Án phí tranh chấp đất đai hết bao nhiêu tiền?


Án phí tranh chấp đất đai là nghĩa vụ tài chính mà đương sự khi yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai phải thực hiện. Tuy nhiên mức tạm ứng án phí tranh chấp đất đai hết bao nhiêu? Mức phí Tòa án tranh chấp đất đai hết bao nhiêu tiền? Thủ tục nộp án phí dân sự tranh chấp đất đai như thế nào? thì không phải đương sự nào khi tham gia giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất cũng nắm được. Để hiểu rõ hơn về nội dung này bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Công ty Luật Hùng Bách; hoặc liên hệ tới hotline 097.111.5989 (zalo) để được tư vấn cụ thể.

Tranh chấp đất đai là gì?

Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013:

“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”

Luật đất đai đã đưa ra khái niệm rất rõ về tranh chấp đất đai. Theo đó:

  • Chủ thể trong tranh chấp quyền sử dụng đất là các chủ thể trong quan hệ đất đai. Đây là quan hệ giữa các bên với nhau trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt đất đai.
  • Đối tượng tranh chấp ở đây là quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất là một trong những quyền về tài sản, quyền này trị giá được bằng tiền.
  • Tranh chấp này phát sinh là do có sự xung đột, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ đất đai. Quyền của bên này là nghĩa vụ mà bên kia phải thực hiện. Khi quyền lợi của một bên bị xâm phạm thì có nghĩa bên còn lại đã không thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình. Quyền và nghĩa vụ phải thực hiện trong quan hệ đất đai có mối quan hệ nhân quả với nhau.

Án phí tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp quyền sử dụng đất là vụ án dân sự. Vì vậy những vấn đề liên quan tới án phí dân sự tranh chấp đất đai cũng chịu sự điều chỉnh của Luật dân sự và những quy định liên quan.

Tạm ứng án phí dân sự tranh chấp đất đai.

Tiền tạm ứng phí Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai là số tiền mà đương sự phải tạm nộp vào ngân sách nhà nước khi khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai; khi đưa ra yêu cầu phản tố trong vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất; khi đưa ra yêu cầu độc lập trong vụ án tranh chấp đất đai; hoặc khi kháng cáo phúc thẩm vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất. Khoản tạm ứng án phí dân sự tranh chấp đất đai này sẽ phải nộp trước khi Tòa án thụ lý, tiếp nhận giải quyết yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của đương sự.

Quy định nộp tiền tạm ứng án phí tranh chấp đất đai nhằm đảm bảo để Tòa án có chi phí ban đầu giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, khoản phí tạm ứng này sẽ nâng cao trách nhiệm, nhận thức pháp lý của đương sự trước yêu cầu do chính mình đưa ra. Trường hợp yêu cầu của đương sự không được chấp nhận thì khoản phí tạm ứng này sẽ xung công quỹ nhà nước; khấu trừ vào tiền án phí mà đương sự phải nộp sau khi có phán quyết giải quyết tranh chấp đất đai cuối cùng của Tòa án.

Án phí tranh chấp đất đai.

Án phí dân sự tranh chấp đất đai là số tiền mà đương sự phải nộp sau khi vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất đã được Tòa án giải quyết. Trong phán quyết của Tòa án, nghĩa vụ chịu án phí dân sự tranh chấp đất đai của các đương sự cũng được giải quyết rõ ràng.

Trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất, Tòa án đã rút từ ngân sách nhà nước ra trước một khoản chi phí cần thiết để giải quyết vụ án tranh chấp đất đai. Do đó, khi yêu cầu của đương sự không được chấp thuận; hoặc chỉ được chấp thuận một phần; hoặc Tòa án ra phán quyết được đảm bảo quyền lợi của mình thì khi có quyết định cuối cùng của Tòa án đương sự đó phải có nghĩa vụ nộp đầy đủ tiền án phí cho ngân sách nhà nước.

Án phí tranh chấp đất đai hết bao nhiêu tiền? 

Tiền tạm ứng án phí tranh chấp quyền sử dụng đất và mức án phí dân sự tranh chấp đất đai phải nộp sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của đương sự; giá trị quyền sử dụng đất đang có tranh chấp và phán quyết của Tòa án.

Tạm ứng án phí tranh chấp đất đai.

Theo tại Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 và Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo mức tạm ứng án phí khởi kiện tranh chấp đất đai được quy định như sau:

  • Trong vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất không có giá ngạch: mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng mức án phí dân sự sơ thẩm: 300,000 đồng
  • Trong vụ án tranh chấp đất đai có giá ngạch: mức tạm ứng án phí dân sự bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.
  • Mức tạm ứng án phí tranh chấp đất đai phúc thẩm bằng mức án phí dân sự phúc thẩm: 300,000 đồng.

Ví dụ:

Bà P khởi kiện ông N để yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất đối với thửa đất diện tích 400m2 tại vị trí đường M, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội. Thửa đất tranh chấp có giá trị là 7 tỷ đồng. Trường hợp nếu yêu cầu của bà P được chấp nhận thì Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân sẽ yêu cầu:

  • Mức án phí dân sự tranh chấp đất đai bằng: 112 triệu đồng + (0,1% x 3 tỷ đồng) = 115 triệu đồng án phí;
  • Mức tạm ứng phí tranh chấp quyền sử dụng đất phải nộp là: 115 triệu đồng x 50% =  57,5 triệu đồng.

Vậy, để yêu cầu được Tòa án thụ lý thì bà P phải nộp mức tạm ứng án phí tranh chấp đát đai là 57,5 triệu đồng.

Xem thêm bài viết tham khảo: Tranh chấp đất đai giải quyết như thế nào

Án phí tranh chấp đất đai.

Theo khoản 2 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14; mức án phí sơ thẩm tranh chấp đất đai được xác định như sau:

  • Tranh chấp đất đai mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu mức án phí tranh chấp đất đai sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch: 300,000 đồng.
  • Tranh chấp đất đai mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu mức án phí tranh dân sự chấp đất đai sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.
  • Mức phí Tòa án tranh chấp đất đai phúc thẩm bằng mức án phí dân sự phúc thẩm: 300,000 đồng.

Cách tính tiền án phí tranh chấp đất đai.

Cách tính án phí dân sự tranh chấp đất đai được xác định theo quy định yêu cầu của đương sự; giá trị quyền sử dụng đất đang tranh chấp; và phán quyết cuối cùng của Tòa án. Cách tính án phí này đã được quy định rõ tại Danh Mục Án Phí Tòa Án Ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016. Cụ thể như sau:

Án phí tranh chấp đất đai hết bao nhiêu tiền
Án phí tranh chấp đất đai hết bao nhiêu tiền

Ví dụ:

Ông T khởi kiện ông N để yêu cầu giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ đối với thửa đất diện tích 600m2 tại vị trí thôn X, xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, Hưng Yên và yêu cầu ông N bồi thường thiệt hại 200 triệu đồng do ông T không được sử dụng đất. Nếu yêu cầu của ông T được chấp nhận thì Tòa án nhân dân huyện Khoái Châu sẽ yêu cầu mức phí Tòa án tranh chấp đất đai như sau:

  • Mức án phí để Tòa án xem xét yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất là: 300,000 đồng.
  • Mức án phí để Tòa án xem xét yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại là: 5% x 200 triệu đồng = 10 triệu đồng.
  • Tổng mức án phí mà ông N phải chịu là: 10,3 triệu đồng.

Xem thêm bài viết tham khảo: Hướng dẫn đòi lại đất cho ở nhờ mới nhất

Ai phải nộp án phí tranh chấp đất đai?

Căn cứ quy định pháp luật đất đai hiện hành và các quy định liên quan nghĩa vụ chịu án phí dân sự tranh chấp đất đai được thực hiện theo nguyên tắc sau:

Đối với tiền tạm ứng án phí tranh chấp đất đai.

Khoản tiền tạm ứng này để Tòa án thụ lý yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất. Vì vậy, đương sự là người đưa ra yêu cầu sẽ phải nộp. Các đương sự này bao gồm:

  • Nguyên đơn có yêu cầu khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Bị đơn có yêu cầu phản tố đối với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đưa ra yêu cầu độc lập trong vụ án tranh chấp đất đai.
  • Người kháng cáo quyết định, bản án giải quyết tranh chấp đất đai cấp sơ thẩm.

Đối với mức án phí tranh chấp đất đai.

Đây là phần nghĩa vụ tài chính đương sự phải thực hiện theo phán quyết của Tòa án. Mức phí Tòa án tranh chấp đất đai được xác định dựa trên các tiêu chí sau:

Mức độ lỗi của người đưa ra yêu cầu và tỷ lệ quyền lợi mà đương sự được hưởng.

  • Đương sự phải chịu án phí với yêu cầu không được Tòa án chấp nhận.
  • Bị đơn phải chịu toàn bộ phí Tòa án tranh chấp đất đai trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.
  • Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự tranh chấp đất đai trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.
  • Nguyên đơn phải chịu phí Tòa án tranh chấp đất đai tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu phí Tòa án tranh chấp đất đai tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận.
  • Bị đơn có yêu cầu phản tố phải chịu án phí dân sự tranh chấp đất đai đối với phần yêu cầu phản tố không được Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu phí Tòa án tranh chấp đất đai theo phần yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải chịu án phí tranh chấp đất đai theo phần yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận. Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải chịu án phí dân sự tranh chấp đất đai theo phần yêu cầu độc lập được Tòa án chấp nhận.
  • Nguyên đơn trong vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất do cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của người khác không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.

Quá trình giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án sơ thẩm.

  • Trường hợp trước khi mở phiên Tòa, các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất thì các bên phải chịu 50% mức án phí mà lẽ ra phải nộp nếu để Tòa án đưa vụ án ra xét xử.
  • Trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tranh chấp đất đai tại phiên Tòa sơ thẩm thì các đương sự vẫn phải chịu án phí như khi xét xử vụ án đó.
  • Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất tại phiên Tòa xét xử theo thủ tục rút gọn thì các đương sự phải chịu 50% án phí giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn.
  • Trường hợp vụ án tranh chấp đất đai bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết.

Nghĩa vụ nộp án phí tranh chấp đất đai phúc thẩm.

  • Đương sự kháng cáo chịu án phí dân sự tranh chấp đất đai phúc thẩm nếu Tòa cấp phúc thẩm bác kháng cáo; giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm.
  • Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất sơ thẩm thì đương sự kháng cáo không phải nộp phí Tòa án tranh chấp đất đai phúc thẩm. Lúc này, nghĩa vụ nộp phí Tòa án tranh chấp đất đai sẽ căn cứ vào nội dung bản án, quyết định bị sửa.
  • Trường hợp Toà án cấp Phúc thẩm hủy bản án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai sơ thẩm để xét xử lại thì đương sự kháng cáo không phải nộp án phúc phúc thẩm. Lúc này, nghĩa vụ nộp án phí tranh chấp đất đai được xác định lại theo kết quả sơ thẩm lại vụ án.

Đương sự có nghĩa vụ nộp án phí Tòa án tranh chấp đất đai khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí, án phí tranh chấp đất đai.

Thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí tranh chấp đất đai
Án phí tranh chấp đất đai hết bao nhiêu

Thủ tục nộp tiền án phí tranh chấp đất đai

án phí tranh chấp đất đai hết bao nhiêu
Thủ tục nộp án phí tranh chấp đất đai

Những trường hợp được miễn, giảm nộp tiền án phí tranh chấp đất đai.

Miễn nộp tiền án phí dân sự tranh chấp đất đai.

Về nguyên tắc án phí là nghĩa vụ tài chính mà đương sự khi tham gia giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án phải chịu để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, pháp luật cho phép một số đối tượng không phải thực hiện nghĩa vụ này. Cụ thể:

  • Trẻ em:

Theo quy định Luật trẻ em 2016, trẻ em là người dưới 16 tuổi. Về mặt pháp lý, đây là đối tượng chưa đến tuổi trưởng thành. Do đó, khả năng lao động và tạo nguồn thu nhập bị hạn chế. Từ đó dẫn đến trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước nói chung; nghĩa vụ nộp án phí tranh chấp đất đai nói riêng khó thực hiện được đầy đủ. Thực tế, đương sự trong tranh chấp đất đai là trẻ em rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, để đảm bảo sự công bằng với đặc thù của mỗi đối tượng tham gia tố tụng; đồng thời là hiệu quả thi hành bản án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai trên thực tế; pháp luật đất đai cũng ghi nhận trẻ em được miễn án phí dân sự tranh chấp đất đai.

  • Cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Hộ nghèo, cận nghèo được xác định căn cứ vào mức thu nhập bình quân đầu người/tháng. Đây là nhóm đối tượng yếu thế về năng lực tài chính. Để đảm bảo sự công bằng, khuyến khích phát triển chung xã hội mà nhà nước luôn ưu tiên, có những chính sách hỗ trợ đối với nhóm đối tượng này. Trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật, những quy định pháp luật được đặt ra cũng không nằm ngoài những chính sách đó. Quy định miễn nộp tiền án phí tranh chấp đất đai sẽ giúp cho những người này giảm bớt nghĩa vụ tài chính mà mình khó thực hiện được với ngân sách nhà nước. Tạo tiền đề để việc thực thi pháp luật được thực hiện một cách hiệu quả.

  • Người cao tuổi

Theo Luật Người cao tuổi 2009, người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. Đây là nhóm đối tượng bị hạn chế về mặt thể chất và tinh thần. Trong khi các nhu cầu xã hội của người cao tuổi giảm đi thì việc tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án của người cao tuổi lại không hề giảm. Thực tế cho thấy quyền sử dụng đất là một loại tài sản đặc biệt, quá trình giải quyết liên quan tới nhiều người nên những người cao tuổi tham gia tố tụng chiếm một phần không nhỏ. Quy định miễn án phí tranh chấp đất đai cho người cao tuổi cũng là một trong những chính sách hỗ trợ cuộc sống của người cao tuổi mà nhà nước đề ra.

  • Người khuyết tật.

Theo quy định của Luật người khuyết tật 2010:

người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Theo đó, đây là những người hạn chế về thể chất; từ đó dẫn tới khó khăn trong lao động, học tập và sinh hoạt. Những khiếm khuyết của người khuyết tật có thể do bẩm sinh hoặc bị hình thành sau này. Tuy nhiên, dù là với bất kỳ lý do gì thì khi bị coi là người khuyết tật; họ đều sẽ được hưởng những chính sách hỗ trợ của nhà nước trên mọi phương diện có thể. Quy định miễn nộp tiền án phí tranh chấp đất đai cho người khuyết tật là điều cần thiết. Những quy định này tạo điều kiện cho họ có cơ hội tham gia vào mọi hoạt động xã hội.

  • Người có công với cách mạng; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.

Đối tượng là người có công với cách mạng được quy định tại khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13. Gồm: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng.

Đây là những đối tượng có đóng góp lớn trong việc xây dựng, phát triển đất nước; bảo vệ, gìn giữ hòa bình cho Tổ quốc. Để thể hiện sự biết ơn, ghi nhận những đóng góp trên của người có công với cách mạng; nhà nước ta đã dành nhiều ưu đãi, hỗ trợ; trong đó có cả quy định về việc miễn nộp tiền án phí tranh chấp đất đai.

Giảm nộp tiền phí Tòa án tranh chấp đất đai.

Điều 13 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 có quy định:

Đối tượng được giảm tiền án phí dân sự tranh chấp đất đai là người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có đủ tài sản để nộp tạm ứng án phí, án phí (như cháy nhà, lũ lụt, dịch bệnh,…) và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú thì được Tòa án giảm 50% mức tạm ứng án phí, án phí  tranh chấp đất đai mà người đó phải nộp.

Hồ sơ xin miễn, giảm nộp tiền tạm ứng án phí, án phí tranh chấp đất đai.

Hồ sơ xin miễn, giảm nộp tiền tạm ứng án phí, án phí dân sự tranh chấp đất đai gồm:

  • Đơn đề nghị miễn/giảm tạm ứng án phí, án phí. Nội dung đơn xin miễn, giảm gôm các nội dung: ngày, tháng, năm làm đơn; Họ và tên, địa chỉ người làm đơn; Lý do và căn cứ đề nghị miễn, giảm;
  • Giấy tờ nhân thân: chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Sổ hộ khẩu;
  • Tài liệu, giấy tờ làm căn cứ thuộc trường hợp miễn, giảm phí Tòa án tranh chấp đất đai: Giấy chứng nhận gia đình thương binh liệt sĩ; xác nhận của cơ sở y tế về tình trạng khuyết tật; Giấy chứng nhận hộ nghèo; xác nhận của UBND xã về không đủ tài sản nộp tạm ứng án phí, án phí;…

Xem thêm bài viết tham khảo: Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai cần những giấy tờ gì?

Đơn xin miễn, giảm nộp tiền tạm ứng án phí, án phí tranh chấp đất đai.

Hiện nay Đơn xin miễn, giảm nộp tiền tạm ứng án phí, án phí phí tranh chấp đất đai chưa được quy định cụ thể. Bạn đọc có thể tham khảo nội dung mẫu đơn sau đây của Công ty Luật Hùng Bách:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…., ngày … tháng … năm …..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(Về việc miễn giảm tạm ứng án phí, án phí tranh chấp đất đai)

Kính gửi:………………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………

Tôi tên là:…………………………………………………

Sinh năm:…………………………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………

Lý do và căn cứ đề nghị miễn giảm : Hiện nay tôi đang là ………… trong vụ án …………… Theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH thì tôi thuộc trường hợp được miễn toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí.

Do vậy tôi làm đơn này đề nghị Tòa án …….. xem xét miễn toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí cho tôi trong vụ án nêu trên.

Xin trân trọng cảm ơn!

Người làm đơn

(ký, ghi rõ họ tên)

Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Hùng Bách liên quan đến chủ đề Án phí tranh chấp đất đai hết bao nhiêu tiền? Án phí dân sự tranh chấp đất đai mặc dù đã được quy định khá rõ nhưng trên thực tế vẫn không ít trường hợp Tòa án trong quá trình giải quyết đã xác định sai nghĩa vụ án phí phải nộp của các đương sự. Điều này làm ảnh hướng lớn tới hiệu quả giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất. Đối với những vụ án tranh chấp đất đai phức tạp; có liên quan đến nhiều người thì sẽ không tránh khỏi sai sót trong quá trình áp dụng pháp luật.

Để hạn chế những rủi ro đáng tiếc nêu trên; khách hàng có thể tìm tới Văn phòng/Công ty Luật để được tư vấn, hỗ trợ. Luật sư đất đai Luật Hùng Bách luôn cung cấp dịch vụ pháp lý giải quyết tranh chấp đất đai. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *