Hình sự

CÁCH TÍNH MỨC BỒI THƯỜNG THEO TỶ LỆ THƯƠNG TẬT

Bồi thường thiệt hại là vấn đề không thể thiếu trong các vụ việc về thương tích. Theo đó, các bên có thể tự thỏa thuận bồi thường hoặc yêu cầu Tòa án xét xử. Vậy, pháp luật quy định được bồi thường những khoản tiền nào? Mức bồi thường thiệt hại là bao nhiêu?… Luật Hùng Bách xin giải đáp các vấn đề nêu trên trong bài viết sau. Bạn đọc cần hỗ trợ tính tỷ lệ thương tật, tư vấn bồi thường theo tỷ lệ thương tật vui lòng liên hệ theo số 0983.499.828 (Zalo)

Bồi thường theo tỷ lệ thương tật là gì?

Để làm rõ khái niệm bồi thường theo tỷ lệ thương tật cần xem xét hai vấn đề gồm: Bồi thường thiệt hại và tỷ lệ thương tật. Cụ thể:

Bồi thường thiệt hại là gì?

Theo Đại từ điển tiếng Việt, bồi thường được hiểu là “đền bù những tổn thất đã gây ra”.

Cũng theo Đại từ tiếng Việt thì thiệt hại được hiểu là “mất mát, hư hỏng nặng nề về người và của”.

Dưới góc độ pháp lý, bồi thường thiệt hại là trách nhiệm dân sự của cá nhân, tổ chức khi có hành vi xâm phạm và gây ra tổn thất cho cá nhân, tổ chức khác. Các thiệt hại có thể là: Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, thiệt hại về tinh thần,…

Tỷ lệ thương tật là gì?

Tỷ lệ thương tật (TLTT) hay tỷ lệ tổn thương cơ thể là mức độ tổn hại sức khỏe được quy ra đơn vị phần trăm (%) do thương tích, bệnh, tật, di chứng rối loạn tâm thần và hành vi sau chấn thương, vết thương gây ra.

Ví dụ: Sức khỏe của một người bình thường là 100%. Sau khi bị hành hung, người đó được kết luận là bị tổn thương cơ thể 60%. Như vậy, 60% là căn cứ để khởi tố trong tố tụng hình sự và là căn để tính mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong dân sự.

Như vậy, có thể hiểu bồi thường theo tỷ lệ thương tật là việc bên gây ra thương tích phải chi trả cho bên bị thương một khoản tiền để bù đắp thiệt hại.

Khi nào phải bồi thường theo tỷ lệ thương tật?

Khi nào phải bồi thường theo tỷ lệ thương tật hay căn cứ phát sinh việc bồi thường theo tỷ lệ thương tật là gì? Nội dung này được quy định tại Bộ Luật Dân sự năm 2015 như sau:

“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”

Theo đó, có 03 yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo tỷ lệ thương tật:

  • hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác;
  • Có thiệt hại xảy ra là thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần;
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi xâm phạm.

Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi: Có hành vi xâm phạm, có thiệt hại xảy ra và thiệt hại đó là kết quả tất yếu của hành vi xâm phạm. Trừ một số trường hợp như: Thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.

Tư vấn phần trăm thương tích, bồi thường theo tỷ lệ thương tật: 0983.499.828 (Zalo)

Gây thương tật bao nhiêu phần trăm thì phải bồi thường?

Đối chiếu với các quy định về bồi thường thiệt hại nêu trên có thể thấy, việc có bồi thường hay không phải căn cứ vào việc có thiệt hại thực tế xảy ra hay không. Như vậy, mức bồi thường sẽ được tính dựa trên tổng mức thiệt hại. Luật Hùng Bách xin là rõ như sau:

Mức bồi thường thiệt hại khi bị thương tật.

Pháp luật hiện hành ghi nhận một số khoản được bồi thường bao gồm:

Chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút.

  • Chi phí thuê phương tiện đưa đón, khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Chi phí bồi dưỡng sức khỏe: 01 ngày lương tối thiểu vùng/ 01 ngày khám, chữa bệnh.
  • Chi phí phục hồi sức khỏe và hỗ trợ thay thế chức năng bị mất, giảm sút.

Chi phí từ thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.

  • Tiền lương, tiền công ổn định (nếu có).
  • Tiền lương, tiền công trung bình của 03 tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra (nếu thu nhập không ổn định).
  • Trường hợp không xác định được mức 03 tháng liền kề thì xác định theo thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương.
  • Trường hợp không xác định mức mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại thì xác định theo ngày lương tối thiểu vùng tại nơi cư trú.
  • Ngày lương tối thiểu vùng bằng: 01 tháng lương tối thiểu vùng/ 26 ngày.

Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc.

  • Chi phí trong thời gian điều trị: Tiền đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương (nếu có).
  • Thu nhập thực tế bị mất trong thời gian chăm sóc được xác định như mục trên.
  • Nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao đồng và cần người chăm sóc thường xuyên. Khoản này được tính bằng 01 ngày lương tối thiểu vùng/ 01 ngày chăm sóc.

Chi phí bồi thường tổn thất về tinh thần.

  • Mức bồi thường tổn thất về tinh thần do thương tật gây ra có thể do các bên thỏa thuận.
  • Mức tối đa nếu không thỏa thuận được: < hoặc = 50 lần mức lương cơ sở.

Mức bồi thường thiệt hại khi tính mạng bị xâm phạm.

Không hiếm những trường hợp các tổn thương trên cơ thể quá lớn và không thể cứu chữa được dẫn đến người bị thương tật bị chết. Vậy khi người người thương tật chết thì mức bồi thường thiệt hại được xác định như thế nào?

Mức bồi thường thiệt hại khi tính mạng bị xâm phạm sẽ bao gồm các chi phí dưới đây:

Chi phí thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.

Mức thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm trong trường hợp này được xác định như mục trên. Thời điểm để tính mức bồi thường thiệt hại sẽ được tính từ khi người đó bị tổn thương cơ thế đến khi người đó chết.

Chi phí hợp lý cho việc mai táng người chết.

  • Chi phí mua quan tài;
  • Chi phí hỏa táng (nếu có), chôn cất;
  • Chi phí thuê xe đưa tang;
  • Các chi phí khác liên quan đến việc mai táng: hương, hoa, nến, khăn tang…

Chi phí cấp dưỡng cho những người mà người chết có nghĩa vụ cấp dưỡng.

  • Mức cấp dưỡng sẽ căn cứ vào thu nhập của người chết và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng;
  • Thời điểm cấp dưỡng tính từ khi người đó bị tổn thương cơ thể;
  • Những người được cấp dưỡng sẽ bao gồm: Cha/ mẹ/ vợ/ chồng/ ông/ bà/ cháu, v.v… của người chết theo pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Chi phí bồi thường tổn thất về tinh thần.

  • Mức bồi thường tổn thất về tinh thần do thương tật gây ra có thể do các bên thỏa thuận.
  • Mức tối đa nếu không thỏa thuận được: < hoặc = 100 lần mức lương cơ sở.
  • Đối tượng được bồi thường: hàng thừa kế thứ nhất hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng/ được nuôi dưỡng của người chết.

Lưu ý: Việc bồi thường thiệt hại khi người đó chết sẽ không bao gồm chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ.

Tư vấn phần trăm thương tích, bồi thường theo tỷ lệ thương tật: 0983.499.828 (Zalo).

Cách tính tỷ lệ thương tật chuẩn.

Trên thực tế, người bị thương tật không chỉ tổn thương trên 01 bộ phận duy nhất. Khi bị tai nạn hoặc bị người khác gây thương tích, người bị thiệt hại thường chịu nhiều tổn thương trên cơ thể cùng lúc. Do vậy, việc tính tỷ lệ thương tật chuẩn dựa vào toàn bộ thương tích trên cơ thể mà người đó phải chịu.

Để biết phương pháp tính tỷ lệ thương tật chuẩn, bạn cần biết được tỷ lệ thương tật do thương tích gây ra trên mỗi bộ phận cơ thể là bao nhiêu. Thương tích ở phần đầu sẽ có tỷ lệ thương tật khác thương tích ở chân; tỷ lệ thương tật khi cụt một ngón tay sẽ khác tỷ lệ thương tật khi mất một bên thận; v.v… Nếu chưa xác định được vết thương của mình được pháp luật quy định là bao nhiêu phần trăm các bạn có thể liên hệ tư vấn theo số: 0983.499.828 (Zalo)

Bài viết tham khảo: Cách tính tỷ lệ thương tật theo phần trăm mới nhất.

Tỷ lệ phần trăm do tổn thương xương và hệ thần kinh.

