Cách tính tỷ lệ thương tật theo phần trăm mới nhất


Tỷ lệ thương tật là một trong những căn cứ quan trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự, quyết định khung hình phạt đối với người có hành vi phạm tội. Đồng thời cũng là cơ sở cho việc bồi thường thiệt hại giữa các bên. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều người chưa nắm được cách tính đúng quy định. Vì vậy, trong bài biết sau đây Luật Hùng Bách sẽ hướng dẫn các bạn cách tính tỷ lệ thương tật theo phần trăm mới nhất. Nếu cần hỗ trợ xác định tỷ lệ thương tật các bạn có thể liên hệ qua số điện thoại 0983.499.828 (Zalo).

Tỷ lệ thương tật là gì? Khi nào cần giám định thương tật.

Tỷ lệ thương tật được hiểu đơn giản là mức độ cơ thể bị tổn thương. Pháp luật hiện hành có quy định một số loại tổn thương cơ thể gồm:

  • Tổn thương cơ thể do tổn thương phần mềm;
  • Tổn thương cơ thể do tổn thương bỏng;
  • Tổn thương cơ thể do tổn thương răng – hàm – mặt;
  • Tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh;
  • Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tim mạch;
  • Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiết niệu – sinh dục – sản khoa;
  • Tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác;
  • Tổn thương cơ thể do tổn thương tai – mũi – họng.
  • Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ hô hấp;
  • Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiêu hóa.

Các trường hợp cần giám định thương tật. 

Giám định thương tật là công việc cần thiết để xác định chính xác tỷ lệ tổn thương mà một người đang gặp phải. Từ quá trình hỗ trợ khách hàng giải quyết các vụ việc hình sự, dân sự, lao động,… Luật Hùng Bách nhận thấy có một số trường hợp cần giám định thương tật như sau:

  • Giám định để biết tình trạng tổn thương cơ thể;
  • Giám định trong tố tụng hình sự;
  • Giám định trong thủ tục hành chính, lao động;
  • Giám định làm cơ sở đề nghị cơ quan công an vào cuộc điều tra;
  • Giám định làm cơ sở bồi thường thiệt hại;

Khi xảy ra các tình huống trên, việc xác định thương tật là cần thiết và cũng có một số trường hợp bắt buộc. Nếu đang cần hỗ trợ tư vấn về giám định thương tật, xác định tỷ lệ thương tật các bạn có thể liên hệ trực tiếp Hotline: 0983.499.828 (Zalo).

Tính tỷ lệ thương tật theo nguyên tắc nào?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 22/2019/TT-BYT việc xác định được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

  • Tổng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể phải nhỏ hơn 100%.
  • Mỗi bộ phận bị tổn thương chỉ được tính một lần. Nếu gây ra biến chứng hoặc di chứng sang đến bộ phận thứ hai thì phải tính thêm cả phần đó.
  • Trong trường hợp có nhiều tổn thương nhưng những tổn thương đó lại là triệu chứng của một bệnh hay hội chứng được quy định thì sẽ được tính theo hội chứng hay bệnh đó.
  • Kết quả tính được xác định đến hai chữ số hàng thập phân và làm tròn ở kết quả cuối cùng để tổng tỷ lệ phần trăm là số nguyên.

Các nguyên tắc tính tỷ lệ thương tật khác.

  • Đối với những bộ phận cơ thể có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng. Nếu bộ phận còn lại bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn thì phải tính thêm bộ phận đó.
  • Bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể được quy định chi tiết tại Thông tư 22/2019/TT-BYT. Giám định viên sẽ căn cứ tổn thương thực tế và mức độ ảnh hưởng để đánh giá, xác định trong khung tỷ lệ tương ứng.
  • Trường hợp bị tổn thương đến những bộ phận cơ thể đã bị mất chức năng. Tổn thương cơ thể sẽ được tính bằng 30% trên tỷ lệ tổn thương cơ thể của bộ phận đó.
  • Một người vừa giám định pháp y lại vừa giám định pháp y tâm thần. Việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể sẽ được cộng từ kết quả của hai tổ chức này.
Tỷ lệ thương tật
Tư vấn giám định thương tật, xác định tỷ lệ thương tật: 0983.499.828 (Zalo)

Thẩm quyền giám định tỷ lệ thương tật.

Khi một cá nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe do hành vi của người khác gây ra muốn xác định về tỷ lệ thương tật thì cần phải xác định đúng những tổ chức có thẩm quyền giám định tỷ lệ thương tật. Theo quy định tại Điều 12 Luật Giám định tư pháp năm 2012 có một số cơ quan có thẩm quyền giám định tỷ lệ thương tật gồm:

  • Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế;
  • Trung tâm pháp y cấp tỉnh;
  • Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng;
  • Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế;
  • Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế;
  • Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;
  • Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;
  • Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.

Nếu đang cần biết tỷ lệ thương tật sớm để đưa ra được các quyết định phù hợp thì bên cạnh thủ tục tại các cơ quan trên các bạn cũng có thể tự tính sơ bộ dựa trên hồ sơ bệnh án hoặc liên hệ kiểm tra thử tỷ lệ thương tật qua số: 0983.499.828 (Zalo).

Cách tính tỷ lệ thương tật.

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BYT, việc xác định tỷ lệ % TTCT được tính theo phương pháp cộng như sau:

Tổng tỷ lệ % thương tật cơ thể = T1+ T2 + T3 +…+ Tn, trong đó:

  • T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất (nằm trong khung tỷ lệ các TTCT được quy định tại Thông tư này).
  • T2: là tỷ lệ % của TTCT thứ hai:

T2 = (100 – T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;

  • T3: là tỷ lệ % của TTCT thứ ba:

T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;

  • Tn: là tỷ lệ % của TTCT thứ n:

Tn – {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.

Tổng tỷ lệ % TTCT sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.

Cách tính tỷ lệ thương tật một đối tượng có nhiều tổn thương.

Ví dụ: Ông A được xác định có 03 tổn thương:
– Tổn thương tủy gây mất hoàn toàn cảm giác nửa người, tỷ lệ % TTCT là 45%;
– Rò viêm xương thành hốc mắt, tỷ lệ % TTCT là 15%;
– Tổn thương phải cắt hai phần ba dạ dày tỷ lệ % TTCT là 55%.
Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ % TTCT của ông A được tính như sau:
– T1 đã được xác định là 45%;
– T2 = (100 – 45) x 15/100% = 8,25%.
– T3 = (100 – 45 – 8,25) x 55/100 % = 25,71%
Tổng tỷ lệ % TTCT của A là : 45% + 8,25 % + 25,71% = 78,96 %, làm tròn số là 79%.
Kết luận: Tổng tỉ lệ % tổn thương cơ thể của ông A là 79%.

Tư vấn cách tính tỷ lệ phần trăm thương tật 0983.499.828 (Zalo)

Bài viết tham khảo: Gãy tay thương tích bao nhiêu phần trăm?

Thủ tục giám định tỷ lệ thương tật.

Hồ sơ cần chuẩn bị.

Để đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giám định thương tật, người làm hồ sơ giám định thương tật cần chuẩn bị một số giấy tờ gồm:

  • Văn bản yêu cầu giám định/đề nghị giám định;
  • Các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có);
  • Bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

Quy trình thực hiện thủ tục giám định thương tật. 

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Giám định tư pháp 2012, trình tự thủ tục giám định thương tật gồm các bước như sau:

Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định.

Khi thuộc một trong các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

Ngoài các trường hợp trên thì đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét và ra quyết định trưng cầu giám định.

Bước 2: Tiến hành thủ tục giám định thương tật.

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định tiếp nhận và thực hiện giám định theo yêu cầu. Việc giám định được tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án.

Bước 3: Gửi kết quả giám định.

Theo Khoản 2 Điều 213 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì kết luận giám định của tổ chức được yêu cầu phải được gửi đến cơ quan đã ra quyết định trưng cầu hoặc cá nhân yêu cầu giám định về tỷ lệ thương tật trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận.

Hướng dẫn cách tính bồi thường theo tỷ lệ thương tật 0983.499.828 (Zalo)

Nội dung tham khảo: Giám định thương tật hết bao nhiêu tiền?

Bồi thường theo tỷ lệ thương tật trong tố tụng hình sự.

Xác định đúng thiệt hại là cơ sở để bồi thường theo tỷ lệ thương tật. Theo quy định tại Điều 590 BLDS 2015 các thiệt hại được bồi thường gồm:

Thiệt hại về vật chất:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu không xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc. Nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc. Thiệt hại lúc này bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Thiệt hại về tinh thần:

Người chịu trách nhiệm phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa là không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Nếu có còn vướng mắc khi xác định tỷ lệ thương tật, mức bồi bồi thường thiệt hại do thương tật các bạn có thể liên hệ tự vấn qua Hotline: 0983.499.828 (Zalo).

Bài viết tham khảo: Gây thương tích bao nhiêu thì bị khởi tố?

Cách tính bồi thường theo tỷ lệ thương tật.

Căn cứ Điều 590 BLDS 2015, mức bồi thường khi sức khỏe bị xâm phạm sẽ được tính như sau:

Mức bồi thường = Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm + Bồi thường tổn thất về tinh thần 

Trong đó thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm là tổng hợp các chi phí dưới đây:

Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại:

  • Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thiệt hại; thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đến cơ sở khám chữa bệnh và trở về nơi ở;
  • Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày khám bệnh, chữa bệnh theo số ngày trong hồ sơ bệnh án;
  • Chi phí phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút là các chi phí cho việc phục hồi, hỗ trợ, thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại:

  • Trường hợp người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công thì được xác định theo mức tiền lương, tiền công của người bị thiệt hại trong khoảng thời gian tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút;
  • Trường hợp người bị thiệt hại có thu nhập không ổn định. Việc xác định sẽ dựa vào mức tiền lương, tiền công trung bình của 03 tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra. Nếu không xác định được thì căn cứ vào thu nhập trung bình cùng loại tại địa phương. Trường hợp vẫn không xác định được thì được bồi thường là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày bị thiệt hại.

Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại:

  • Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Được tính theo giá trung bình ở địa phương nơi người bị thiệt hại điều trị;
  • Thu nhập thực tế bị mất được hướng dẫn chi tiết tại Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP;
  • Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và phải có người thường xuyên chăm sóc thì chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại.

Tư vấn giám định, xác định tỷ lệ thương tật 0983.499.828 (Zalo)

Tư vấn giám định, xác định tỷ lệ thương tật.

Hiện nay, Luật Hùng Bách hỗ trợ tư vấn, giải quyết các thủ tục có yếu tố thương tật gồm:

  • Hỗ trợ kiểm tra thử tỷ lệ thương tật theo hồ sơ: Liên hệ 0983.499.828 (Zalo).
  • Tư vấn pháp lý về thương tật: Cách tính tỷ lệ thương tật, quy định pháp luật hình sự về thương tật,…;
  • Đại diện thương lượng, hòa giải để bồi thường thiệt hại;
  • Tư vấn thủ tục yêu cầu giám định thương tích, giám định y khoa;
  • Soạn thảo đơn, hỗ trợ thủ tục đề nghị giám định, giám định lại thương tật;
  • Tư vấn các thủ tục hành chính về thương tật: Nghỉ hưu, hưởng bảo hiểm,…;

Bên cạnh đó, đội ngũ Luật sư Luật Hùng Bách cũng sẵn sàng tham gia bảo vệ trong vụ án hình sự từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, tòa án xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Nếu bạn đang cần tư vấn pháp lý vui lòng liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở: Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Trân trọng! 

Thắng Trần

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *