Thời gian gần đây, vấn đề tham gia Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Luật sư đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, thắc mắc của các Luật sư, Tổ chức hành nghề Luật sư trên cả nước. Và nhiều câu hỏi được đặt ra như pháp luật có bắt buộc tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư hay không? Phí tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề luật sư hết bao nhiêu tiền? Mua bảo hiểm nghề luật sư ở đâu?… Thông qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc về loại hình bảo hiểm này nhé.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư (hay còn gọi là bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật) thuộc loại hình bảo hiểm nghề nghiệp bắt buộc theo sự điều chỉnh của pháp luật về điều kiện bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm. Theo đó, các cá nhân, tổ chức hoạt động nghề nghiệp với tư cách là luật sư phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Trong quá trình hành nghề luật, đôi khi không may xảy ra trường hợp các luật sư gặp phải những hậu quả nghiêm trọng nằm ngoài khả năng kiểm soát của mình và luật sư có thể phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ những tài sản mà mình có. Đây là lúc mà các luật sư cần tới sự hỗ trợ để giảm thiểu thiệt hại về tài chính do những bất cẩn, thiếu sót trong quá trình hành nghề. Khi đó, người tham gia bảo hiểm (Luật sư) được bên bảo hiểm (Công ty Bảo hiểm) bồi thường. Khoản bồi thường chính là những thiệt hại về tài chính trong thời hạn và phạm vi gói Bảo hiểm. Tuy nhiên, tổng chi phí bồi thường không vượt quá hạn mức trách nhiệm trong gói bảo hiểm tham gia.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư hay còn gọi là Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật. Điểm b khoản 2 Điều 8 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 đã quy định cụ thể như sau:
“Điều 8. Bảo hiểm bắt buộc
2. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
b) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;”
Do đó, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư thuộc một trong các loại hình bảo hiểm bắt buộc.
Vậy ai là người đóng phí bảo hiểm luật sư đối với văn phòng/ công ty hành nghề luật sư? Luật sư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có phải bỏ chi phí mua bảo hiểm luật sư không? … Các bạn cùng tìm hiểu thông qua các quy định pháp luật sau:
Tổ chức hành nghề luật sư có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho các luật sư thuộc tổ chức mình. Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 40 Luật Luật sư năm 2006 như sau:
“Điều 40. Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư ..
6. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.”
Các luật sư hành nghề với tư cách cá nhân thường theo dạng hợp đồng dịch vụ pháp lý. Các luật sư đó có nghĩa vụ bỏ ra chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư. Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 52 luật Luật sư năm 2006 như sau:
“Điều 52. Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng dịch vụ pháp lý
2. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng dịch vụ pháp lý có các nghĩa vụ sau đây:
d) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm”
Bên cạnh đó thì chi nhánh, công ty luật nước ngoài cũng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các luật sư hành nghề tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm (quy định tại điểm d khoản 2 Điều 73 luật Luật sư năm 2006); cụ thể như sau:
“Điều 73. Quyền, nghĩa vụ của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
2. Chi nhánh, công ty luật nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:
d) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các luật sư hành nghề tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm”.
Để đảm bảo thực hiện thống nhất nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư và đồng thời góp phần nâng cao chất lượng hành nghề luật sư, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, Bộ Tư pháp đã ban hành công văn số 3103/BTP-BTTP năm 2014 về việc hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư.
Trên cơ sở đánh giá điều kiện thực tế cũng như nhu cầu của đối tượng khách hàng là luật sư, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) đã xây dựng mức phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật mà các luật sư hay các công ty/văn phòng luật sư có thể tham gia khoảng từ vài trăm nghìn tới vài triệu đồng mỗi năm.
Căn cứ tính phí sẽ được dựa trên mức trách nhiệm bồi thường được ghi trong Hợp đồng bảo hiểm và/hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm. Tỷ lệ phí bảo hiểm đối với loại hình bảo hiểm này được MIC xây dựng là 0,4 – 0,5% (chưa bao gồm VAT). Hạn mức trách nhiệm bồi thường của MIC tối thiểu là 200.000.000 VND (Hai trăm triệu đồng) và tối đa là 3.000.000.000 VND (Ba tỷ đồng).
Nhiều trường hợp các cá nhân, tổ chức hành nghề luật có nhu cầu cung cấp hạn mức bồi thường lớn hơn mức ba tỷ đồng / vụ khiếu nại và cho cả thời hạn bảo hiểm. Khi đó, khách hàng cần gửi yêu cầu của mình cho Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội. MIC sẽ xem xét và cân nhắc sao cho phù hợp với thực tế và nhu cầu của khách hàng.
Mức khấu trừ là 5% giá trị tổn thất thực tế nhưng không thấp hơn 5.000.000 VNĐ (năm triệu đồng) đối với mỗi sự cố. Nếu tổn thất vượt quá mức khấu trừ quy định trong Hợp đồng, Bên bảo hiểm (Công ty Luật) có trách nhiệm bồi thường cho Bên được bảo hiểm (Luật sư) một khoản tiền bằng số tiền tổn thất thực tế trừ đi mức khấu trừ quy định trong hợp đồng.
Mỗi cá nhân, tổ chức hành nghề luật sư mà sẽ tham gia gói bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư sao cho phù hợp với nhu cầu của mình. Đồng thời, các tổ chức/cá nhân đó sẽ được hưởng những quyền lợi trong thời hạn và phạm vi gói bảo hiểm mà mình tham gia.
Các bạn có thể tham khảo thêm về thủ tục thay đổi phí mua bảo hiểm luật sư Tại đây
Thực tế, đã có một số tổ chức hành nghề luật thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ mua bảo hiểm. Bên cạnh đó có nhiều tổ chức, cá nhân hành nghề luật chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ này; mặc dù luật đã quy định đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc các luật sư phải tham gia.
Phạt tiền là hình thức được áp dụng phổ biến trong các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính. Xét thấy phạt tiền là hiệu quả để xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm nêu trên. Chính phủ đã ban hành nghị định số 82/2020/NĐ-CP với mức tiền phạt như sau:
– Hành nghề luật với tư cách cá nhân mà không tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận;
– Tổ chức hành nghề luật sư mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không đầy đủ cho luật sư thuộc tổ chức của mình.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2020. Do đó, các tổ chức, cá nhân hành nghề luật lưu ý tham gia đầy đủ bảo hiểm luật sư; hay còn được gọi là bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật. Mục đích để phòng tránh rủi ro, hạn chế tổn thất, giảm thiểu thiệt hại không đáng có xảy ra.
Đăng ký Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề Luật sư theo số điện thoại: 0353.061.816 (Ms. Xuyến – Chuyên viên bảo hiểm Mic)
Phạm vi bảo hiểm nghề luật sư của MIC khá rộng, cụ thể bao gồm các nội dung sau:
Như vậy, các luật sư tham gia bảo hiểm sẽ được bên bảo hiểm giúp giảm thiểu gánh nặng nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm, ổn định về mặt tài chính và đặc biệt là MIC giúp các luật sư an tâm hơn trong quá trình hành nghề của mình.
Nếu có nhu cầu, bạn liên hệ theo các phương thức sau để được tư vấn, hướng dẫn thủ tục:
Các bạn có thể tham khảo thêm về loại hình bảo hiểm này Tại đây
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…