Dưới đây là một số loại tổn thương não và hệ thần kinh theo bảng tỷ lệ thương tật:

STT Loại tổn thương TLTT (%)
1  Mẻ hoặc mất bàn ngoài xương sọ (trên 3cm hoặc dưới 3cm) 5 – 15
2  Nứt, vỡ xương vòm sọ 8 – 25
3  Chấn động não 01 – 10
4  Tổn thương não gây di chứng sống kiểu thực vật 99
5  Liệt tứ chi mức độ nhẹ 61 – 63
6  Liệt tứ chi mức độ vừa 81 – 83
7  Liệt tứ chi mức độ nặng 93 – 95
8  Động kinh cơn co cứng – co giật điển hình đáp ứng điều trị tốt 11 – 15
9  …

Tỷ lệ phần trăm do tổn thương hệ tim mạch.

Dưới đây là một số loại tổn thương hệ tim mạch:

STT Loại tổn thương TLTT (%)
1 Vết thương thành tim (tùy vào có biến chứng hay không biến chứng) 31 – 73
2 Thủng màng ngoài tim 8 – 10
3 Tổn thương trung thất 11 – 35
4 Phình động, tĩnh mạch chủ ngực, chủ bụng chưa phẩu thuật 31 – 35
5 Phình động, tĩnh mạch chủ ngực, chủ bụng có chỉ định phẩu thuật 51 – 81
6 Vết thương mạch máu lớn (động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch cánh tay, động mạch chậu, động mạch đùi…) 7 – 35
7

Tỷ lệ phần trăm do tổn thương cơ, xương khớp.

Dưới đây là một số loại tổn thương cơ, xương khớp:

STT Loại tổn thương TLTT (%)
1  Gãy xương đòn 6 – 20
2  Tháo một khớp vai 71 – 73
3  Cụt một cánh tay 61 – 70
4  Tháo khớp cổ tay một bên 52
5  Cụt (mất) năm ngón tay 47
6  Trật khớp gối 3 – 10
7  …

Tỷ lệ phần trăm do tổn thương phần mềm.

Dưới đây là một số loại tổn thương phần mềm:

STT Loại tổn thương TLTT (%)
1 Sẹo nhỏ (dài dưới 3cm và rộng dưới 0,3cm) 1
2 Sẹo trung bình (dài từ 3cm – 5cm và rộng từ 0,3cm – 0,5cm. 2
3 Sẹo lớn 3
4 Sẹo nhỏ, trung bình, lớn phần mềm vùng mặt 3 – 6 – 9
5 Sẹo nhỏ, trung bình, lớn phần mềm vùng cổ 2 – 4 – 6
6

Tỷ lệ phần trăm do tổn thương bỏng.

Dưới đây là một số loại tổn thương do bỏng:

STT Loại tổn thương Tỷ lệ DTCT TLTT (%)
1
Sẹo bỏng không ảnh hưởng đến điều tiết và thẩm mỹ
Từ 1% trở xuống 1
Trên 1% % DTCT
3
Sẹo ở các vùng da hở khác gây rối loạn sắc tố ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Từ 1% trở xuống 2
Trên 1% % DTCT x2
5
Sẹo bỏng ảnh hưởng đến chức năng da và thẩm mỹ
Dưới 1% 6 – 10
Từ 1% – 3% 11 – 15
Từ 3% trở lên 21
6

Tỷ lệ phần trăm do tổn thương răng, hàm, mặt.

Dưới đây là một số loại tổn thương răng, hàm, mặt:

STT Loại tổn thương TLTT (%)
1  Mẻ xương hàm, vỡ ổ chân răng 1 – 3
2  Gãy xương hàm trên hoặc hàm dưới can xấu gây sai khớp cắn 21 – 25
3  Mất toàn bộ xương hàm trên hoặc xương hàm dưới 61
4  Trật khớp hàm dễ tái phát không còn khả năng điều trị 16 – 20
5  Mất hoặc gãy thân một răng: Răng cửa, răng nanh (số 1,2, 3) 2
6  Mất từ 8 đến 19 răng ở cả hai hàm 15 – 18
7  Mất một phần nhỏ đầu lưỡi, ảnh hưởng đến ăn, nói 6 – 10
8  …

Tỷ lệ phần trăm do tổn thương tai, mũi, họng.

Dưới đây là một số loại tổn thương tai, mũi, họng:

STT Loại tổn thương TLTT (%)
1   Nghe kém nhẹ một tai 3
2   Nghe kém trung bình một tai 9
3   Nghe kém nặng một tai 11 – 15
4   Nghe kém quá nặng một tai 16 – 20
5   Khuyết nhỏ hơn 1/4 mũi 5 – 9
6   Sẹo làm hẹp họng, hạ họng ảnh hưởng đến nuốt nhẹ (chất đặc) 11 – 15
7  Nói khó 16 – 20
8  …

Tham khảo: Tỷ lệ thương tật gãy xương theo trường hợp cụ thể.

Cách tính tỷ lệ phần trăm thương tật.

Khi tính tỷ lệ thương tật, bạn phải áp dụng công thức tính như sau:

Tỉ lệ thương tật (TLTT) = T1 + T2 + T3 +…+ Tn.

Trong đó:

  • T1: Được xác định là TLTT thứ nhất.
  • T2: Được xác định là TLTT thứ hai: T2 = (100 T1) x TLTT thứ 2/100.
  • T3: Được xác định là TLTT thứ ba: T3 = (100-T1-T2) x TLTT thứ 3/100.
  • Tn: Được xác định là TLTT thứ n: Tn – {100 – T1 – T2 – T3 – … -T(n-1)} x TLTT thứ n/100.

Tổng tỷ lệ thương tật sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.

Tư vấn phần trăm thương tích, bồi thường theo tỷ lệ thương tật: 0983.499.828 (Zalo)

Cách tính mức bồi thường theo tỷ lệ thương tật.

Cách tính mức bồi thường khi bị ảnh hưởng sức khỏe.

Mức bồi thường: Bồi thường về sức khỏe + Tổn thất tinh thần.

Ví dụ: Ông A và bà B lưu thông trên đường thì va chạm với nhau, lỗi hoàn toàn do bà B. Ông A bị gãy chân và tổn thương phần đầu, kết luận giám định thương tích là 20% tổn thương cơ thể. Do vậy, bà B không thuộc trường hợp bị khởi tố hình sự do thương tật.

  • Chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị giảm sút cho ông A là 40 triệu đồng.
  • Ông A phải nghỉ làm 03 tháng, tiền lương của ông A theo hợp đồng lao động là 10 triệu đồng/ tháng.
  • Vợ ông A phải nghỉ làm 01 tháng để chăm sóc ông A, lương của vợ ông A theo hợp đồng lao động là 7 triệu đồng/ tháng.
  • Các bên thỏa thuận sẽ bồi thường 5 triệu đồng tổn thất tinh thần.

Bà B phải bồi thường cho ông A là: 40 + (10*3) + 7 + 5 = 82 triệu đồng.

Bài viết tham khảo: Gãy tay thương tích bao nhiêu phần trăm?

Cách tính mức bồi thường khi bị xâm phạm tính mạng.

Mức bồi thường: Bồi thường về sức khỏe + Chi phí mai táng + Chi phí cấp dưỡng + Tổn thất tinh thần.

Ví dụ: Anh X và anh Y có mâu thuẫn với nhau và xảy ra xô xát. Anh X đã đánh anh Y bị thương dẫn đến chết trên đường đi cấp cứu. Anh X bị Tòa án tuyên 7 năm tù vì tội “Cố ý gây thương tích” theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015.

  • Chi phí thuê xe cấp cứu cho anh Y là 2 triệu đồng.
  • Chi phí mai táng cho anh Y là 50 triệu đồng.
  • Anh Y có một người con nhỏ mới 03 tuổi. Tòa án quyết định buộc anh X phải bồi thường cấp dưỡng 1 triệu đồng/tháng cho con anh Y đến khi tròn 18 tuổi.
  • Các bên thỏa thuận mức bồi thường tổn thất về tinh thần là 50 triệu đồng.

Anh X phải bồi thường cho anh Y là: 2 + 50 + (15*12*1) + 50 = 282 triệu đồng. Trong đó, khoản cấp dưỡng có thể được thanh toán theo tháng.

Tư vấn bồi thường theo tỷ lệ thương tật: 0983.499.828 (Zalo)

Đã bồi thường thiệt hại có bị đi tù nữa không?

Để xác định một người có bị đi tù hay không cần xem xét ba yếu tố chính:

  • Yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi (đối với một số tội danh).
  • Mức độ thương tật của người bị hại.
  • Xác định tội danh và khung hình phạt.

Các tội khởi tố theo yêu cầu của bị hại.

Khi gây thương tật đối với các tội phạm dưới đây thì người gây ra thương tích chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của người bị hại.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong các trường hợp cụ thể:

  • Trong trường hợp bình thường: TLTT dưới 30%
  • Trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh: TLTT từ 31% đến 60%.
  • Phòng vệ chính đáng hoặc bắt giữ người phạm tội: TLTT từ 31% đến 60%.

Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong các trường hợp cụ thể:

  • Trong trường hợp bình thường: TLTT từ 31% đến 60%.
  • Vi phạm quy tắc nghệ nghiệp hoặc quy tắc hành chính: TLTT từ 31% đến 60%.

Mức độ thương tật của người bị hại.

Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác:

  • Từ 11% – 30% hoặc dưới 11% nhưng có các tình tiết: có tổ chức, có tình chất côn đồ, v.v… có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 3 năm.
  • Gây mức thương tật cao hơn hoặc gây chết người có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Gây tai nạn giao thông làm người khác bị thương tật:

  • Làm chết 01 người/ Gây thương tật cho 01 người trên 61%/ Gây thương tật cho 02 người trở lên mà tổng thương tật từ 61% đến 121%: Có thể bị phạt tù từ 01 đến 05 năm.
  • Gây chết trên 01 người hoặc mức thương tật cao hơn: Có thể bị phạt tù từ 03 đến 15 năm tùy trường hợp.

Gây tai nạn lao động làm người khác bị thương tật:

  • Làm chết 01 người/ Gây thương tật cho 01 người trên 61%/ Gây thương tật cho 02 người trở lên mà tổng thương tật từ 61% đến 121%: Có thể bị phạt tù từ 01 đến 05 năm.
  • Gây chết trên 01 người hoặc mức thương tật cao hơn: Có thể bị phạt tù từ 03 đến 15 năm tùy trường hợp.

Xác định tội danh và khung hình phạt.

Ví dụ: A và B có mâu thuẫn, nửa đêm A lẻn vào nhà dùng dao đâm xượt cổ B. Được người nhà cứu chữa kịp thời nên B vẫn còn sống. Kết luận giám định cho tỷ lệ thương tật của B là 4%. Tòa án xác định hành vi của A phạm tội “Giết người” và tuyên phạt B 7 (bảy) năm tù mặc dù A đã bồi thường cho B số tiền là 50 triệu đồng.

Qua ví dụ trên để thấy, mặc dù tỷ lệ thương tật của B chỉ là 4% nhưng vẫn bị xử phạt 7 (bảy) năm tù về hành vi “Giết người”. Nếu A không đâm vào cổ mà chỉ đâm vào tay hoặc chân B thì có thể được xác định là hành vi “Cố ý gây thương tích” và có thể B sẽ không bị khởi tố. Do vậy, quá trình định tội danh của một hành vi là rất quan trọng trong trường hợp gây thương tật cho người khác.

Kết luận:

Người gây thương tích đã bồi thường thiệt hại nhưng thuộc các trường hợp pháp luật quy định vẫn có thể bị xử lý hình sự. Và chỉ tránh được việc đi tù nếu thuộc một trong các trường hợp:

  • Bị hại đề nghị không khởi tố hình sự (khi thuộc một số trường hợp nêu trên);
  • Hành vi chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự đến mức xử phạt tù.

Nếu đang băn khoăn trường hợp của mình có thể bị xử lý hình sự hay không? Cần bồi thường cho người bị thương tật thế nào? … Các bạn có thể liên hệ Luật sư tư vấn theo số: 0983.499.828 (Zalo)

Liên hệ tư vấn thương tích và bồi thường theo tỷ lệ thương tật.

Quý khách hàng có nhu cầu hỗ trợ các vấn đề pháp lý về thương tật, tỷ lệ thương tích vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:

Trên đây là bài viết “Cách tính mức bồi thường theo tỷ lệ thương tật” của Luật Hùng Bách. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến chủ đề trên vui lòng để lại bình luận để được Luật sư giải đáp kịp thời.

Trân trọng!

D.

5/5 - (4 bình chọn)
Luật Hùng Bách

Recent Posts

BẢN ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THI CÔNG

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…

4 tuần ago

Bản án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…

2 tháng ago

Bản án hình sự tội chống người thi hành công vụ

Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…

2 tháng ago

BẢN ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…

2 tháng ago

Bản án đơn phương ly hôn tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng

Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…

2 tháng ago

Quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada

Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…

2 tháng ago