Hiện nay, các vụ việc tranh chấp hợp đồng dân sự nói chung và tranh chấp hợp đồng mua bán đất nói riêng ngày càng gia tăng về số lượng. Do không có điều kiện thường xuyên được cọ xát với các quy định pháp luật nên người dân thường gặp khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Với kinh nghiệm tham gia trực tiếp vào quá trình tố tụng giúp cho khách hàng bảo vệ được quyền lợi của mình. Luật sư đất đai thuộc Công ty Luật Hùng Bách sẽ giúp bạn đọc giải đáp phần nào những vướng mắc bạn đọc đang gặp phải. Nếu cần Luật sư đất đai uy tín tư vấn, bạn đọc có thể liên hệ tới Hotline 097.111.5989 (zalo).
Tranh chấp hợp đồng mua bán đất là việc các bên có xung đột, bất đồng, mâu thuẫn về việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hợp đồng này có thể được các bên xác lập bằng:
Các tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán đất thường gặp như: Mua bán đất của Hộ gia đình mà chỉ có một người đứng ra thực hiện hợp đồng; Mua bán đất nhưng không làm được thủ tục sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; mua bán đất bằng hợp đồng viết tay, hợp đồng miệng; Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không được công chứng chứng thực; Một bên tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;…
Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất
Video: Hướng dẫn cách giải quyết tranh chấp đất đai.
Chuẩn bị hồ sơ giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là bước đầu tiên mà các bên khi có nhu cầu muốn giải quyết tranh chấp cần phải thực hiện. Đối với luật sư đất đai, đây cũng là công việc đầu tiên Luật sư cần phải thực hiện nếu muốn khởi kiện tranh chấp đất đai. Vậy hồ sơ giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán đất cần có những gì?
Xem thêm: Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai chi tiết
Những tài liệu, chứng cứ về nguồn gốc đất đai có thể kể đến như:
Những giấy tờ này để chứng minh cho việc diện tích đất được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán có thuộc quyền sử dụng của bên bán hay không? Bên bán đất có quyền sử dụng đất từ thời điểm nào? Nhiều trường hợp người bán đất không có hoặc chỉ có một phần quyền sử dụng đất mà dẫn đến hợp đồng mua bán bất động sản bị vô hiệu.
Những chứng cứ, hồ sơ về diễn biến quá trình sử dụng đất có thể kể đến như:
Những chứng cứ về quá trình sử dụng đất là tài liệu quan trọng để xem xét, đánh giá xem tại thời điểm mua bán diện tích đất có sự thay đổi gì so với thời điểm trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không? Người bán đất có tôn tạo; cải tạo hay xây dựng gì mới làm tăng giá trị quyền sử dụng đất không? Có bán bớt hay mua thêm để gộp vào vào quyền sử dụng đất sẵn có không? Có tài sản gì trên đất không? Tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của ai?…
Giấy tờ nhân thân của các bên có thể kể đến như: chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu; sổ hộ khẩu của các bên;… Những giấy tờ này là tài liệu để chứng minh tư cách cá nhân của các bên và là căn cứ để Tòa án xem xét vụ án tranh chấp có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hay không.
Khi xảy ra tranh chấp liên quan đến Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì tài liệu chứng cứ liên quan đến quá trình mua bán, chuyển nhượng nhà đất là tài liệu không thể thiếu. Tùy từng trường hợp mà việc mua bán được xác lập khác nhau. Chưa nói đến giá trị pháp lý của hợp đồng mua bán đất. Trên thực tế hợp đồng chuyển nhượng nhà đất có thể được xác lập bằng văn bản, bằng lời nói, hoặc bằng bất kỳ hình thức nào khác mà các bên lựa chọn.
Tuy nhiên, vì đất đai là một loại tài sản đặc biệt bên việc mua bán, chuyển nhượng đất muốn được pháp luật công nhận phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định. Không ít trường hợp các bên mua bán đất do không am hiểu quy định của pháp luật đã dẫn tới việc Hợp đồng mua bán đất bị vô hiệu. Vậy để hợp đồng chuyển nhượng bất động sản có hiệu lực cần phải đáp ứng được những điều kiện gì?
Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở
Điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng và hợp đồng về quyền sử dụng đất nói chung được quy định rõ trong Bộ luật dân sự 2015 và Luật đất đai năm 2013. Cụ thể như sau:
Thông thường, các bên thường hay xảy ra tranh chấp liên quan đến nội dung hợp đồng nhất. Mà chủ yếu là việc vi phạm quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Theo quy định của pháp luật hiện hành, nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không được trái với quy định về:
Vì đất đai là một lại tài sản đặc biệt nên hình thức của hợp đồng mua bán đất cũng cần phải đáp ứng được điều kiện nhất định. Những điều kiện hình thức hợp đồng mua bán đất cần phải có là:
Văn bản có thể nói là loại hình phương tiện lưu giữ thông tin phổ biến, tiện lợi và chặt chẽ nhất khi các bên muốn xác lập bất kỳ một giao dịch nào đó với nhau. Nội dung văn bản sẽ thể hiện rõ nhất thỏa thuận; ý chí của các bên và thông tin của thửa đất được các bên thỏa thuận mua bán.
Hiện nay, các bên đều tìm đến văn phòng, công ty luật hoặc tổ chức hành nghề công chứng để được tư vấn, hỗ trợ soạn thảo mẫu hợp đồng mua bán đất đai. Do tài sản mua bán có giá trị lớn nên các bên luôn muốn đảm bảo cho việc mua bán được diễn ra một cách nhanh chóng, đúng pháp luật, tránh việc phát sinh tranh chấp về sau này.
Công chứng, chứng thực là việc chứng nhận, xác nhận tính có thực; hợp pháp của hợp đồng mua bán đất đai. Công chứng viên, người có thẩm quyền thực hiện chứng thực có đủ chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng bất động sản. Qua thủ tục công chứng hoặc chứng thực, giao dịch đất đai của các bên sẽ được công nhận về mặt pháp lý.
Nếu không thực hiện qua thủ tục này, các bên tham gia giao dịch sẽ không thể thực hiện các công việc tiếp theo để hoàn tất thủ tục mua bán và sang tên quyền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền.
Theo luật đất đai hiện hành, thửa đất được phép là đối tượng của giao dịch mua bán phải đáp ứng được các điều kiện sau:
Các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng đất đai cần phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản như các giao dịch dân sự khác, cụ thể:
Ngoài ra, chủ thể thực hiện giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất còn cần phải đáp ứng được điều kiện riêng như:
Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất
Chào Luật sư Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai, mong luật sư giải đáp. Tháng 02/2022 tôi có ký hợp đồng mua bán đất với bà Vũ Thị Mây. (Địa chỉ: xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) để mua của bà Mây diện tích 300m2 đất ở. Diện tích đất này trước khi mua tôi đã tìm hiểu rất kỹ. Đất là của riêng bà Mây, không có tranh chấp và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo hợp đồng mua bán, thủa đất trên được bán với giá 500 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi ký kết hợp đồng mua bán xong bà Mây lại thay đổi ý kiến. Do sắp tới khu nhà bà Mây làm đường lớn nên giá trị quyền sử dụng đất sẽ tăng cao hơn so với hiện tại. Bà mây yêu cầu tôi phải trả tiền mua đất thêm 300 triệu nữa mới đồng ý thực hiện hợp đồng.
Tôi không đồng ý vì chúng tôi đã làm xong thủ tục mua bán, tiền tôi cũng đã giao đủ. Nay tôi muốn khởi kiện buộc bà Mây phải giao đất cho tôi. Nhưng vì không am hiểu quy định của pháp luật nên tôi không biết cách viết Đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán đất đai. Mong luật sư tư vấn, hướng dẫn tôi cách viết đơn khởi kiện. Tôi xin cảm ơn!
Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về mẫu đơn khởi kiện tranh chấp. Do đó, việc khởi kiện tranh chấp đất đai ra Tòa sẽ được áp dụng mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).
