Quy trình giải quyết đơn tố cáo


Để tăng cường sự giám sát, pháp luật cho phép công dân có quyền tố cáo, trình báo, tin báo hành vi vi phạm pháp luật tới các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Luật Hùng Bách đã nhận được rất nhiều câu hỏi thắc mắc của bạn đọc về vấn đề này, do vậy trong nội dung bài viết sau đây Luật Hùng Bách sẽ chia sẻ, giải đáp thắc mắc về Quy trình giải quyết tố cáo, quy trình giải quyết đơn trình báo theo quy định pháp luật mới nhất. Khách hàng có nhu cầu hỗ trợ tư vấn về quy trình giải quyết tố cáo vui lòng liên hệ theo số 0971.115.989 (Zalo).

Quy định pháp luật về giải quyết tố cáo, tố giác tội phạm.

Tố cáo, tố giác tội phạm là gì?

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đó. Tùy theo nội dung đề cập và phạm vi điều chỉnh, pháp luật phân loại tố cáo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật được thành các loại chính như sau:

  • Trường hợp 1: Tố cáo, Tố giác, kiến nghị khởi tố hành vi vi phạm pháp luật hình sự. (Tố cáo người vay tiền không trả; tố cáo người lừa đảo; tố cáo hành vi đánh người;…). Sau đây gọi tắt là Tố cáo tội phạm.
  • Trường hợp 2: Tố cáo và quy trình giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực, bảo vệ người tố cáo, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo.
  • Trường hợp 3: Tố cáo Đảng viên sai phạm, vi phạm quy định pháp luật.
quy trình giải quyết tố cáo
Tư vấn thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo: 0971.115.989 (Zalo)

Tố cáo, tố giác tội phạm.

Về cơ bản, các trường hợp Tố cáo đều là việc công dân trình báo các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức tới cơ quan điều tra có thẩm quyền. Thực tế, công dân quan tâm thủ tục giải quyết tố cáo tại Cơ quan công an có thẩm quyền. Công dân thường tố cáo với những hành vi như: tố cáo đánh người; tố cáo lừa đảo;…

Khi có sự trình báo của công dân, cơ quan điều tra có trách nhiệm sẽ phân loại và xác định xem đó là hành vi xâm phạm quan hệ pháp luật nào? thuộc thẩm quyền của cơ quan nào xử lý, giải quyết? nội dung tố cáo, trình báo có xác thực không? Nếu xét thấy nội dung đơn tố cáo và tình tiết vụ việc là có căn cứ thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra và thực hiện quy trình giải quyết tố cáo theo đúng quy định pháp luật.

Tuy nhiên, mặc dù Quy trình giải quyết tố cáo tội phạm và Tố cáo hành vi phạm tội đã được pháp luật quy định rất chi tiết, nhưng làm thể nào để có thể thực hiện đúng quy trình giải quyết tố cáo thì không phải ai cũng nắm được. Vì vậy, sau đây Luật Hùng Bách sẽ chia sẻ, hướng dẫn bạn đọc cách thực hiện thủ tục tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, tố cáo tội phạm một cách chi tiết nhất để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân mình và cộng đồng.

Thủ tục tố giác, tin báo tội phạm (Tố cáo tội phạm).

Xin chào Luật sư Luật Hùng Bách. Tôi tên K, hiện nay tôi muốn tố giác hành vi đánh bạc của ông H. Ông H thường xuyên tổ chức đánh bạc tại nhà, tần suất diễn ra liên tục 6 ngày 1 tuần. Việc này diễn ra gây ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng xóm xung quanh. Có gia đình vợ chồng đã ly dị do chồng thường xuyên đến nhà ông H chới bài.

Tuy nhiên, do tôi không am hiểu pháp luật nên không biết làm thế nào? Mong Luật sư tư vấn cho tôi. Tôi xin cảm ơn!

Mẫu đơn trình báo tội phạm, Mẫu đơn tố cáo tội phạm.

Dựa trên yêu cầu khách hàng cần tư vấn về quy trình giải quyết tố cáo. Luật Hùng Bách nhận thấy nhu cầu viết đơn tố cáo, đơn trình báo tội phạm rất đa dạng. Ví dụ như: Đơn tố cáo lừa đảo; đơn tố cáo vay tiền không trả; đơn tố cáo đánh người; thậm chí là đơn tố cáo nặc danh; tố cáo đảng viên;… Mọi người đều đặt ra câu hỏi “Mẫu đơn tố cáo theo đúng quy định pháp luật như thế nào?”.

Giải đáp cho câu hỏi này, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể và cũng chưa bắt buộc Đơn tố cáo, Đơn trình báo tội phạm phải tuân theo một thể thức quy chuẩn nhất định. Do vậy, người làm đơn tố cáo, trình báo tội phạm có thể tùy theo nội dung sự việc để làm đơn cho phù hợp. Bạn đọc có thể tham khảo một loại mẫu đơn trình báo của Luật Hùng Bách như sau:

Cong ty Luat TNHH Luat Hung Bach la don vi cung cap dich vu phap ly hang dau tai Viet Nam trong cac linh vuc: Luat su hinh su, Luat su dan su, Luat su dat dai, Luat su ly hon, Luat su doanh nghiep,. Quy trình giải quyết tố cáo

Nơi nộp đơn tố cáo.

Xin chào Luật sư. Hiện nay tôi muốn tố giác hành vi cố ý gây thương tích. Tôi bị ông L đánh và đổ nước mắm lên người. Ông L đánh tôi bằng một gậy dài 80cm, rộng 30cm. Tôi bị bầm dập nhiều chỗ, bị gãy tay và rách thịt. Luật sư cho hỏi, tôi muốn tố giác hành vi của ông L thì phải nộp đơn ở đâu? Mong Luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn.

Luật sư hình sự tư vấn.

Đơn tố cáo, đơn trình báo tội phạm nộp ở đâu? Cơ quan tiếp nhận đơn tố cáo là cơ quan nào? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tố cáo?

Tại Khoản 1 Điều 5 thông tư 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC (sau đây gọi tắt là thông tư 01/2017TTLT)  có quy định về các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm như sau:

“1. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm:

  a) Cơ quan điều tra;

  b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

  c) Viện kiểm sát các cấp;

  d) Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn; Đồn Công an; Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.”

Cơ quan giải quyết đơn tố giác, tố cáo.

Theo đó, khi công dân nhận thấy hoặc bị xâm phạm bởi những hành vi vi phạm pháp luật do các cá nhân, tổ chức gây ra thì có quyền tố giác, tố cáo tới các cơ quan có thẩm quyền tại nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể:

  •   Cơ quan điều tra;
  •   Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
  •   Viện kiểm sát các cấp;
  •   Và các cơ quan gồm: Công an xã, phường thị trấn; Đồn Công an; Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan tổ chức khác.

Khi đó, các cơ quan có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm tiếp nhận thông tin trình báo và triển khai quy trình giải quyết tố cáo theo đúng quy định pháp luật.

Lưu ý: Nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật.

Khi nộp đơn phải có biên lai giao nhận của cán bộ tiếp nhận đơn, nếu nộp qua đường bưu chính thì phải giữ lại biên lai chuyển phát để giám sát và xác định thời hạn giải quyết tố cáo theo quy định pháp luật.

Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.

Theo quy định pháp luật thì các cơ quan sau đây có thẩm quyền giải quyết đơn tố giác, tin báo về tội phạm, đơn tố cáo tội phạm như sau:

Các cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (trừ Đội An ninh Công an cấp huyện).

Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nhận văn bản yêu cầu mà không được khắc phục.

Quy trình giải quyết tố cáo.

Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo cố ý gây thương tích

Xin chào Luật sư. Tôi hiện đang bị bà N tố giác hành vi quấy rối tình dục. Mặc dù tôi chưa hề làm gì bà N, trước đây tôi là người yêu cũ của bà N. Khi còn yêu nhau, chúng tôi yêu nhau một cách trong sáng, lành mạnh. Sau một thời gian, tôi cảm thấy không còn hợp với bà N và đề nghị chia tay. Mặc dù bà N níu kéo nhưng tôi đã dứt khoát để không ai phải đau. Bà N vì cay cú nên đã tố giác tôi là có hành vi quấy rối tình dục. Luật sư cho hỏi, quy trình giải quyết tố cáo thế nào? Tôi muốn biết để chuẩn bị tinh thần thuê Luật sư. Tôi xin cảm ơn.

Luật sư Luật Hùng Bách tư vấn.

Quy trình giải quyết đơn tố cáo thể hiện qua kết quả xác minh đơn tố cáo/ trình báo tội phạm. Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 01/2017/TTLT. Trong thời hạn giải quyết theo quy định thì cơ quan điều tra có trách nhiệm đưa ra kết quả xác minh đơn tố cáo tội phạm bằng một trong các quyết định sau đây:

  • Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
  • Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
  • Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Ý nghĩa cụ thể các kết quả xác minh đơn tố cáo của cơ quan điều tra.

Đối với quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Cơ quan điều tra khi xét thấy nội dung đơn tố cáo tội phạm, tố giác tội phạm là xác thực và xác định có dấu hiệu tội phạm thì khi đó Thủ trưởng cơ quan điều tra là người có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để bắt đầu hoạt động tố tụng hình sự.

Đối với quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Căn cứ để Thủ trưởng cơ quan điều tra ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự được quy định pháp luật tại Điều 157 BLTTHS 2015. Cụ thể khi có một trong các căn cứ sau đây thì không được khởi tố vụ án hình sự:

  a. Không có sự việc phạm tội;

  b. Hành vi không cấu thành tội phạm;

  c. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

  d. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

  e. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

  f. Tội phạm đã được đại xá;

  g. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;

  h. Và một số trường hợp phải có yêu cầu khởi tố vụ án của người bị hại.

Như vậy, nếu xét nội dung đơn tố cáo tội phạm, đơn trình báo tội phạm mà cơ quan điều tra xét thấy thuộc một trong các trường hợp nêu trên đây thì Thủ trưởng cơ quan điều tra là người có thẩm quyền ra Quyết định không khởi tố vụ án – đây cũng là kết quả của quá trình xác minh, điều tra nội dung đơn tố cáo.

Đối với Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Tạm đình chỉ giải quyết tố cáo, tố giác tội phạm là việc Cơ quan điều tra tạm ngừng việc điều tra nội dung đơn tố cáo và chưa có kết quả trả lời về nội dung tố cáo, tố giác vì các lý do theo quy định pháp luật cho phép. Cụ thể:

Theo khoản 1 Điều 148 BLTTHS 2015, thì chỉ khi thuộc một trong hai trường hợp sau đây thì Cơ quan điều tra có thể ra Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo tội phạm, tố giác tội phạm:

  • Đã trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả;
  • Đã yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án nhưng chưa có kết quả.

Tạm đình chỉ.

Theo đó, nếu Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết đơn thư tố cáo, đơn trình báo tội phạm thì trước tiên người làm đơn tố cáo phải kiểm tra và xem xét lý do bên Cơ quan điều tra đưa ra là gì? lý do đó có hợp pháp theo quy định pháp luật không? Từ đó có sự đánh giá về hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra xem có tuân thủ đúng quy định pháp luật hay chưa để có sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo hoặc người người bị hại.

Như vậy, trong các Quyết định này thì Quyết định khởi tố vụ án là kết quả giải quyết đáng mong đợi nhất của người làm đơn tố cáo. Tuy nhiên để có thể được Cơ quan điều tra thụ lý đơn tố cáo và đưa ra quyết định khởi tố vụ án thì cũng phụ thuộc phần nhiều và nội dung đơn Tố cáo mà người đó nộp cấp cho cơ quan điều tra. Nếu bạn đọc chưa biết cách soạn đơn tố cáo, soạn đơn tố giác tội phạm thì có thể liên hệ ngay qua số máy 0971.115.989 (Zalo) để được Luật sư hỗ trợ tư vấn, hỗ trợ soạn Đơn tố cáo, đơn trình báo tội phạm.

Thời hạn giải quyết tố cáo tội phạm, thời hạn xác minh tố giác tội phạm.

Thưa Luật sư. Tôi tên T, hiện đang sinh sống tại Phú Thọ. Tháng 07/2022, tôi bị chị A hiếp dâm. Do tin tưởng chị A là bạn bè nên khi uống rượu say tôi đã về nhà chị A nghỉ. Do say rượu nên tôi đã bị chị A cưỡng hiếp. Tôi đã có đơn tố giác hành vi của chị A tới cơ quan công an. Tuy nhiên, tôi không biết luật nên không biết thời hạn giải quyết tố giác là bao lâu? Tôi hiện đang vô cùng suy sụp và hoang mang. Mong luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi.

Luật sư giải đáp.

Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC có quy định về thời hạn giải quyết tố cáo, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:

1. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không quá 20 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Đối với tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng (trong trường hợp được Thủ trưởng ủy quyền hoặc phân công), cấp trưởng, cấp phó (trong trường hợp được cấp trưởng ủy quyền hoặc phân công) cơ quan đang thụ lý, giải quyết có thể kéo dài thời hạn giải quyết nhưng không quá 02 tháng kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết.”

Theo quy định này, thì thời gian xử lý đơn tố cáo của Cơ quan điều tra là trong vòng 20 ngày kể từ khi tiếp nhận đơn của công dân.

Trường hợp ngoại lệ, nếu nội dung vụ việc công dân trình báo, tố cáo có tình tiết phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo, trình báo tội phạm có thể được gia hạn tới tối đa là 02 tháng nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Được sự chỉ đạo của Thủ trưởng hoặc phó Thủ trưởng cơ quan điều tra;
  • Và phải được sự phê duyệt của cơ quan Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền.

Lưu ý.

Từ các quy định trên đây, người làm đơn tố cáo tội phạm cần phải lưu ý ngày gửi, ngày nộp đơn tới Cơ quan điều tra để từ đó xác định thời hạn giải quyết tố cáo, tố giác của mình. Trường hợp nếu Cơ quan điều tra không giải quyết đơn tố cáo, đơn trình báo vụ việc theo đúng quy định pháp luật thì mình hoàn toàn có quyền khiếu nại lên Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp về hoạt động của cơ quan điều tra nơi đã nộp đơn tố cáo.

Những vấn đề cần lưu ý khi Tố cáo tội phạm, tố giác tội phạm

Thủ tục tố cáo tội phạm, tố giác tôi phạm là thủ tục pháp lý rất phức tạp vì nếu nội dung tố cáo tội phạm thiếu căn cứ hoặc sai sự thật dẫn đến xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác, thậm chí gây ra thiệt hại thì người làm đơn tố cáo có thể bị chịu trách nhiệm hình sự về Tội vu khống theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 156 BLHS 2015.

Khi soạn Đơn tố cáo, Đơn trình báo tội phạm người làm đơn cần lưu ý vấn đề sau:

Cần nhận định đúng tính chất sự việc.

Khi soạn đơn tố cáo, người viết cần nhận định sơ bộ được liệu hành vi đó có vi phạm pháp luật hình sự hay không? hay chỉ vi phạm hành chính? Để từ đó có nội dung đơn tố cáo cho phù hợp, tránh tình trạng hình sự hóa các sự việc dẫn đến bóp méo sự việc, khi đó có thể chính người viết đơn sẽ là người vi phạm và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Vậy làm thế nào để đánh giá đúng được tính chất hành vi, sự việc?

Điều này không đơn giản đối với người chưa được đào tạo về pháp lý. Để đánh giá được thì ít nhất người đó phải có cái nhìn tổng quát về các quan hệ pháp luật trong xã hội như: quan hệ pháp luật hành chính; quan hệ pháp luật dân sự; quan hệ pháp luật hình sự; các quan hệ pháp luật chuyên ngành khác;… Để từ đó xác định xem hành vi của họ sẽ thuộc sự điều chỉnh của Luật nào? trách nhiệm pháp lý đến đâu? Trong trường hợp này, người viết đơn nên có sự tư vấn của Luật sư, như vậy sẽ an toàn pháp lý hơn so với việc tự soạn đơn tố cáo theo nhận định của cá nhân.

Ví dụ: Anh A có hành vi cố ý gây thương tích, gây ra cho chị B tỉ lệ thương tật là 2%. Và không thuộc các trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, chị B lại có đơn tố cáo hành vi cố ý gây thương tích của anh A. Chị B đề nghị cơ quan công an giải quyết “buộc” anh A phải chịu trách nhiệm hình sự. Anh A có hành vi cố ý gây thương tích. Có thể thấy, ở đây do chị B chưa đánh giá đúng được tính chất sự việc nên đã có đơn tố cáo với nội dung thiếu căn cứ, thậm chí là có sự vu khống – đây là điều người viết đơn tố cáo tuyệt đối không được sai phạm.

Xác định nơi xảy ra sự việc và cơ quan có thẩm quyền quyết định thụ lý đơn tố cáo.

Việc xác định nơi xảy ra sự việc, hành vi vi phạm pháp luật đóng vai trò quan trọng trong cả quá trình giải quyết việc. Bởi từ nơi xảy ra sự việc, công dân biết cơ quan tại địa phương nào là nơi cần nộp và các cơ quan điều tra có thẩm quyền sẽ xác định thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự theo lãnh thổ (nếu có).

  • Nếu không xác định được nơi xảy ra sự việc và cơ quan có thẩm quyền quyết định thụ lý đơn tố cáo thì sao?

Trả lời: Nếu nộp đơn tố cáo không đúng cơ quan có thẩm quyền sẽ dẫn đến quy trình giải quyết tố cáo tốn kém thời gian hơn do cơ quan điều tra phải chuyển nội dung đơn tố cáo tới đúng cơ quan có thẩm quyền, thậm chí đơn tố cáo có thể không được thụ lý giải quyết.

Hình thức đơn tố cáo.

Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả

Về hình thức cơ bản cần có của đơn tố cáo gồm 03 phần chính:

  • Phần mở đầu: Quốc hiệu tiêu ngữ, Tên đơn, Nơi nhận đơn, Thông tin của người viết đơn.
  • Phần nội dung: Lý do viết đơn, nội dung sự việc, căn cứ pháp lý và yêu cầu.
  • Phần kết: Tổng kết lại các yêu cầu giải quyết, lời cam đoan nội dung, ngày/tháng/năm viết đơn, phần ký.

Thực tế tùy theo phong cách viết và nội dung đơn, người viết có thể thay đổi cỡ chữ, kiểu chữ và bố cục các phần trong đơn sao cho phù hợp mục đích tố cáo. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc thay đổi hình thức có thể tùy nghi nhưng tổng quan của văn bản vẫn phải đáp ứng được tính chất cấp thiết, nghiêm trọng của sự việc được trình bày trong Đơn tố cáo.

Nội dung tố cáo.

* Ngôn từ: Ngôn từ trong đơn tố cáo phải thể hiện sự sắc bén nhưng cũng đồng thời linh hoạt, mềm mại phù hợp với tính chất và sự việc khi gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

* Tình tiết sự việc: Tình tiết sự việc cần được tóm tắt lại nhưng vẫn phải đảm bảo được sự đầy đủ về các hành vi diễn ra trong sự việc, thể hiện được tính khách quan khi trình báo.

* Căn cứ pháp luật và yêu cầu giải quyết:

  • Việc trích dẫn quy định pháp luật phải chính xác, đúng với tính chất sự việc.
  • Yêu cầu giải quyết: không nên sử dụng các cụm từ mang tính tuyệt đối như “chắc chắn, buộc, phải…” thay vào đó nên dùng các cụm từ mang tính linh hoạt như “có thể, đề nghị xem xét xem có hay không” để tránh rơi vào trường hợp tội Vu khống người khác.

Thời hạn giải quyết tố cáo.

Thời hạn giải quyết tố cáo là công cụ để giám sát quy trình giải quyết tố cáo của cơ quan điều tra. Nếu hết thời hạn giải quyết tố cáo mà cơ quan điều tra không ra một trong các quyết định theo quy định pháp luật thì người tố cáo có quyền khiếu nại.

Theo đó, người nộp đơn tố cáo cần lưu ý về thời hạn giải quyết tố cáo gồm những vấn đề sau:

  • Lưu giữ chứng cứ về việc cơ quan nhà nước đã tiếp nhận hồ sơ tố cáo, ví dụ như: biên lai giao nhận tài liệu, biên lai bưu điện khi gửi đơn tới cơ quan nhà nước,…
  • Thời hạn giải quyết tố cáo thông thường là 20 (ngày) kể từ ngày cơ quan điều tra nhận đơn Tố cáo. Đối với trường hợp phức tạp thì cơ quan điều tra được phép gia hạn thời hạn tối đa lên tới 2 (tháng) kể từ ngày nhận đơn.
  • Nếu hết thời hạn giải quyết tố cáo mà cơ quan điều tra không thực hiện đúng quy trình giải quyết tố cáo thì cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại.

Dịch vụ pháp lý giải quyết Tố cáo.

Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo cố ý gây thương tích

Thủ tục tố cáo và quy trình giải quyết tố cáo là thủ tục pháp lý phức tạp. Chính vì vậy đã có rất nhiều khách hàng liên hệ và sử dụng dịch vụ tư vấn, hỗ trợ soạn thảo thủ tục Tố cáo tội phạm của Công ty Luật Hùng Bách chúng tôi. Luật Hùng Bách tự hào với đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ chuyên viên trẻ năng động. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ tới Quý khách hàng với hệ thống dịch vụ pháp lý sau đây:

Dịch vụ tư vấn, soạn thảo đơn Tố cáo tội phạm.

Căn cứ nội dung vụ việc, Đơn tố cáo có thể có rất nhiều loại như: Đơn tố cáo hành vi cố ý gây thương tích; Đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Đơn tố cáo nặc danh; Đơn tố cáo Đảng viên; Đơn tố cáo vay tiền không trả…

Nội dung công việc thực hiện:

  • Luật sư dựa trên nội dung vụ việc để hỗ trợ soạn đơn Tố cáo,
  • Hướng dẫn khách hàng nộp đơn tại cơ quan điều tra có thẩm quyền,
  • Giám sát quy trình giải quyết tố cáo.

Liên hệ hotline: 0971.115.989 (Zalo) hoặc email: luathungbach@gmail.com

Dịch vụ Luật sư tham gia giải quyết Tố cáo, giải quyết trình báo tội phạm.

Nội dung công việc thực hiện:

  • Luật sư tiếp nhận nội dung vụ việc và đưa ra phương án làm việc;
  • Soạn đơn Tố cáo, đơn trình báo phù hợp nội dung vụ việc;
  • Đại diện, đi cùng khách hàng trong những phiên làm việc theo quy định pháp luật.
  • Giám sát quá quy trình giải quyết tố cáo. Nếu có sự sai phạm từ phía cơ quan điều tra, Luật sư sẽ có phương án bảo vệ cho khách hàng.

Liên hệ hotline: 0971.115.989 (Zalo) hoặc email: luathungbach@gmail.com

Các dịch vụ pháp lý khác.

  • Dịch vụ tư vấn pháp lý;
  • Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ ly hôn;
  • Dịch vụ hỗ trợ ly hôn nhanh;
  • Dịch vụ hỗ trợ ly hôn có yếu tố nước ngoài nhanh;
  • Dịch vụ Luật sư tham gia tranh chấp giành quyền nuôi con;
  • Dịch vụ tư vấn tranh chấp đất đai;
  • Dịch vụ Luật sư tranh tụng giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Và các dịch vụ pháp lý khác: hình sự, dân sự, thương mại…

Nếu bạn đọc đang vướng mắc một trong các vấn đề trên đây, vui lòng liên hệ theo số hotline của Luật Hùng Bách: 0971.115.989 (Zalo) hoặc gửi về email: luathungbach@gmail.com

Trên đây là toàn bộ nội dung Luật Hùng Bách chia sẻ tới Quý bạn đọc về Quy trình giải quyết tố cáo theo quy định mới nhất. Ngoài ra, nếu bạn đọc chưa rõ nội dung nào thì có thể liên hệ qua hotline của Luật Hùng Bách theo số 0971.115.989 (Zalo) để được Luật sư tư vấn. Sự quan tâm và tin tưởng của Quý khách hàng là niềm vinh hạnh của Công ty chúng tôi. Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Quý bạn đọc.

Liên hệ Luật sư hình sự.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng! 

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *