Ly hôn

Hôn nhân là gì? Chế độ hôn nhân theo quy định pháp luật hiện hành

Tuy nhiên Hôn nhân là gì? Hôn nhân có đặc điểm như thế nào và quy định của pháp luật Việt Nam về chế độ hôn nhân hiện nay ra sao thì không phải ai cũng nắm được. Bạn có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Luật sư, chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình thuộc Công ty Luật Hùng Bách để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này. Bạn có thể liên hệ tới Hotline 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn cụ thể.

Hôn nhân là gì?

Hiện nay có khá nhiều luồng quan điểm khác nhau được đưa ra để nhằm định nghĩa khái niệm hôn nhân là gì? Những luồng quan điểm đó chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các yếu tố như: xã hội; chính trị; pháp luật; tôn giáo;… Cụ thể như:

  • Dưới góc độ của tôn giáo:

Ví dụ như phật giáo thì hôn nhân chỉ dành cho những người không có duyên với cửa phật. Nếu chưa xuất gia thì việc tiến tới hôn nhân là không có gì sai trái và cũng có thể được xem như một phần của tiến trình của đời sống phật tử tại gia. Hôn nhân là cơ hội để thực hành tu tập, rèn luyện sự cảm thông lòng khoan dung và sự kiên nhẫn trên cơ sở sự cảm thông và tương kính giữa hai vợ chồng để hướng tới mục đích xây dựng một gia đình hạnh phúc.

  • Dưới góc độ xã hội học:

Hôn nhân là sự kết hợp giữa một nam, một nữ trên cơ sở của sự tự nguyện và ràng buộc với nhau về pháp lý, xã hội nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng và duy trì một gia đình.

  • Dưới góc độ pháp lý thì:

Hôn nhân là quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thông qua các quy phạm pháp luật. Khi đó các chủ thể tham gia quan hệ hôn nhân sẽ phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Nếu không sẽ bị xử lý bởi các chế tài cụ thể.

Như vậy, có thể thấy để trả lời cho câu hỏi Hôn nhân là gì thì còn phụ thuộc vào việc bạn đứng ở góc độ nào? dùng hệ tư tưởng nào? để soi chiếu. Tuy nhiên ở một xã hội hiện đại như ngày nay thì có lẽ khái niệm về hôn nhân dưới góc độ pháp lý là được dùng nhiều nhất. Các vấn đề đề liên quan đến việc: tạo lập; duy trì; chấm dứt quan hệ hôn nhân như: kết hôn; quyền lợi nghĩa vụ giữa vợ chông; ly hôn;… là những vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người.

Xem thêm: Thực trạng hôn nhân ở Việt Nam hiện nay

Luật sư chuyên về hôn nhân gia đình: 0983.499.828 (Zalo)

Mục đích và ý nghĩa của hôn nhân.

Để tiến tới một cuộc hôn nhân thì ai cũng sẽ có những mục đích nhất định để hướng đến. Mục đích đó có thể được thể hiện ở nhiều góc cạnh khác nhau. Nhưng đó sẽ là nguyên nhân, động lực để các bên có thể tạo lập, duy trì mối quan hệ hôn nhân. Nếu một cuộc hôn nhân được hình thành và duy trì một cách ngẫu nhiên, không có mục đích hoặc mục đích hôn nhân không đạt được thì có lẽ đến một thời điểm nào đấy việc ly hôn sẽ là điều tất yếu.

Mỗi người khi xác định bước vào một mối quan hệ hôn nhân thường với mục đích bảo vệ thành quả của tình yêu và hướng đến mục tiêu xây dựng một gia đình hạnh phúc. Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp kết hôn do: áp lực từ gia đình, xã hội; vì mục đích kinh tế; hoặc kết hôn giả tạo để nhằm đạt được những mục đích khác.

Tuy nhiên phần lớn quan hệ hôn nhân đều bắt nguồn từ tình yêu và đây cũng là điều mang lại nhiều ý nghĩa nhất trong một cuộc hôn nhân. Đối với cá nhân nam nữ thì hôn nhân có thể được xem như là sự kết tinh của tình yêu, là bến đỗ cuối cùng trong cuộc đời của mỗi con người. Còn với xã hội thì hôn nhân thường đi kèm với gia đình như một cụm từ không thể tách rời.
Xem thêm: Ly hôn có được ủy quyền không?

Chế độ hôn nhân ở Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý.

Với ý nghĩa và tầm quan trọng của mối quan hệ hôn nhân gia đình. Nhà nước Việt Nam từ trước đến nay luôn dành sự quan tâm đặc biệt trong việc xây dựng các quy phạm pháp luật để điều chỉnh mối quan hệ xã hội này. Quy định của pháp luật Việt Nam về chế độ hôn nhân gia đình đã được xây dựng và ngày càng hoàn thiện qua các văn bản pháp luật như:

  • Luật hôn nhân và gia đình 1959;
  • Luật hôn nhân và gia đình 1986;
  • Luật hôn nhân và gia đình 2000;
  • Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Hiện nay bên cạnh quy định của Luật hôn nhân gia đình. Chính phủ cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành để phục vụ cho hoạt động phổ biến và áp dụng pháp luật hôn nhân gia đình tới mọi người dân. Cụ thể các văn bản hướng dẫn thi hành đang có hiệu lực pháp luật hiện nay gồm có:

  • Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình;
  • Nghị định 98/2016/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
  • Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.

Pháp luật Việt Nam cũng thể hiện rõ ý chí, quan điểm của Nhà nước trong việc đưa ra câu trả lời Hôn nhân là gì? với nội dung hết sức ngắn gọn: “Hôn nhân là quan hệ giữa nam và nữ sau khi kết hôn”.

Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân gia đình.

Những nguyên tắc có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Các quy định điều chỉnh các vấn đề như: kết hôn; con cái; tài sản chung của vợ chồng; nghĩa vụ cấp dưỡng;… đều phải phù hợp, không được trái với các nguyên tắc cơ bản nêu trên. Trong thực tế nếu phát sinh những quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực hôn nhân gia đình. Nhưng chưa có quy phạm pháp luật cụ thể để điều chỉnh thì các nguyên tắc nêu trên sẽ được ưu tiên áp dụng để điều chỉnh những quan hệ xã hội đó.

Theo quy định tại Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì chế hôn nhân ở Việt Nam hiện nay được xác lập và thực hiện dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản dưới đây.

“1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.

4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.”

Xem thêm: Vợ chồng ngoại tình bị xử lý thế nào

Quy định về việc xác lập, duy trì và chấm dứt quan hệ hôn nhân.

Kết hôn:

Như đã nói ở trên. Luật hôn nhân và gia đình 2014 chỉ công nhận một cuộc hôn nhân sau khi vợ chồng thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn (Trừ một số trường hợp Hôn nhân thực tế đã được pháp luật thừa nhận trước đây). Luật hôn nhân và gia đình quy định điều kiện để có thể kết hôn là nam phải đủ từ 20, nữ đủ từ 18 tuổi trở lên. Việc kết hôn được thực hiện trên cơ sở sự tự nguyện giữa các bên. Đối với trường hợp một bên vợ chồng là người nước ngoài. Khi hai bên muốn kết hôn thì còn phải đáp ứng một số quy định khác về điều kiện kết hôn.

Về thẩm quyền đăng ký kết hôn. Theo quy định của Luật hộ tịch 2014. UBND cấp xã nơi một trong hai bên nam nữ đăng ký cư trú có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký kết hôn. Trường hợp một bên là người nước ngoài thì thẩm quyền đăng ký thuộc về UBND cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.

Duy trì quan hệ hôn nhân:

Yếu tố quan trọng góp phần làm rõ khái niệm Hôn nhân là gì là ở mối quan hệ tương hỗ giữa các bên trong một cuộc hôn nhân. Luật hôn nhân gia đình 2014 đã có những quy định hết sức đầy đủ các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ giữa vợ chồng; vấn đề chế độ tài sản chung; con chung;…

Bên cạnh việc hoàn thiện các quy định của luật cũ. Luật hôn nhân gia đình 2014 cũng tiếp thu các quan điểm tiến bộ của pháp luật các nước trên thế giới khi công nhận chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng đối với tài sản hình thành trước và sau khi đăng ký kết hôn. Đây có thể được xem như một dạng của Hợp đồng hôn nhân khi đề cao sự tự nguyện thỏa thuận của các bên trong các lĩnh vực dân sự cho dù thuật ngữ này chưa được quy định và sử dụng trong luật.

Chấm dứt quan hệ hôn nhân:

Hôn nhân bắt đầu từ thời điểm đăng ký kết hôn và sẽ chấm dứt khi thủ tục ly hôn được thực hiện xong hoặc khi một bên vợ chồng đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố đã chết. Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện ly hôn và các nguyên tắc để giải quyết tranh chấp về tài sản; con cái; nghĩa vụ đối với người thứ ba;…

Còn về thủ tục ly hôn do quan hệ hôn nhân được xem là một loại quan hệ dân sự nên về thủ tục tố tụng vụ án ly hôn sẽ được quy định chung trong Bộ luật tố tụng dân sự. Mẫu đơn ly hôn, trình tự, thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương và yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn đã được quy định rõ trong Bộ luật này và các văn bản hướng dẫn thi hành.

=>> Tham  khảo thêm bài viết: Án phí ly hôn đơn phương và thuận tình.

Đặc điểm, thực trạng hôn nhân ở Việt Nam hiện nay.

Hôn nhân ở Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều sự thay đổi so với trước đây. Do sự phát triển chung về: kinh tế; văn hóa; xã hội; và xu hướng toàn cầu hóa. Dưới sự tác động của các yếu tố đó, thực trạng hôn nhân ở Việt Nam hiện nay đang dần hình thành một số đặc điểm sau:

Độ tuổi kết hôn có xu hướng ngày càng tăng.

Về vấn đề kết hôn, độ tuổi kết hôn so với trước đây đang ngày càng có xu hướng tăng. Giới trẻ ngày nay có sự thay đổi khá nhiều trong tư tưởng và nhận thức về hôn nhân gia đình. Theo đó có xu hướng kết hôn muộn hơn. Một số người đặc biệt còn không muốn xác lập quan hệ hôn nhân mà lựa chọn lối sống độc thân.

Kết hôn có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều.

Xu hướng toàn cầu hóa, giao lưu trao đổi văn hóa, kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới cũng khiến cho việc kết hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài đang ngày càng phổ biến. Nếu như khoảng 10 năm trước đây việc lấy chồng với người nước ngoài bị chi phối nhiều bởi lý do về kinh tế thì hiện nay đang dần có sự chuyển biến theo hướng tích cực hơn.

Hôn nhân đồng tính cởi mở hơn.

Xã hội đang ngày càng có cái nhìn khách quan và ít khắt khe hơn về Hôn nhân đồng tính. Mặc dù pháp luật Việt Nam chưa công nhận việc kết hôn giữa những người cùng giới tính. Tuy nhiên đã xuất hiện khá nhiều trường hợp quan hệ hôn nhân đồng giới được xác lập trên thực tế.

Vợ chồng bình đẳng trong hôn nhân.

Quan hệ vợ chồng ngày nay đã có sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ hơn nhiều so với trước đây. Quan niệm trọng nam khinh nữ và tư duy gia trưởng thời phong kiến chỉ còn một chút tàn dư trong bộ phận nhỏ người dân. Thay vào đó sự độc lập về kinh tế, nhận thức và học thức của người phụ nữ không ngừng được nâng cao. Điều này đã thúc đẩy sự bình đẳng giới và quan điểm về nữ quyền.

Bên cạnh những đặc điểm tích cực thì dưới sự tác động của các yếu tố: kinh tế; văn hóa; xã hội;… quan hệ hôn nhân gia đình cũng xuất hiện những mặt trái như: tình trạng ly hôn; tranh chấp về tài sản; con cái;… khi ly hôn đang ngày càng gia tăng gây nên sự bất ổn nhất định trong xã hội.
Xem thêm: Ly hôn đơn phương dễ hay khó

Liên hệ Luật sư ly hôn.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Trên đây là một số quan điểm của Luật Hùng Bách để giải đáp cho câu hỏi Hôn nhân là gì? và quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về chế độ hôn nhân gia đình. Nếu bạn quan tâm hoặc có những vướng mắc liên quan đến chủ đề này. Bạn có thể liên hệ với Luật sư theo Hotline 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn cụ thể.

Trân trọng!

TH

5/5 - (2 bình chọn)
Luật Hùng Bách

Recent Posts

MẪU HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ ĐẤT MỚI NHẤT

Hợp đồng mua bán nhà đất là văn bản ghi nhận thoả thuận mua bán…

2 tháng ago

THỦ TỤC KHÁNG CÁO BẢN ÁN SƠ THẨM

Bạn không đồng ý với phán quyết, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm?…

3 tháng ago

Cách làm thủ tục nhận lại con ruột nhanh nhất

Hiện nay, có khá nhiều gia đình vì điều kiện hoàn cảnh gia đình khó…

3 tháng ago

THỦ TỤC THÊM TÊN CHA VÀO GIẤY KHAI SINH CHO CON

Hiện nay nhiều trường hợp con sinh ra vì một số lý do mà khi…

3 tháng ago

CHỨNG CỨ CHỨNG MINH QUAN HỆ CHA CON PHẢI CÓ TRONG HỒ SƠ

Theo quy định pháp luật, văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám…

3 tháng ago

Xin giấy xác nhận cha con ở đâu? Thủ tục thực hiện

Bạn đang muốn xin giấy xác nhận cha con, nhưng không biết xin ở đâu?…

3 tháng ago