Hình sự

Mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả

Trong cuộc sống hàng ngày, quan hệ vay mượn diễn ra rất phổ biến. Từ đó, nhiều người bị các đối tượng phạm tội lợi dụng từ quan hệ vay, mượn tài sản. Trong bài viết sau đây, Luật Hùng Bách sẽ hướng dẫn cách trình báo, tố giác và soạn thảo mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả khi có dấu hiệu Tội lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS).

Hành vi vay tiền, mượn tiền không trả bị xử lý thế nào?

Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Quy định pháp luật về giao dịch vay tiền, mượn tiền: Điều 463, 464…, 470 BLDS 2015.

Theo đó, vay tiền, mượn tiền là 1 giao dịch dân sự giữa người cho vay và người vay. Tương ứng với quyền của người cho vay là nghĩa vụ của người vay. Trong đó:

Đa số trong giao dịch vay nợ đều thỏa thuận rõ mức lãi suất, thời hạn. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp không thỏa thuận rõ về thời điểm thanh toán, lãi suất cho vay. Từ đó, dẫn đến phát sinh các tranh chấp dân sự. Nhiều chủ nợ không đưa ra được phương án xử lý đúng đắn khi gặp tình huống người vay không chịu thanh toán. 

Vậy, hành vi bị coi là vay tiền, mượn tiền không trả khi nào? 

Luật dân sự quy định 2 trường hợp bị coi là vay mượn không trả: 

  • Đến thời hạn thanh toán khoản vay, mượn nhưng không hoàn thành nghĩa vụ;
  • Nhận được yêu cầu thanh toán của chủ nợ nhiều lần (đối với giao dịch vay, mượn không thỏa thuận rõ thời hạn) nhưng người vay, mượn vẫn không thanh toán.

Tùy thuộc vào những trường hợp cụ thể, hành vi không trả nợ có thể là tranh chấp giao dịch dân sự; hoặc nếu tính chất nghiêm trọng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Luật sư tư vấn thủ tục, soạn thảo đơn tố cáo vay tiền không trả: 097.111.5989 (zalo)

Truy cứu trách nhiệm hình sự với người vay, mượn tiền không trả

Xem thêm: Luật sư hình sự giỏi, uy tín

Theo quy định pháp luật, hành vi không thanh toán tiền của bên vay, mượn khi đến thời hạn cần thanh toán có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tôi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015. 

Vậy khi nào thì người vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Hành vi vay, mượn tiền đến hạn không thanh toán sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi thỏa mãn các yếu tố sau đây:

Thứ nhất, người thực hiện hành vi có độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên.

Ví dụ: người sinh ngày 18/6/2006; thì thời điểm ngày 18/6/2022 sẽ được coi là người từ đủ 16 tuổi.

Thứ hai, có hành vi vay, mượn tiền không/mất khả năng thanh toán; cố ý không thanh toán tiền dẫn đến xâm phạm, thiệt hại về tài sản cho người cho vay, mượn.

Thứ ba, mục đích là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Thứ tư, người vay, mượn tiền có các hành vi như:

  • Có hành vi vay, mượn cách hợp pháp; để thông qua hợp đồng vay, mượn hoặc hợp đồng khác;
  • Sau khi có được số tiền vay, mượn; người phạm tội không thực hiện đúng hợp đồng. Và sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản;

Hậu quả: Người phạm tội đã chiếm đoạt được số tiền, tài sản của người cho vay; và đã bỏ trốn, hoặc không còn khả năng trả lại tài sản.

  • Số tiền, tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên. Nếu tài sản có giá trị dưới 4 triệu đồng; thì người tố cáo phải gửi kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc người bị tố cáo đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản; hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới thì mới cấu thành tội phạm.

Như vậy:

Khi người vay, mượn tiền đến hạn không trả và có các hành vi, dấu hiệu thuộc các phân tích nêu trên đây thì ngoài trách nhiệm thanh toán tiền (dân sự), người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đơn trình báo, tố giác tội phạm. 

Phương án xử lý khi người vay, mượn không trả tiền

Theo quy định của pháp luật hiện hành, 2 cách thức để yêu cầu cơ quan chức năng can thiệp giải quyết đối với hành vi vay, mượn tiền không trả như sau: 

Khởi kiện đòi tài sản tại Tòa án (tranh chấp vụ án dân sự)

Khởi kiện dân sự là phương án phổ thông được áp dụng khi có tranh chấp. Nếu thắng kiện, nội dung bản án sẽ yêu cầu người vay, mượn có trách nhiệm thanh toán nghĩa vụ với người cho vay, mượn. 

Tuy nhiên, biện pháp này gặp phải những khó khăn sau đây:

  • Thời gian giải quyết vụ án kéo dài từ 4 – 8 (tháng); kể từ thời điểm vụ án được thụ lý và có thể tạm đình chỉ để gia hạn thêm thời hạn;
  • Bị đơn thường cản trở trong quá trình giải quyết vụ án;
  • Sau khi có bản án của Tòa án, người có quyền lợi sẽ phải làm việc với cơ quan Thi hành án dân sự để bán án được đảm bảo thi hành. Thời gian thi hành án thông thường từ 6 tháng – 1 năm nếu khả thi.

> Có thể thấy, phương án khởi kiện dân sự tại TAND là không phải giải pháp triệt để. 

Đề nghị cơ quan điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự:

Trường hợp người vay, mượn có hành vi thỏa mãn dấu hiệu của Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì việc trình báo, tố giác tội phạm là biện pháp mang tính triệt để và tối ưu quyền, lợi ích hợp pháp của người cho vay, mượn. Bởi lẽ: 

  • Việc trình báo, tố giác tội phạm là cơ sở để cơ quan điều tra tiến hành điều tra vụ án và làm rõ các hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật;
  • Biện pháp này có tính răn đe cao và tác động trực tiếp tới tâm lý của người vay, mượn để họ nghiêm túc với nghĩa vụ thanh toán tiền vay;
  • Bên cạnh bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người vay, mượn đồng thời phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền đã vay, mượn (trácnh nhiệm dân sự).
  • Nêu có căn cứ khởi tố, người bỏ trốn khỏi nơi cư trú sẽ bị cơ quan điều tra truy nã về trình diện trước cơ quan điều tra.

Có thể thấy, nếu có cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự thì biện pháp này có tính răn đe, hiệu quả hơn nhiều so với phương án giải quyết tranh chấp dân sự.

Tuy nhiên, người có đơn trình báo, tố giác tội phạm cần thận trọng với nội dung đơn trình báo, tố giác. Bởi nếu, hành vi người vay mượn chưa tới mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì việc có đơn trình báo, tố giác sai sự thật có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội vu khống (điều 156 BLHS). 

VÍ DỤ:

Ngày 24/6/2022, ông Nguyễn Văn A (Địa chỉ: xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình). ông A cho bà Vũ Thị B (Địa chỉ: phường Lê Đại Hành, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình) vay tiền. Số tiền là 400.000.000 (Bốn trăm triệu đồng). Hai bên khi giao dịch có ký giấy biên nhận giao tiền đầy đủ. Việc giao dịch được thực hiện tại nhà của ông A. Địa chỉ tại: xóm 5; thôn Vạn Phúc; xã An Ninh; huyện Quỳnh Phụ; tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên, khi đến thời hạn phải thanh toán thì bà B bỏ trốn khỏi nơi cư trú; và không thanh toán số tiền đã vay ông A. 

Trong trường hợp này, cần xác định và làm rõ các nội dung sau:

* Thẩm quyền cơ quan điều tra là công an huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình hay công an thành phố Thái Bình nơi bị đơn cư trú?
– Cần lưu ý rằng, cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết hành vi có dấu hiệu tội phạm là cơ quan nơi diễn ra hành vi có dấu hiệu tội phạm.
– Vì vậy, trong TH này, Công an huyện Quỳnh Phụ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết. 

** Căn cứ để yêu cầu cơ quan điều tra thụ lý đơn trình báo, tố giác tội phạm: Hành vi cố tình không thanh toán nợ của bà B tới thời hạn thanh toán, bỏ trốn khởi nơi cư trú. 

> Khi đã xác định được các vấn đề nêu trên. Ông Nguyễn Văn A cần có Đơn trình báo, tố giác hành vi vay mượn tiền có dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản của bà Nguyễn Thị B tới cơ quan điều tra có thẩm quyền để vụ việc được giải quyết theo đúng trình tự tố tụng.

Quy trình, thủ tục trình báo, tố cáo, tố giác hành vi vay, mượn tiền không trả

Xem thêm: Quy trình giải quyết tố cáo

Theo thông tư số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC việc giải quyết đơn tố cáo hành vi vay tiền không trả có dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản phải được thực hiện theo trình tự và thủ tục sau:

Bước 1: Tiếp nhận xử lý Đơn trình báo, tố giác về hành vi vay tiền không trả có dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Sau khi tiếp nhận các đơn, thư tố giác đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật. Khi đó, cơ quan điều tra có trách nhiệm xác minh và phân loại đơn tố cáo:

  • Đơn thư tố giác có căn cứ;
  • Đơn thư tố giác tội phạm không có căn cứ.

