Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản


Khi một tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng lại không biết làm cách nào để tố cáo ngăn chặn hành vi đó. Thậm chí những người là nạn nhân cũng không biết cách để tự bảo vệ quyền lợi của bản thân. Trong bài viết này, Luật sư hình sự Công ty Luật Hùng Bách sẽ chia sẻ với bạn đọc về mẫu đơn tố cáo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và hướng dẫn bạn nộp đơn để được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết.

Thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Xin chào Luật sư! Tôi là D hiện đang sinh sống tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Gần đây, tôi được công an phường mời lên làm việc để làm rõ hành vi phạm tội. Theo tôi được biết thì anh B hàng xóm nhà tôi đã tố cáo tôi với công an. Anh B tố cáo tôi có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tôi vô cùng hoang mang và suy sụp tinh thần. Do trình độ học vấn của tôi chỉ là 10/12 nên không hiểu rõ pháp luật. Kính mong Luật sư tư vấn giải đáp cho tôi về tội trên?. Cảm ơn Luật sư.

Đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Luật sư tư vấn, soạn thảo Đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản: 097.111.5989 (zalo) 

Khi chưa tìm hiểu quy định của pháp luật thì nhiều người thường hiểu rằng lừa đảo chiếm đoạt tài sản là việc một chủ thể có hành vi lừa gạt để chiếm lấy tài sản của một chủ thể khác. Tuy nhiên, để cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cần căn cứ vào rất nhiều yếu tố như mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể và chủ thể của tội phạm. Cụ thể, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 với cấu thành cơ bản như sau:

Về mặt khách quan của tội phạm.

Để đảm bảo được mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì một hành vi được coi là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải thỏa mãn được các yếu tố sau:

Về hành vi khách quan.

Hành vi của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác mà ngay lúc đó, người bị hại không biết được có hành vi gian dối. Dùng thủ đoạn gian dối là việc đưa ra thông tin giả, không đúng với sự thật nhưng làm cho người bị lừa dối tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động, bằng hình ảnh… hoặc kết hợp bằng nhiều cách thức khác nhau.

Về hậu quả.

Hậu quả của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là làm thiệt hại về tài sản của người khác. Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu hành vi gian dối bị phát hiện trước khi người bị lừa dối giao tài sản thì không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản. Việc chiếm giữ tài sản đó là sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản mắc lừa giao tài sản cho mình hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận.

Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Khoản 1 Điều 174 BLHS 2015 quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm.

Nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật hình sự năm 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Về mối quan hệ nhân quả.

Cũng như những tội có cấu thành vật chất khác, hậu quả và hành vi khách quan của tội phạm có mối quan hệ nhân quả với nhau. Hậu quả thiệt hại về tài sản phải được xuất phát từ hành vi lừa dối. Nếu việc thiệt hại về tài sản từ nguyên nhân khác thì sẽ dựa vào những dấu hiệu khách quan để xác định xem có dấu hiệu của tội phạm không và được pháp luật điều chỉnh như thế nào.

Về mặt khách thể của tội phạm.

Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản, bao gồm vật, tiền. Việc xâm phạm quyền sở hữu cũng thể hiện ở hành vi chiếm hữu bất hợp pháp tài sản của người khác sau khi lừa lấy được tài sản.

Về mặt chủ quan của tội phạm.

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội. Thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội có tính chất chiếm đoạt, do lỗi cố ý của chủ thể. Mục đích là mong muốn chiếm đoạt được tài sản thuộc sở hữu của người bị hại. Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Nếu sau khi đã có tài sản một cách hợp pháp, ngay thẳng rồi mới có ý định chiếm đoạt tài sản thì không phải là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tùy trường hợp cụ thể, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác như tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Về mặt chủ thể của tội phạm.

Chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên. Có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Điều 12 BLHS quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chủ thể của tội phạm không phải là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Tức là nếu từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chỉ có người trên 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Nếu có thắc mắc liên hệ Luật sư Hình sự qua số Hotline: 097.111.5989 (zalo) để được hỗ trợ

Đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thưa Luật sư! Ngày nay, khi đất nước hội nhập quốc tế thì tỉ lệ tội phạm cũng gia tăng theo. Mỗi một thời kỳ thì lại xuất hiện thêm nhiều loại tội phạm khác bên cạnh nhưng tội phạm cũ. Thủ đoạn cũng ngày càng tinh vi và khó lường hơn. Là một người dân, tôi cũng luôn luôn trang bị cho mình kiến thức về pháp luật. Việc có kiến thức luật giúp tôi có thể tự bảo vệ bản thân và gia đình. Tôi mong Luật sư có thể giải đáp giúp tôi thắc mắc về việc tố cáo hiện nay. Pháp luật quy định thế nào và thực trạng giải quyết tố cáo ra sao?.

Quy định về tố cáo.