Với mỗi vụ việc khác nhau, nội dung trong đơn khởi kiện lại có cách trình bày khác nhau. Quan trọng nhất là trình bày rõ ràng nội dung tranh chấp hợp đồng mua bán đất đai và yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Nếu đưa ra yêu cầu không đúng; hoặc không biết cách đưa ra yêu cầu để Tòa án giải quyết thì sẽ ảnh hướng rất lớn đến kết quả giải quyết vụ án sau này.
Nếu bạn chưa biết cách viết đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể tham khảo nội dung bài viết Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai của Công ty Luật Hùng Bách.
Theo quy định của Luật Đất đai 2013 và khoản Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất. Do đó, khi xảy ra tranh chấp, các bên không cần phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã. Các bên có thể khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp giao dịch mua bán đất luôn.
Sau khi đã xác định trường hợp của mình có thể giải quyết tại Tòa án nhân dân, người khởi kiện cần làm rõ Tòa án nào là Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp của mình. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự:
“Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân; hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự…”
Như vậy, người khởi kiện cần xác định rõ nơi cú trú của bị đơn. Kèm theo hồ sơ khởi kiện là các tài liệu chứng cứ liên quan đến thông tin; nơi cư trú của bị đơn. Sau khi xác định được rõ ràng thì người khởi kiện nộp đơn đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.
Ngày 22/10/2021 Anh Phạm Tiến Huy (Địa chỉ: Ngô Quyền, Hải Phòng) và Ngô Văn Nam (Địa chỉ: Nam Trực, Nam Định) có cùng nhau lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Theo đó, anh Nam sẽ bán cho anh Huy 300m2 đất ở thuộc quyền sử dụng của mình tại địa chỉ Nam Trực, Nam Định. Giá chuyển nhượng là 3 tỷ VNĐ. Tuy nhiên, sau khi hai bên ký kết hợp đồng xong, Anh Huy thay đổi ý định. Anh Huy không muốn mua nữa nên đã không thực hiện việc thanh toán cho anh Nam.
Anh Nam cho rằng vì giữ đất cho anh Huy mà đã phải từ chối rất nhiều người mua. Thậm chí có người trả giá cao hơn nhưng vì chữ tín nên anh đã gạt đi. Nay anh Huy muốn thay đổi ý định, không muốn mua đất nữa thì anh Nam không đồng ý. Sau một thời gian thương lượng với nhau; nhận thấy mâu thuẫn không thể giải quyết nên anh Nam đã quyết định khởi kiện yêu cầu anh Huy tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Trường hợp này anh Nam có thể thực hiện thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Ngô Quyền, Hải Phòng – nơi cư trú của anh Huy.
Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một quá trình phức tạp. Nếu không nắm rõ các quy định của pháp luật liên quan thì người khởi kiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục. Như đã phân tích ở trên, tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không bắt buộc phải hòa giải tại UBND xã/phường.
Xem thêm: Án phí tranh chấp đất đai hết bao nhiêu tiền?
Khi có nhu cầu muốn được giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán đất, các bên tranh chấp có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Các bước thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán bất động sản cụ thể như sau:
Chuẩn bị tài liệu, hồ sơ khởi kiện là bước đầu tiên cần phải thực hiện nếu các bên muốn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất. Bạn đọc cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện theo như nội dung hướng dẫn ở trên. Trường hợp hồ sơ khởi kiện chưa đủ. Hoặc vì lý do nào đó hồ sơ bị thiếu thì bạn đọc có thể liên hệ tới Luật sư đất đai Công ty Luật Hùng Bách để được tư vấn cụ thể:
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán đất đai, bạn đọc có thể lựa chọn một trong các cách thức để nộp đơn ra Tòa như:
Sau khi nhận được hồ sơ khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Tòa án sẽ thông báo tới các bên liên quan, xem xét hồ sơ. Sau đó sẽ thực hiện các thủ tục tiếp theo để thụ lý giải quyết vụ án.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí ban đầu. Người có yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến đất nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn tố tụng. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước, người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí nộp tiền và nộp lại biên lai đã nộp tiền cho Tòa án.
Sau khi nhận được biên lai, Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án. Tiếp đó sẽ gửi thông báo đó cho nguyên đơn, bị đơn; cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án; cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày thụ lý vụ án.
Sau khi vụ án được thụ lý, các bên liên quan sẽ tham gia vào quá trình tố tụng tại Tòa án. Ở bước này, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình Tòa án sẽ tiến hành các công việc cần thiết để giải quyết vụ án. Cụ thể:
Nếu tại phiên hòa giải, các bên tranh chấp không thống nhất được với nhau về việc giải quyết tranh chấp thì Tòa án sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử, phiên Tòa xét xử. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm vụ án.
Sau khi vụ án đã được xét xử. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án, hoặc từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết mà không có kháng cáo. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày tuyên án mà không có kháng nghị thì bản án có hiệu lực pháp luật.
Chào Luật sư đất đai Công ty Luật Hùng Bách, tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Tháng 12/2020 tôi có ký hợp đồng mua bán đất của một người bạn. Khi mua bán đất tôi đã tim hiểu rõ, đất đã có sổ đỏ đứng tên bạn tôi; không có tranh chấp với ai. Sau khi mua bán xong, tôi được cầm sổ đỏ và trả tiền mua đất. Khi tôi chuẩn bị khởi công xây nhà trên đất thì vợ bạn tôi mới tìm đến. Cô ấy nói rằng đất trên là tài sản chung của vợ chồng bạn tôi.
Cô ấy không biết việc bạn tôi bán đất cho tôi. Chưa được nhận tiền mua bán nên yêu cầu tôi phải trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; và ngừng việc xây nhà lại. Sau đó qua tìm hiểu tôi mới được biết bạn tôi lén giấu gia đình bán đất để trả tiền nợ cá độ bóng đá. Vì tiền đã trả, việc xây nhà cũng đã chuẩn bị xong nên tôi yêu cầu gia đình bạn tôi phải công nhận hợp đồng mua bán và để tôi tiếp tục xây nhà.
Do không am hiểu pháp luật và tin tưởng bạn nên khi mua bán tôi đã không thực hiện việc công chứng chứng thực Hợp đồng mua bán. Theo tôi được biết thì Hợp đồng mua bán này có thể không được công nhận. Tôi không thể làm thủ tục sang tên được. Vậy xin hỏi luật sư, Hợp đồng mua bán đất viết tay có được công nhận không?
Chào anh! Liên quan đến câu hỏi của bạn về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng bán đất viết tay của anh Luật sư giải đáp như sau: Theo như nội dung anh trình bày, để biết việc mua bán đất bằng giấy viết tay có được công nhận hay không còn cần phải làm rõ thêm một số vấn đề liên quan.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng chứng thực. Nếu không có bước này, việc sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau này sẽ không thể thực hiện được. Do đó, trong trường hợp các bên vẫn muốn thực hiện hợp đồng mua bán đất viết tay thì cần phải cải thiện và đáp ứng điều kiện cần phải có.
Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất
Chào Luật sư đất đai Công ty Luật Hùng Bách, tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Tôi và hộ gia đình nhà hàng xóm có thỏa thuận với nhau. Tôi mua một lô đất của họ với giá 2 tỷ 300 triệu đồng. Vì mảnh đất đó đẹp và tin tưởng nhau nên chúng tôi chỉ thỏa thuận miệng với nhau. Tôi đã giao cho nhà hàng xóm trước 1 tỷ tiền mua đất. Số tiền còn lại chúng tôi thống nhất sau khi sang tên được sổ đỏ tôi sẽ thanh toán nốt.
Tuy nhiên, gần đến ngày hẹn thực hiện thủ tục sang tên. Tôi mới được biết gia đình hàng xóm đã thay đổi quyết định. Họ đã đồng ý bán đất cho người khác với giá cao hơn. Họ đề nghị trả lại tôi tiền mua đất tôi đã đặt trước đó. Tôi không đồng ý với việc gia đình hàng xóm hủy ngang hợp đồng mua bán đất. Và muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán đất bằng miệng.
Vậy xin hỏi luật sư tôi có thể khởi kiện buộc gia đình nhà hàng xóm tiếp tục thực hiện hợp đồng được không?
Chào bạn! Liên quan đến câu hỏi của bạn về tranh chấp hợp đồng mua bán đất bằng miệng, Luật sư tư vấn như sau:
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và Luật đất đai 2013 Hợp đồng mua bán đất phải được lập thành văn bản; và được công chứng chứng thực. Ngoài ra, để có thể thực hiện được các thủ tục liên quan đến Hợp đồng chuyển nhượng đất đai thì diện tích đất mà các bên muốn mua bán phải đủ điều kiện để được chuyển nhượng.
Trường hợp của bạn sẽ rất khó để buộc bên kia tiếp tục thực hiện thỏa thuận mua bán đất bằng miệng. Bởi việc mua bán chưa đảm bảo đúng về hình thức. Do đó sẽ không được công nhận về mặt pháp lý. Vì vậy, nếu hai bên không thống nhất được cách giải quyết; bên bán phủ nhận việc hai bên ký hợp đồng mua bán; hoặc chỉ cho rằng đó là thỏa thuận đặt cọc thì sẽ không thể buộc bên bán thực hiện hợp đồng.
Để đảm bảo quyền lợi cho mình, tốt nhất bạn nên tìm đến Công ty, văn phòng luật để được tư vấn, hướng dẫn các thủ tục liên quan đòi lại quyền lợi cho mình.
Chi phí giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán đất là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Không phải ai cũng có điều kiện khởi kiện tranh chấp đất đai; hoặc theo đuổi đến cùng để giải quyết triệt để vụ án tranh chấp. Do đó, người yêu cầu giải quyết tranh chấp luôn muốn biết mình sẽ phải bỏ những khoản chi phí nào để chủ động hơn. Thông thường, để giải quyết một vụ tranh chấp hợp đồng mua bán đất các bên sẽ mất các loại phí sau:
Trung bình, để giải quyết xong một vụ tranh chấp hợp đồng mua bán đất, người yêu cầu phải mất từ 30,000,000 đồng. Chi phí này có thể cao hơn tùy vào thực tế giải quyết vụ việc. Nếu bạn đọc chưa thể nắm rõ những khoản chi phí có thể phải mất khi giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng đất thì có thể tìm tới các văn phòng, công ty luật để được hỗ trợ tư vấn.
Tùy từng điều kiện của mỗi người về mặt tài chính; thời gian đi lại; điều kiện công việc;… mà các bên tranh chấp có thể thuê luật sư giúp mình tham gia giải quyết. Về mặt tâm lý, hầu hết những ai khi gặp phải tranh chấp hợp đồng mua bán bất động sản đều mong muốn có người am hiểu pháp luật tư vấn, hỗ trợ mình tham gia giải quyết tranh chấp. Đất đai là loại tài sản có giá trị lớn. Mọi hoạt động liên quan đến đất đai chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật đồ sộ.
Do đó, nếu có luật sư đất đai tham gia hỗ trợ thì người đang gặp phải tranh chấp sẽ an tâm hơn bởi mọi ý kiến, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp sẽ được người am hiểu pháp luật tham vấn giải quyết. Vậy nên, khi đang gặp phải tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tùy từng khả năng của mình, bạn đọc nên thuê luật sư đất đai để tư vấn hoặc tham gia giải quyết tranh chấp trực tiếp.
Nếu có luật sư tham gia, những lợi ích bạn có thể đạt được như:
Bạn đọc có nhu cầu thuê luật sư đất đai giỏi có thể liên hệ tới:
Luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp đất đai là một trong những lĩnh vực pháp luật mà Công ty luật Hùng Bách chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi tự tin cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan theo mọi nhu cầu của khách hàng trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán đất như:
Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
Trân trọng!
BP
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…