giải quyết tranh chấp hợp đồng

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Tòa án.

Khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng là một trong các phương án giải quyết tranh chấp đạt được kết quả triệt để nhất. Việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án phải thực hiện theo một trình tự thủ tục đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Trình tự khởi kiện giải quyết tranh chấp tại Tòa án bao gồm các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện tranh chấp hợp đồng người khởi kiện có thể nộp hồ sơ tới Tòa án bằng cách

  • Nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa án. Sau khi cán bộ Tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện sẽ ghi thông tin vào sổ nhận đơn. Đồng thời, người tiếp nhận cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.
  • Nộp đến Tòa án bằng dụng dịch vụ bưu chính của đơn vị vận chuyển. Người khởi kiện cần giữ lại biên lai xác nhận đã gửi đơn của đơn vị chuyển phát. Việc này sẽ giúp ích cho quá trình theo dõi trạng thái vận chuyển đơn. Đồng thời làm căn cứ khiếu nại trong trường hợp Tòa án chậm trễ xử lý đơn khởi kiện.
  • Gửi hồ sơ trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Tuy nhiên phương thức này hiện nay chưa được phổ biến rộng rãi. Điều kiện để người dân tiếp cận với công nghệ thông tin không nhiều. Do đó, nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai bằng hình thức này vẫn không được thực hiện nhiều trên thực tế.

Bước 2: Nộp tạm ứng án phí, nhận thông báo thụ lý.

Khi hồ sơ khởi kiện tranh chấp hợp đồng được nộp đầy đủ. Người khởi kiện sẽ nhận được thông báo nộp tạm ứng án phí nếu không có nhu cầu hòa giải tiền tố tụng. Khoản tiền án phí này được nộp tại cơ quan thi hành án dân sự. Trong thời hạn 07 ngày, người khởi kiện phải nộp lại biên lai cho Tòa án. Sau khi người khởi kiện đã thực hiện nghĩa vụ tài chính ban đầu, Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý vụ án tranh chấp hợp đồng.

Bước 3: Tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

Tòa án sẽ tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết để giải quyết tranh chấp hợp đồng Cụ thể:

  • Lấy lời khai, ý kiến của các bên tranh chấp và những người liên quan.
  • Xác minh, thu thập tài liệu cần thiết trong quá trình giải quyết tranh chấp.
  • Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Những việc làm trên nhằm mục đích làm sáng tỏ nội dung tranh chấp hợp đồng. Trong quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng, Tòa án sẽ phân tích, giải thích cho các bên hiểu thêm về quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Đồng thời, tiến hành hòa giải, cố gắng để các bên đạt được thỏa thuận; hạn chế việc phải đưa vụ án ra xét xử.

Bước 4: Mở phiên Tòa xét xử vụ án.

Sau khi tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử. Phán quyết cuối cùng của Tòa án được đưa ra dựa trên sự xem xét; nghiên cứu; đánh giá các tài liệu chứng cứ trong cả quá trình tố tụng. Tại đây, các bên vẫn có quyền tranh luận; đưa ra những ý kiến; tài liệu chứng cứ để bảo vệ cho quan điểm của mình.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất

Gần đây Công ty Luật Hùng Bách nhận được rất nhiều cầu hỏi liên quan tới hợp đồng cầm cố…

2 năm ago

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở

Hiện nay, nhà ở là một trong những tài sản có giá trị lớn và dễ phát sinh tranh chấp…

2 năm ago

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán chung cư

Tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư là loại tranh chấp phổ biến. Khi dân số ngày…

2 năm ago

Tranh chấp hợp đồng mua bán đất giải quyết như thế nào?

Hiện nay, các vụ việc tranh chấp hợp đồng dân sự nói chung và tranh chấp hợp đồng mua bán…

2 năm ago