Thông thường, khi muốn tố giác hành vi phạm tội đến cơ quan nhà nước thì người dân thường nghĩ ngay đến tố cáo. Tại khoản 1, Điều 2 Luật tố cáo năm 2018 có quy định như sau:

“Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực”

Theo quy định trên, đối tượng bị tố cáo là người nắm giữ chức vụ; được giao thực hiện nhiệm vụ; công vụ hoặc thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế thì thay vì viết đơn trình báo, người dân thường hay làm đơn tố cáo gửi đến Công an và Tòa án. Theo nguyên tắc thì việc trình báo hành vi có dấu hiệu tội phạm sẽ được tiếp nhận và xử lý bởi cơ quan Công an nơi xảy ra hành vi đó.

Thực trạng giải quyết.

Tuy nhiên, nắm được thực trạng người dân đồng nhất khái niệm “tố giác”, “trình báo” với khái niệm “tố cáo” nên cơ quan Công an vẫn tiếp nhận và xử lý đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu có đủ thông tin và căn cứ cho thấy có dấu hiệu của việc phạm tội. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết quy trình giải quyết tố cáo của chúng tôi.

Nếu có thắc mắc liên hệ Luật sư Hình sự qua số Hotline: 097.111.5989 (zalo) để được hỗ trợ

Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thưa Luật sư Luật Hùng Bách!. Tôi là H, tôi bị bạn tôi là anh T lừa đảo chiếm đoạt số tiền 300,000,000 đồng. Anh T vay tôi số tiền trên và nói vay để đầu tư chứng khoán sinh lời. Do tin tưởng bạn nên tôi đồng ý cho anh T vay. Khi vay tôi có chuyển khoản qua ngân hàng. Tuy nhiên đến nay, số tiền anh T vay tôi không sinh lời, tôi có hỏi nhưng T không nói. Tôi có đòi T thì T bảo không biết và có hành vi chối bỏ trách nhiệm. Tôi muốn làm tố cáo anh T lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì không nắm rõ pháp luật nên tôi không biết soạn theo mẫu đơn nào. Mong Luật sư tư vấn.

Mẫu đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản hiện nay chưa được pháp luật quy định mẫu cụ thể. Chúng tôi cung cấp để các bạn có thể tham khảo mẫu đơn như sau:

Cong ty Luat TNHH Luat Hung Bach la don vi cung cap dich vu phap ly hang dau tai Viet Nam trong cac linh vuc: Luat su hinh su, Luat su dan su, Luat su dat dai, Luat su ly hon, Luat su doanh nghiep,..

Nếu cần soạn đơn hoặc tư vấn liên hệ qua Hotline: 097.111.5989 (zalo) để được hỗ trợ

Cách viết đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản chuẩn 2022.

Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả

Chào Luật sư, cháu là D, cháu đến từ Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Cháu có ông anh họ tên S, hiện sống tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.  Tháng 06/2022, cháu và vợ cùng anh S có hợp tác làm ăn chạy dịch vụ vận chuyển đồ. Trước đó, anh S có trao đổi với vợ chồng cháu về phương án làm ăn. Vợ cháu sẽ điều phối, cháu và anh S sẽ chạy dịch vụ vận chuyển đồ. Tài sản gồm 2 xe tải Huyndai Thaco 10 tấn và 12 tấn. Cả 2 xe đều do cháu và vợ cùng bỏ tiền tiết kiệm để mua.

Sau khi đồng ý hợp tác, cháu có giao xe tải Huyndai Thaco 12 tấn cho anh S chạy. Được 1 tuần thì anh S ở nhà, không đi làm, xe cũng không thấy đâu. Cháu có hỏi thì anh S chỉ bảo ốm và xe gửi bạn. Cháu có nhờ người điều tra và biết được xe tải của mình đã bị anh S bán. Anh S đã dùng tiền đó đánh bạc và thua lỗ. Anh S hiện đã cắt liên lạc và bỏ trốn. Cháu muốn làm đơn tố cáo anh S tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên cháu lại không biết cách viết đơn. Mong Luật sư tư vấn và giúp đỡ cháu.

Cách viết đơn tố cáo.

Để đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản được tiếp nhận xử lý và giải quyết, ngoài việc tuân thủ yếu tố về hình thức thì phần nội dung cũng cần trình bày hợp lý và đầy đủ. Cụ thể như sau:

  • Mục “Kính gửi” bạn điền tên cơ quan Công an nơi xảy ra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
  • Mục “Tên tôi là”, “địa chỉ”, “SĐT liên lạc” bạn điền đầy đủ họ tên, nơi ở hiện tại và số điện thoại liên lạc của bạn để cơ quan Công an có thể liên hệ trong trường hợp cần triệu tập hoặc cần bạn cung cấp thêm thông tin/tài liệu/chứng cứ;
  • Mục “tôi làm đơn này tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của…” bạn điền đầy đủ và chi tiết thông tin của người bị tố cáo về họ tên, nơi ở, SĐT (nếu có) và những thông tin về nhân thân của người này (nếu có). Trường hợp có nhiều người cùng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bạn cần liệt kê thông tin của những người đó ra;

Mục “nội dung chi tiết như sau” bạn cần trình bày theo thứ tự sau.

Để đảm bảo tính logic của đơn tố cáo, bạn đọc cần trình bày thứ tự sao cho hợp lý. Việc trình bày sâu chuỗi sự việc giúp cơ quan chức năng giải quyết nhanh chóng và tốt hơn.

  • Thứ nhất: thời gian và địa điểm xảy ra hành vi có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cơ quan tiếp nhận nắm được thông tin và kiểm tra về thẩm quyền giải quyết.
  • Thứ hai: hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra như thế nào? (trình bày diễn biến chi tiết). Hậu quả ra sao? đặc điểm nhận dạng của người thực hiện hành vi, người làm chứng,…
  • Thứ ba: lý do người tố cáo phát hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đó.
  • Thứ tư: quan điểm của bạn về hành vi đó. Ví dụ: tôi cho rằng, Hành vi trên của anh A là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 174 BLHS 2015…
  • Mục “nay tôi đề nghị” bạn điền tên cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tiến hành điều tra, xác minh, kết luận và xử lý người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những nội dung cơ bản cần có trong đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn thì có thể liên hệ với chúng tôi qua điện thoai 097.111.5989 (zalo). Ngoài ra, Luật sư hình sự Công ty Luật Hùng Bách cũng cung cấp dịch vụ soạn thảo đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng và các văn bản pháp lý khác có liên quan.

Nộp đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở đâu?

Mặc dù biết cách viết đơn tố cáo nhưng nhiều người lại không biết nộp đơn tố cáo ở đâu. Việc nhầm lẫn hoặc không biết nơi nộp dẫn đến việc giải quyết tố cáo bị chậm. Chính vì vậy mà thời gian bị kéo dài và tội phạm có thể bỏ trốn. Việc xác định đúng thẩm quyền cơ quan giải quyết không phải người dân nào cũng nắm rõ.

Việc xác định sai nơi nộp đơn sẽ khiến quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị ảnh hưởng. Không những vậy còn gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc giải quyết. Đây cũng là thắc mắc mà luật sư Luật Hùng Bách thường được khách hàng hỏi. Luật sư Hình sự Luật Hùng Bách sẽ giải đáp và hỗ trợ khách hàng như sau:

Thực tế, người dân thường bị nhầm lẫn giữa các khái niệm “tố cáo” với “trình báo” và “tố giác”. Việc tố cáo mà mọi người vẫn hay gọi thực chất là tố giác, tin báo tội phạm.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN-PTNT-VKSNDTC. Việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm bao gồm:

  • Cơ quan điều tra;
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
  • Viện kiểm sát các cấp;
  • Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Như vậy, để tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người tố cáo có thể gửi đơn hoặc đến trực tiếp cơ quan trên để thực hiện quyền tố cáo của mình. Các cơ quan này sẽ có trách nhiệm tiếp nhận và chuyển thông tin đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.

Làm đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản hết bao nhiêu tiền.

Luật sư hình sự Công ty Luật Hùng Bách chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề chi phí làm đơn tố cáo, nộp đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản hết bao nhiêu tiền. Về vấn đề này, chúng tôi chia sẻ như sau:

Tại khoản 1, Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố như sau:

“1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố”

Thông qua quy định trên có thể thấy rằng, việc tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm được quy định là nghĩa vụ của cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan trên không có quyền từ chối tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm. Do vậy, người tố cáo sẽ không mất chi phí khi thực hiện quyền, nghĩa vụ tố cáo của mình.

Tuy nhiên, để đảm bảo cho nội dung tố cáo đúng theo quy định của pháp luật và được tiếp nhận giải quyết thì người tố cáo có thể tìm đến các công ty, văn phòng luật sư để được tư vấn, hỗ trợ soạn thảo đơn tố cáo. Chi phí cho công ty, văn phòng luật soạn thảo văn bản sẽ tùy từng công ty, văn phòng; tính chất phức tạp của nội dung vụ việc và yêu cầu của khách hàng.

Luật sư tư vấn luật hình sự, soạn thảo đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản.

Có không ít khách hàng đã tìm đến Luật sư hình sự Công ty Luật Hùng Bách vì đã nộp đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản nhưng không có sự phản hồi, nộp đơn tố cáo nhưng không được giải quyết. Nhiều trường hợp, là nạn nhân của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng không biết làm đơn tố cáo như thế nào.

Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc tương tự thì hãy liên hệ với chúng tôi – Luật sư hình sự Công ty Luật Hùng Bách qua  điện thoai 097.111.5989 (zalo). Ngoài tư vấn pháp luật hình sự, tham gia đại diện bảo vệ thân chủ thì chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ soạn thảo đơn từ để gửi đến cơ quan có thẩm quyền, ví dụ như đơn tố cáo vay tiền không trảđơn tố cáo cố ý gây thương tích,… Từ việc luôn cập nhật quy định mới của pháp luật cùng với đội ngũ Chuyên viên, Luật sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi luôn mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *