GÃY TAY THƯƠNG TÍCH BAO NHIÊU PHẦN TRĂM?


Bạn đang muốn xác định gãy tay thương tích bao nhiêu phần trăm? Cách xác định tỷ lệ thương tích như thế nào? Mức bồi thường tỷ lệ thương tật là bao nhiêu? Người gây thương tích gãy tay có bị đi tù hay không?… Bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách sẽ giải quyết các vướng mắc giúp bạn. Nếu gặp khó khăn khi giám định các bạn có thể tham khảo dịch vụ tư vấn giám định thương tật, xác định tỷ lệ thương tích của chúng tôi qua tổng đài tư vấn: 0983.499.828 (Zalo).

Một số loại tổn thương tay theo quy định của Bộ y tế.

Tay là bộ phận của cơ thể người, từ vai đến các ngón. Như vậy tổn thương tay bao gồm các tổn thương bên trong, ngoài các bộ phận trên tay. Theo quy định của Bộ Y tế tại thông tư Thông tư 22/2019/TT-BYT có các loại tổn thương tay sau:

  • Tổn thương khớp vai.
  • Tổn thương cánh tay.
  • Tổn thương cẳng tay và khớp khuỷu tay.
  • Tổn thương bàn tay và khớp cổ tay.
  • Tổn thương ngón tay.

Bài viết tham khảo: Tỷ lệ thương tật gãy xương theo trường hợp cụ thể.

Cách tính tỷ lệ thương tật bị gãy tay.

Nguyên tắc tính tỷ lệ thương tật bị gãy tay.

Việc xác định tỷ lệ thương tật đối với tổn thương tay cũng được thực hiện theo nguyên tắc chung tại Thông tư 22/2019/TT-BYT. Cụ thể:

  • Tổng tỷ lệ % thương tật của một người không được lớn hơn hoặc bằng 100%.
  • Chỉ tính tỷ lệ thương tật một lần với mỗi một bộ phận cơ thể bị tổn thương. Trường hợp gây biến chứng, di chứng sang bộ phận khác đã được xác định thì tính thêm tỷ lệ thương tật do biến chứng, di chứng tổn thương ở bộ phận thứ hai.
  • Tỷ lệ thương tật được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh trong trường hợp hỗn hợp nhiều tổn thương là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được ghi trong các Bảng tỷ lệ % tổn thương cơ thể.
  • Tính tỷ lệ thương tật làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai. Kết quả cuối cùng làm tròn đến số số nguyên. Trường hợp số hàng thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 01 đơn vị.

Các nguyên tắc tính tỷ lệ thương tật khác:

  • Với các trường hợp tổn thương có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đã được xác định, thì tính cả tỷ lệ thương tật đối với bộ phận bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đó.
  • Căn cứ tổn thương thực tế và mức độ ảnh hưởng của tổn thương đến cuộc sống, nghề nghiệp của người cần giám định, giám định viên đánh giá, xác định tỷ lệ thương tật trong khung tỷ lệ tương ứng với Bảng tỷ lệ thương tật.
  • TTCT được tính bằng 30% tỷ lệ % TTCT đối với các bộ phận đã bị mất chức năng.
  • Một người vừa giám định pháp y lại vừa giám định pháp y tâm thần, thì tỷ lệ xác định theo phương pháp cộng.

Nếu chưa biết cách tính tỷ lệ thương tật gãy tay và các loại thương tật khác các bạn có thể liên hệ tới Luật Hùng Bách để được hỗ trợ.

Gãy tay thương tích bao nhiêu phần trăm
Hỗ trợ tính tỷ lệ thương tật/tỷ lệ tổn thương cơ thể: 0983.499.828 (Zalo)

Phương pháp tính tỷ lệ thương tật bị gãy tay.

Để tính chính xác gãy tay thương tích bao nhiêu phần trăm các bạn cần xác định được một số vấn đề sau:

  • Mình có tổng bao nhiêu thương tích;
  • Tình trạng các thương tích (tỷ lệ % mỗi thương tích là bao nhiêu?) – Nếu chưa nắm chắc cách xác định các bạn có thể liên hệ tư vấn theo số 0983.499.828 (Zalo).

Tùy thuộc vào kết quả xác định hai vấn đề trên các bạn lựa chọn một trong hai cách tính như sau (lựa chọn phù hợp với vụ việc của mình):

Cách tính tỷ lệ thương tật trên một vùng tổn thương.

Căn cứ vào Bảng tỷ lệ thương tật, Giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % tổn thương cơ thể. Trường hợp tổn thương chỉ có một tỷ lệ/một thương tích thì tỷ lệ đối với tổn thương đó được xác định là tỷ lệ thương tật chung. Trường hợp tổn thương được xác định trong khung tỷ lệ thì Gám định viên có thể kết luận tỷ lệ thương tật thuộc một trong các tỷ lệ của khung đó.

Ví dụ: Ông A bị mất Ngón I và Ngón II. Đối chiếu Bảng tỷ lệ % thương tật với tổn thương này tỷ lệ % thương tật là 35%. Trường hợp này Giám định viên kết luận tỷ lệ thương tật là 35%.

Bà B bị cụt 1/3 giữa cánh tay phải, Đối chiếu bảng tỷ lệ % thương tật, khung tỷ lệ % tổn thương cơ thể từ 61 – 65%. Trường hợp này, Giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % tổn thương cơ thể là 61%, 62%, 63%, 64% hoặc 65%.

Cách tính tỷ lệ thương tật có nhiều vùng tổn thương khác nhau.

Trường hợp này các bạn tính theo công thức cộng dồn như sau:

Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn; trong đó:

a) T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất (nằm trong khung tỷ lệ các TTCT được quy định tại Thông tư 22/2019/TT-BYT).

b) T2: là tỷ lệ % của TTCT thứ hai:

T2 = (100 – T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;

c) T3: là tỷ lệ % của TTCT thứ ba:

T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;

d) Tn: là tỷ lệ % của TTCT thứ n:

Tn – {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.

đ) Tổng tỷ lệ % TTCT sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.

Ví dụ 1. 

Ông Nguyễn Văn A được xác định có 02 tổn thương:

  • Cụt 1/3 giữa cánh tay phải, khung tỷ lệ % tổn thương cơ thể từ 61 – 65%,
  • Mất ngón IV và ngón V tay trái, tỷ lệ % tổn thương cơ thể là 18%.

Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ giám định y khoa của ông Nguyễn Văn A được tính như sau:

  • T1 = 62% (tỷ lệ % tổn thương cơ thể quy định từ 61-65%. Giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % tổn thương cơ thể là 61%, 62%, 63%, 64% hoặc 65%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ tổn thương cơ thể là 62%).
  • T2 = (100-62) x 18/100% = 6,84%.
  • Tổng tỷ lệ % tổn thương cơ thể của ông Nguyễn Văn A là: 62% + 6,84 % = 68,84 %. Làm tròn số là 69%.

Kết luận: Tổng tỷ lệ giám định y khoa của ông Nguyễn Văn A là 69%.

Liên hệ tính tỷ lệ thương tật, xác định thương tích chuẩn: 0983.499.828 (Zalo)

Ví dụ 2.

Một người cần phải giám định tại hai tổ chức: Giám định pháp y và Giám định pháp y tâm thần:

Ông Nguyễn Văn C đã được tổ chức giám định pháp y giám định với kết luận tổng tỷ lệ % TTCT là 50% (T1).

Sau đó ông C đến giám định tại tổ chức giám định pháp y tâm thần, tổ chức này kết luận tỷ lệ % TTCT là của ông C là 37%. Tổ chức giám định pháp y tâm thần này tổng hợp tổng tỷ lệ % TTCT của ông C như sau:

T1 đã được xác định là 50%; T2 được xác định như sau:

T2 = (100 – 50) x 37/100 = 18,5 %.

Tổng tỷ lệ % TTCT của ông C là = (T1+T2).

Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn C là: 50% + 18,5% = 68,5 %.

Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn C là 69 %.

Nội dung tham khảo: Giám định thương tật tai nạn giao thông để tính bồi thường.

Gãy tay thương tích bao nhiêu phần trăm?

Căn cứ các loại tổn thương tay tại các vị trí khác nhau mà tỷ lệ thương tích được xác định như sau:

  • Các tổn thương khớp vai tùy độ nặng nhẹ tỷ lệ thương tổn một tay với các mức thấp nhất từ 3-5%, 11-25%, 21-35%; 46-55% và cao nhất là 73-75%
  • Các tổn thương cánh tay tùy độ nặng nhẹ tỷ lệ thương tổn một tay với các mức thấp nhất từ 1-5%, 11-15%, 20-35%; 41-45% và cao nhất là 61-70%.
  • Các Tổn thương Cẳng tay và khớp khuỷu tay tùy độ nặng nhẹ tỷ lệ thương tổn một tay với các mức thấp nhất từ 1-35% và cao nhất là 51-61%.
  • Các tổn thương Bàn tay và khớp cổ tay tùy độ nặng nhẹ tỷ lệ thương tổn một tay với các mức thấp nhất từ 5-35% và cao nhất là 52%.
  • Các tổn thương ngón tay tùy độ nặng nhẹ tỷ lệ thương tổn một tay với các mức thấp nhất từ 1-33%; 35%; 37%; 39%; 41%; 43%; 45-47%; 50-55% và cao nhất là 61%.

Gãy tay thương tích bao nhiêu phần trăm? – Liên hệ tư vấn: 0983.499.828 (Zalo).

Gãy ngón tay thương tật bao nhiêu phần trăm?

Câu hỏi: Kinh chào Luật Hùng Bách. Tôi tên là Phạm Tấn N hiện đang sinh sống tại Phú Xuyên, Hà Nội. Tôi có có câu hỏi về thương tật như sau mong được giải đáp. Cháu tôi đang học cấp 3 có tham gia đánh nhau và bị gãy ngón tay. Bên gây ra cũng đang học cấp 3 nên hai gia đình thống nhất bồi thường chứ không đưa ra công an. Tôi đang muốn tham khảo ý kiến tư vấn để thỏa thuận bồi thường. Mong Luật sư giải đáp: Gãy tay thương tích bao nhiêu phần trăm, cụ thể là gãy ngón tay thương tật bao nhiêu phần trăm? Cảm ơn Luật sư.

Trả lời: Chào anh N. Đối với câu hỏi gãy ngón tay thương tật bao nhiêu phần trăm? Luật Hùng Bách xin giải đáp như sau. Thông tin anh cung cấp chưa nêu rõ vết thương thế nào? Gãy một ngón hay nhiều ngón?… Vì vậy, chúng tôi sẽ chia thành 02 trường hợp như sau:

Tỷ lệ thương tật bị gãy một ngón tay.

Gãy ngón tay là những tổn thương trên bàn tay, mỗi ngón bị gãy hay tổn thương lại có tỷ lệ thương tật khác nhau. Nguyên nhân sự khác biệt do vai trò và chức năng của từng ngón. Cụ thể tỷ lệ thương tật các ngón như sau:

Ngón INgón IINgón IIINgón IVNgón V
Cứng khớp đốt bàn11-157-95-64-53-4
Cứng một khớp liên đốt6-83-51-31-31-2
Cứng các khớp liên đốt11-127-96-85-6
Mất đốt ngoài (đốt 2 ngón I; đốt 3 các ngón)11-153-51-31-31-3
Mất hai đốt ngoài6-84-64-64-5
Mất trọn ngón21-2511-158-108-106-8
Mất trọn ngón và một phần xương bàn26-3016-2011-1511-1511-15

Tỷ lệ thương tật bị gãy nhiều ngón tay của một bàn tay.

Ngón INgón IINgón IIINgón IVNgón VTỷ lệ
Mất hai ngónXX35
XX33
XX32
XX31
XX25
XX23
XX21
XX19
XX18
XX18
Mất ba ngónXXX41
XXX39
XXX39
XXX37
XXX35
XXX35
XXX31
XXX31
XXX29
XXX25
Mất bốn ngónXXXX45
XXXX43
XXXX43
XXXX43
XXXX41
Mất năm ngónXXXXX47-50

Gãy xương cánh tay tỷ lệ thương tật bao nhiều?

Thương tích tại vị trí này có thể dẫn tới những tỷ lệ tổn thương như sau:

Tỷ lệ thương tật cụt một cánh tay.

  • Đường cắt 1/3 trên (66-70%).
  • Đường cắt 1/3 giữa cánh tay trở xuống (61-65%).

Tỷ lệ thương tật gãy đầu trên xương cánh tay.

  • Vỡ, tiêu chỏm đầu xương cánh tay hậu quả hàn khớp vai hoặc lủng liếng (41-45%).
  • Can liền tốt, nhưng có teo cơ và hạn chế động tác khớp vai mức độ vừa (21-25%).
  • Can liền xấu, teo cơ Delta, đai vai và cánh tay, hạn chế động tác khớp vai nhiều (31-35%).

Tỷ lệ thương tật gãy thân xương cánh tay một bên dưới cổ phẫu thuật.

  • Can liên tốt, trục thẳng, không ngắn chi (11-15%).
  • Can liền xấu, trục hơi lệch, không ngắn chi (21 -25%).

Tỷ lệ thương tật tan liền xấu, trục lệch, ngắn chi.

  • Ngắn dưới 3cm (26-30%).
  • Ngắn từ 3cm trở lên (31-35%).
  • Can xấu, hai đầu gãy chồng nhau (41-43%).

Gãy đầu dưới xương cánh tay một bên. Gãy trên lồi cầu hoặc gãy giữa hai lồi cầu, gãy lồi cầu trong hoặc lồi cầu ngoài (21-25%).

Tỷ lệ thương tật Gãy tay nhưng can liền xấu, di lệch dẫn đến hậu quả cứng, hàn khớp khuỷu.

  • Mẻ hoặc rạn lồi cầu đơn thuần, không ảnh hưởng đến khớp (3-5%).
  • Mẻ xương dài (1-3%).

Tỷ lệ thương tật mất đoạn xương cánh tay tạo thành khớp giả.

  • Khớp giả chặt (31-35%).
  • Khớp giả lỏng (41-45%).

Trên đây là giải đáp về nội dung: Gãy xương cánh tay tỷ lệ thương tật bao nhiêu? Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về thương tật hoặc cần hỗ trợ tính tỷ lệ thương tật các bạn có thể liên hệ Luật Hùng Bách qua số: 0983.499.828 (Zalo).

Gãy tay thương tích bao nhiêu phần trăm? – Liên hệ tư vấn: 0983.499.828 (Zalo).

Gây thương tích gãy tay có bị đi tù không?

Để biết được gây thương tích gãy tay có bị đi tù hay không cần xem xét một số yếu tố cấu thành tội phạm: Chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan của hành vi. Thông thường, hành vi gây thương tích gãy tay thường bị xử lý về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Chúng tôi xin làm rõ một số đặc điểm như sau:

  • Người thực hiện hành vi phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự: Có năng lực nhận thức, làm chủ hành vi và có độ tuổi phù hợp chính sách pháp luật hình sự.
  • Việc gây thương tích có thể xuất phát từ lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.
  • Người phạm tội có thể mong muốn hậu quả thương tích, tổn hại cho sức khỏe hoặc không mong muốn nhưng chấp nhận các hậu quả này.
  • Thiệt hại xảy ra là thương tích trên 11% hoặc dưới 11% nhưng thuộc vào các trường hợp được quy định khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Khi đáp ứng được đủ các yếu tố trên, người vi phạm có thể bị xử lý như sau:

Hình phạt khi gây thương tích gãy tay.

Điều 134 Bộ Luật hình sự quy định các khung hình phạt sau đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác như sau:

  • Mức hình phạt thứ nhất: Cải tạo không giam giữ đến 03 hoặc phạt tù từ 3-6 tháng.
  • Mức hình phạt thứ hai: Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm.
  • Mức hình phạt thứ ba: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
  • Mức hình phạt thứ tư: Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm.
  • Mức hình phạt thứ năm: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
  • Mức hình phạt đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội: Cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Các mức phạt nêu trên căn cứ một phần vào tỷ lệ thương tật và cách yếu tố khác: Có tính chất côn đồ, tái phạm nguy hiểm,… Nếu chưa nắm rõ gãy tay thương tích bao nhiêu phần trăm, mức độ xử lý hình sự là bao nhiêu? các bạn có thể liên hệ tư vấn theo số: 0983.499.828 (Zalo).

Liên hệ tư vấn tỷ lệ thương tật, tỷ lệ tổn thương cơ thể.

Những vướng mắc người dân thường gặp phải về tỷ lệ thương tật như:

  • Tỷ lệ thương tật là bao nhiêu phần trăm;
  • Cách tính mức độ thương tật như thế nào;
  • Liên hệ giám định thương tật ở đâu uy tín;
  • Cách làm thủ tục giám định thương tật: Mẫu đơn, thành phần hồ sơ, thủ tục,…;
  • Bị thương tật thì bồi thường thiệt hại mức bao nhiêu;
  • Khi nào cần làm đơn tố cáo ra công an, khởi kiện ở Tòa án,…;

Nếu đang gặp phải các vấn đề trên, các bạn có thể liên hệ để được hỗ trợ xác định tỷ lệ thương tật, tư vấn pháp lý theo một trong các phương thức sau:

  • Làm việc trực tiếp tại trụ sở, chi nhánh của Luật Hùng Bách tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh,…;
  • Tư vấn miễn phí và đặt lịch làm việc qua Hotline: 0983.499.828 (Zalo);
  • Gửi hồ sơ vụ việc qua email: luathungbach@gmail.com;

Tư vấn giám địch sức khỏe thương tật – Liên hệ 0983.499.828 (Zalo)

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự – Luật sư bào chữa.

Luật Hùng Bách có đội ngũ Luật sư hình trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm bào chữa vụ án Hình sự. Chúng tôi luôn đề cao tư cách, đạo đức nghề nghiệp Luật sư. Chắc chắn sẽ là nơi đáng để quý khách hàng trao gửi niềm tin, giao phó trách nhiệm bào chữa, bảo vệ khách hàng trong các vụ án hình sự.

Chúng tôi hiện nay có chi nhánh và đội ngũ Luật sư hình sự giỏi trên khắp cả nước. Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực thuận tiện cho việc giải quyết vụ án tại mọi địa điểm. Chúng tôi sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp lý về hình sự hoặc cần luật sư tham gia tranh tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Bạn có thể liên hệ Luật sư hình sự – Luật Hùng Bách làm việc tại: Văn phòng ở TP. Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Đà Nẵng; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo một trong các phương thức sau:

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách liên quan đến vấn đề “Gãy tay thương tích bao nhiêu phần trăm”. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến cách tính tỷ lệ thương tật, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 0983.499.828 (Zalo) hoặc gửi email về địa chỉ Luathungbach@gmail.com để được tư vấn và hỗ trợ.

Trân trọng!

Bình

5/5 - (9 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *