GÂY THƯƠNG TÍCH BAO NHIÊU THÌ BỊ KHỞI TỐ?


Gần đây Luật Hùng Bách nhận được rất nhiều câu hỏi về hành vi gây thương tích như: Gây thương tích bao nhiêu thì bị khởi tố? Gây thương tích bao nhiêu thị bị truy tố? Mức hình phạt với người cố ý gây thương tích như thế nào? Tỷ lệ thương tích bao nhiêu thì phải đi tù?…. Trong bài viết dưới đây Luật Hùng Bách sẽ giúp bạn đọc có góc nhìn tổng quan nhất về những vấn đề trên. Nếu đang gặp phải vụ việc có yếu tố thương tích vần tư vấn bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0983.499.828 (Zalo) để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Quy định pháp luật về hành vi gây thương tích.

Hiện nay, hành vi gây thương tích được quy định chủ yếu tại Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Trong đó, hành vi gây thương tích dù là cố ý hay vô ý gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người khác đều bị xử lý. Pháp luật có nhiều chế tài về việc xử phạt, nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự vẫn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị kết án thì sẽ phải chấp hành hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự.

Có rất nhiều tội danh sử dụng mức độ thương tích là căn cứ định tội hoặc căn cứ xác định khung hình phạt. Hiểu đơn giản là cùng một mức độ thương tích nhưng tính chất khác nhau, gây ra bởi hành vi khác nhau có thể bị xử phạt khác nhau. Hoặc cùng hành vi nhưng tỷ lệ thương tật gây ra nhẹ hoặc nặng hơn cũng ảnh hưởng tới mức phạt. Vì vậy, nếu chưa nắm chắc quy định pháp luật các bạn có thể liên hệ ngay tới Luật sư hình sự theo số 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn về thương tật, bồi thường thiệt hại,…và hình phạt kèm theo.

Một số loại tội phạm khởi tố dựa trên tỷ lệ thương tích.

Như đã phân tích, có rất nhiều tội danh căn cứ vào tỷ lệ thương tật. Và mỗi loại có quy định yếu tố cấu thành riêng. Luật Hùng Bách xin liệt kê chi tiết như sau:

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Những hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác khi tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên (một số trường hợp thương tật dưới 11% vẫn có thể bị xử lý hình sự) như sau:

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
  • Phạt tù từ 02 đến 06 năm;
  • Phạt tù từ 04 đến 07 năm;
  • Phạt tù từ 10 đến 15 năm;
  • Phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân;

Tùy thuộc vào hành vi, mức độ nguy hiểm và phần trăm tỷ lệ tổn thương cơ thể sẽ có mức hình phạt tương ứng. Hãy liên hệ Luật sư để tư vấn cụ thể, chính xác trường hợp của bạn – Hotline: 0983.499.828 (Zalo) 

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng một người phải chịu sự kích động mạnh từ một hoặc nhiều hành vi trái pháp luật dẫn tới sự hạn chế đáng kể khả năng kiểm soát và điều khiển hành vi, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức.

Nếu cố ý gây thương tích từ 31% trở lên trong trường hợp trên có thể bị xử phạt theo các khung hình phạt:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm;
  • Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Lưu ý: Hành vi trên phải được xuất phát từ yếu tố lỗi của nạn nhân đối với người thực hiện hành vi hoặc đối với người thân thích của người đó.

Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo cố ý gây thương tích

Gây thương tích bao nhiêu thì bị khởi tố
Gây thương tích bao nhiêu thì bị khởi tố? – Luật sư tư vấn: 0983.499.828 (Zalo) 

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.

Phòng bảo vệ chính đáng là hành vi một người tiến hành phản công cần thiết chống lại kẻ phạm tội tấn công bảo vệ chính mình, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc quyền, lợi ích hợp pháp của quốc gia, cơ quan, tổ chức năng. Hành vi xâm phạm quyền lợi trên.

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Hình phạt của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội là:

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm;
  • Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ.

Người nào khi thi hành công vụ dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên thì bị xử phạt với những mức hình phạt dưới đây:

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
  • Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm;
  • Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Gây thương tích bao nhiêu thì bị khởi tố? – Luật sư tư vấn: 0983.499.828 (Zalo) 

Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Ví dụ: Một người công nhân thực hiện công việc dọn dẹp công trình, do chủ quan buổi tối không ai đi lại tại công trình, người công nhân đã ném gạch vỡ từ tầng 3 xuống đất. Không may có người đi qua công trình và bị gạch rơi trúng đầu, giám định tỷ lệ thương tích là 35%. Trường hợp này người công nhân có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

Trả lời: Đối với tình huống nêu trên, hành vi của người công nhân trên sẽ bị xử lý hình sự về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Người công nhân tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguyên trọng nếu có người đi qua nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra nên vẫn thực hiện hành vi.

Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự 2015, nếu làm nạn nhân tổn thương cơ thể từ 31% hành vi trên có thể bị xử lý như sau:

  • Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm;
  • Phạt cải tạo không giam giữ từ 01 năm đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm;
  • Phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt từ 01 năm đến 03 năm.

Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.

Hình phạt hình sự sẽ được áp dụng khi nạn nhân bị tổn thương cơ thể từ 31% trở lên. Cụ thể:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm;
  • Phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
  • Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm;
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tham khảo: Giám định thương tật tai nạn giao thông để tính bồi thường.

Gây thương tích bao nhiêu thì bị khởi tố?

Chào Luật sư, tôi có dùng điếu cày đập vào đầu của hàng xóm do tranh chấp lối đi chung. Hiện hàng xóm tôi dọa kiện cho tôi đi tù, gia đình tôi có qua hòa giải nhưng không được. Họ báo giám định thương tích 15%. Luật sư cho tôi hỏi tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Mong Luật sư giải đáp.

Luật Hùng Bách trả lời:

Chào bạn, đối với trường hợp của bạn Luật Hùng Bách tư vấn như sau.

Căn cứ Điều 134, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, hành vi cố ý gây thương tích mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên thì bị khởi tố hình sự.

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

…..

Hành vi dùng điếu cày đập vào đầu hàng xóm dẫn đến thương tích 15% được cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Hình phạt mà bạn có thể bị xử lý là: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Tuy nhiên, trong quá trình bào chữa/bảo vệ bạn nên cân nhắc đến các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để giảm bớt trách nhiệm hình sự. Bạn có thể liên hệ tư vấn trực tiếp Luật sư hình sự theo số: 0983.499.828 (Zalo). 

Cách xác định tỷ lệ thương tật.

Tỷ lệ tổn thương cơ thể bao gồm: tỷ lệ tổn hại sức khỏe; tỷ lệ thương tật; tỷ lệ thương tích; tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, do bệnh, tật. Tỷ lệ thương tổn cơ thể được xác định theo % tổn thương cơ thể được quy định chi tiết tại Phụ lục 01 Thông tư 22/2019/TT-BYT ngày 01/11/2019 quy định về tỷ lệ thương tổn cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần hướng dẫn cách xác định tỷ lệ % tổn thương cơ thể (TTCT) được tính theo phương pháp cộng như sau:

Tổng tỷ lệ % tổn thương = T1 + T2 + T3 +…+ Tn

Trong đó:

  • T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất.
  • T2: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ hai. T2= (100 – T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100.
  • T3: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ ba. T3= (100 – T1 – T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100.
  • Tn: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ n.

Tn= {100 – T1 – T2 – T3 – … – T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.

Tham khảo: Luật sư hình sự giỏi, uy tín

Cố ý gây thương tích dưới 11% có thể bị truy tố không?

Tình huống tư vấn.

Chào Luật sư. Do có tranh chấp từ trước về lối đi chung, quan hệ của tôi và hàng xóm khá căng thẳng. Hôm nay, hàng xóm nhà tôi lại xây thêm 1 hàng gạch chắn lối đi của nhà tôi, tôi đã yêu cầu hàng xóm tháo dỡ để gia đình tôi đi lại nhưng họ thách thức và không chịu hợp tác. Vì tức giận, cộng thêm có chút men trong người, tôi đã dùng gạch đập vào đầu hàng xóm. Anh ta được mọi người đưa đi viện cấp cứu và đã hồi phục, bệnh viện kiểm tra thì tỷ lệ tổn thương cơ thể là 9%.

Tôi có qua nhà xin lỗi và đề nghị được bồi thường nhưng anh ta không đồng ý. Anh ta dọa sẽ kiện tôi đến cùng để tôi phải ngồi tù. Tôi nghe nói, nếu thương tích dưới 11% thì không bị xử lý hình sự đúng không ạ? Mong Luật sư giải đáp.

Luật Hùng Bách giải đáp.

Chào bạn, đối với trường hợp của bạn, Luật Hùng Bách sẽ giải đáp như sau:

Bạn có hành vi tác động đến cơ thể của hàng xóm (cụ thể là phần đầu – bộ phận trọng yếu) làm cho nạn nhân bị thương. Hành vi này là hành vi cố ý, bạn nhận thức được hành vi của mình có thể gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng vẫn thực hiện và để hậu quả xảy ra.

Về phía nạn nhân, nếu mức thương tích không đáng kể thì bạn chưa phải là tội phạm. Theo thông tin bạn cung cấp, hành xóm bạn chỉ bị thương tích 9%, tuy nhiên theo quy định pháp luật trường hợp sử dụng hung khí nguy hiểm (viên gạch) thì vẫn bị xử lý hình sự tại điểm a khoản 1 điều 134 Bộ Luật hình sự 2015.

1.Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

Luật sư bào chữa hình sự: 0983.499.828 (Zalo). 

Giám định thương tích để làm gì?

Tỷ lệ thương tích là một trong các yếu tố vô cùng quan trọng khi xem xét bồi thường thiệt hại và xử lý hình sự. Vì vậy, việc biết được tỷ lệ thương tật sớm có ý nghĩa rất lớn. Cụ thể:

Đối với người bị hại.

  • Việc biết sớm tỷ lệ thương tích sẽ giúp bị hại cân nhắc được xem có nên tố cáo ra công an hay không?
  • Nếu tố cáo thì hình phạt mà người thực hiện hành vi phải chịu là bao nhiêu?
  • Tỷ lệ thương tích có thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu bị hại không?
  • Cân nhắc yêu cầu bồi thường thiệt hại do thương tật bao nhiêu là hợp lý?
  • Nhiều trường hợp việc giám định thương tật, thương tích chậm trễ của cơ quan tố tụng khiến cho kết quả giám định không chính xác do thương tích đã lành gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bị hại trong vụ án hình sự.

Đối với người thực hiện hành vi xâm hại đến sức khỏe của người khác.

  • Biết được hành vi của mình có bị xử lý hình sự hay không?
  • Nếu bị khởi tố thì có thuộc trường hợp theo yêu cầu của bị hại không? Từ đó, thương lượng, đàm phán để bị hại rút đơn.
  • Nếu bị khởi tố thì mức án có thể phải chịu là bao nhiêu?

Dịch vụ tư vấn, xác định tỷ lệ thương tật.

Nếu đang gặp phải một trong các trường hợp nêu trên mà chưa biết được tỷ lệ thương tật các bạn có thể liên hệ hỗ trợ theo một trong các cách dưới dây:

  • Cách 1: Gọi trực tiếp đến đường dây nóng số: 0983.499.828 
  • Cách 2: Gửi Hồ sơ bệnh án, thông tin về thương tích qua email: luathungbach@gmail.com.

Luật Hùng Bách sẵn sàng hỗ trợ:

Liên hệ Tổng đại hỗ trợ: 0983.499.828 (Zalo). 

Luật sư tư vấn, bào chữa hình sự.

Luật Hùng Bách với đội ngũ Luật sư hình trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm bào chữa vụ án Hình sự. Chúng tôi luôn đề cao tư cách, đạo đức nghề nghiệp Luật sư và quyền lợi của khách hàng. Chắc chắn sẽ là nơi đáng để quý khách hàng trao gửi niềm tin, giao phó trách nhiệm bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự.

Chúng tôi hiện nay có chi nhánh và đội ngũ Luật sư hình sự giỏi trên khắp cả nước. Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực thuận tiện cho việc giải quyết vụ án tại mọi địa điểm. Chúng tôi sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp lý về hình sự hoặc cần luật sư tham gia tranh tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách về nội dung: “Gây thương tích bao nhiêu thì bị khởi tố?” Nếu có vướng mắc tương tự như: Thương tật bao nhiêu phần trăm thì bị khởi tố? Bao nhiêu phần trăm thương tích thì bị khởi tố? Gây thương tích bao nhiêu thì bị truy tố?… Bạn có thể liên hệ Luật sư hình sự – Luật Hùng Bách làm việc tại: Văn phòng ở TP. Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Đà Nẵng; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo một trong các phương thức sau:

Trân trọng!

Thu Na

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *