luật Hùng Bách

Recent Posts

BẢN ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THI CÔNG

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…

4 tuần ago

Bản án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…

2 tháng ago

Bản án hình sự tội chống người thi hành công vụ

Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…

2 tháng ago

BẢN ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…

2 tháng ago

Bản án đơn phương ly hôn tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng

Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…

2 tháng ago

Quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada

Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…

2 tháng ago