> Với các đơn thư không có căn cứ:

Qua xác minh Đơn tố cáo, nếu không có căn cứ tội phạm. Cơ quan điều tra sẽ trả lời bằng văn bản trả lời công dân và kết luận “không có căn cứ truy cứ thụ lý đơn tố giác tội phạm”.
> Đối với Đơn thư tố giác tội phạm có căn cứ:

Nội dung đơn Tố cáo thể hiện hiện có dấu hiệu tội phạm sẽ được chuyển qua bước tiếp theo là thụ lý đơn tố cáo.

Bước 2: Thụ lý đơn tố cáo vay tiền không trả.

Sau khi tiếp nhận đơn, thư tố giác, tố cáo tội phạm, cơ quan điều tra sẽ ra quyết định thụ lý đơn tố cáo khi có đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đơn tố giác, tố cáo tội phạm được gửi tới đúng cơ quan điều tra có thẩm quyền;
  • Đơn tố giác đáp ứng đúng, đủ về mặt hình thức, nội dung và có hành vi có dấu hiệu phạm tội;
  • Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý đơn Tố giác. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và người bị tố cáo biết. 

Bước 3: Xác minh hành vi, diễn biến sự việc.

Sau khi thụ lý, cơ quan điều tra phải tiến hành xác minh vụ việc như sau:

  • Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo. Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản.
  • Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin; tài liệu làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản. Khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.
  • Trong quá trình xác minh, có trách nhiệm tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung cần xác minh.

Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo. Người có thẩm quyền gười giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.

Bước 4: kết luận nội dung tố cáo trong đơn tố cáo hành vi vay tiền không trả.

Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.

Kết luận nội dung tố cáo có các nội dung chính sau đây:

  • Kết quả xác minh nội dung tố cáo;
  • Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi phạm tội;
  • Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;
  • Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật;
  • Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo. người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.

Bước 5: xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.

Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:

  • Trường hợp kết luận người bị tố cáo không có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
  • Trường hợp kết luận người bị tố cáo có hành vi hoặc có dấu hiệu của hành vi lừa đảo thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.

Mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả

Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo cho vay nặng lãi

Theo quy định của pháp luật hiện hành, mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả được xây dựng dựa trên mẫu đơn tố cáo được quy định tại mẫu số 46, được ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra, cụ thể như sau:

  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

……., ngày…. tháng…. năm …

 

ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi: ………………………………….

Tên tôi là: …………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….

Tôi làm đơn này tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của:……………………………………………………………..

Nay tôi đề nghị:…………………………………………………………………………………………………………………….

Tôi xin cam đoan những nội dung tố cáo trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố tình tố cáo sai.

NGƯỜI TỐ CÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)

Nếu bạn cần tham khảo mẫu đơn trình báo, tố cáo, tố giác tội phạm mới nhất. Vui lòng liên hệ hotline Luật sư theo số: 097.111.5989 (zalo) để được tư vấn hỗ trợ chi tiết. 

Hướng dẫn trình bày mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả

Do có nhiều bạn đọc cần tìm mẫu đơn tố cáo. Vì vậy, Luật Hùng Bách đã biên soạn 1 mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả. Bạn đọc có thể tham khảo mẫu đơn mà Luật sư đã soạn thảo mới nhất như sau: 

Trên đây là 1 bản mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả mà Luật Hùng Bách cung cấp để bạn đọc tham khảo. Ngoài ra, tùy từng vụ việc, đơn tố cáo sẽ có nội dung và căn cứ pháp lý khác nhau. Nếu bạn cần tư vấn hỗ trợ, vui lòng liên hệ hotline: 097.111.5989 (zalo)

Dịch vụ luật sư soạn thảo đơn tố cáo vay tiền không trả, luật sư tư vấn hình sự.

Nếu bạn cần Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết thủ tục trình báo, tố giác hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người vay, mượn tiền; bạn có thể liên hệ với Luật sư Luật Hùng Bách theo các kênh thông tin sau: 

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

5/5 - (3 bình chọn)
Luật Hùng Bách

Recent Posts

BẢN ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THI CÔNG

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…

1 tháng ago

Bản án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…

2 tháng ago

Bản án hình sự tội chống người thi hành công vụ

Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…

2 tháng ago

BẢN ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…

2 tháng ago

Bản án đơn phương ly hôn tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng

Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…

2 tháng ago

Quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada

Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…

2 tháng ago