Thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất


Kết hôn là việc trọng đại trong cuộc đời con người nên khi tiến tới hôn nhân. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được kết hôn cần những giấy tờ gì? Đăng ký kết hôn tại đâu và thủ tục đăng ký kết hôn như thế nào? Nếu bạn cũng đang gặp phải các thắc mắc như trên thì có thể tham khảo bài viết dưới đây của Công ty Luật Hùng Bách để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Bạn đọc có thể liên hệ tới Hotline 0983.499.828(Zalo) để được Luật sư tư vấn cụ thể.

Đăng ký kết hôn cần những giấy tờ gì?

Thủ tục đăng ký kết hôn cũng được coi là một thủ tục hành chính. Nên khi tiến hành cần tuân thủ theo quy trình và cung cấp tài liệu kèm theo phù hợp với quy định của pháp luật. Do đó, để việc đăng ký kết hôn được thuận lợi và không mất nhiều thời gian làm việc tại cơ quan nhà nước. Các bạn nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, tài liệu trước khi thực hiện thủ tục. Hồ sơ cho thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất được quy định gồm những loại giấy tờ sau:

Tờ khai đăng ký kết hôn.

Theo quy định tại Điều 18, Luật hộ tịch năm 2014. Khi đăng ký kết hôn các bên cần nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Tờ khai đăng ký kết hôn hiện nay được sử dụng trên thực tế là mẫu 02 – TK – ĐKKH, mẫu tờ khai đăng ký kết hôn ban hành kèm thông tư 15/2015/TT-BTP.

Trong tờ khai, hai bên nam nữ sẽ phải cung cấp một số thông tin về họ tên; Ngày, tháng, năm sinh; Dân tộc; Quốc tịch; Nơi cư trú; Số lần kết hôn; Giấy tờ tùy thân và cam kết chịu trách nhiệm về các thông tin nói trên. Bên cạnh tờ khai đăng ký kết hôn theo đúng quy định pháp luật. Các bên còn được yêu cầu nộp hoặc xuất trình một số giấy tờ về nhân thân khác để cơ quan hộ tịch có cơ sở đối chiếu thông tin.
Xem thêm: Thủ tục kết hôn hợp pháp với người nước ngoài

Thủ tục đăng ký kết hôn
Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn: 0983.499.828 (Zalo)

Bản chính một trong các giấy tờ về nhân thân như.

Các giấy tờ về nhân thân gồm: Hộ chiếu; chứng minh nhân dân; thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân. Trong giai đoạn chuyển tiếp. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú;

Sổ hộ khẩu của hai bên nam nữ.

Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp bởi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình cư trú trong trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn.

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp trong trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài.

Để được cơ quan Hộ tịch của ủy ban nhân dân tiếp nhận hồ sơ đăng ký kết hôn. Các bạn phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ đã được liệt kê phía trên theo đúng quy định pháp luật.
Xem thêm: Kết hôn là gì? Quy định về kết hôn

Thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất.

Thông thường, hai người Việt Nam đang làm việc và cư trú trong nước sẽ tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam nữ theo các bước như sau:

  • Bước 1: Trước khi đến ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Hai bên cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu. Đối với tờ khai đăng ký kết hôn. Nếu các bạn không tìm được mẫu theo đúng quy định pháp luật hoặc không biết cách điền tờ khai hoàn chỉnh. Các bạn có thể đến ủy ban nhân dân cấp xã để được cung cấp mẫu và hướng dẫn bởi cán bộ tư pháp.
  • Bước 2: Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc đăng ký kết hôn vào Sổ hộ tịch.
  • Bước 3: Hai bên kết hôn ký vào Sổ hộ tịch và giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
  • Bước 4: Công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. Các bên có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký kết hôn trong thời gian tối đa không quá 05 ngày làm việc. Trong nhiều trường hợp, công chức tư pháp- hộ tịch cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên.

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Thủ tục đăng ký kết hôn khác tỉnh mới nhất.

Khi nam, nữ là người Việt Nam và cư trú, làm việc tại Việt Nam. Thủ tục đăng kí kết hôn khác tỉnh vẫn được thực hiện theo thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất như chúng tôi đã phân tích. Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ khi thục hiện thủ tục đăng ký kết hôn khác tỉnh như sau:

Về giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Bên nam hoặc nữ có nơi cư trú không cùng nơi đăng ký kết hôn phải xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại ủy ban nhân dân xã nơi người đó cư trú.

Ví dụ: A sống tại Hà Nội, B sống tại Hải Phòng. Nếu hai bên muốn đăng ký kết hôn tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi B cư trú tại Hải Phòng thì trong hồ sơ đăng ký kết hôn phải có Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của A. Giấy xác nhận được cấp bởi ủy ban nhân dân cấp xã nơi A cư trú tại Hà Nội.

Làm thế nào để xin được xác nhận tình trạng hôn nhân?

Để được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Các bạn cũng cần thực hiện các thủ tục và đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật. Cụ thể, Điều 22 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ghi nhận: Người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân phải nộp tờ khai theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015.

Tùy từng hoàn cảnh của người xin xác nhận mà kèm theo tờ khai sẽ phải có các giấy tờ như: Bản án; quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn nếu đã ly hôn; Bản sao giấy chứng tử của vợ/chồng nếu người đó đã chết; Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã cấp trước đó nếu đã hết hạn hoặc muốn xin cho mục đích khác.

Điều kiện xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Về điều kiện cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Đối với mục đích xin cấp giấy để phục vụ cho thủ tục đăng ký kết hôn của người yêu cầu, công dân cần đáp ứng điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, trong đó:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau: Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; cha dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng;…

Xin xác nhận tình trạng hôn nhân mất bao lâu?

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu. Nếu người yêu cầu có đủ điều kiện, việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là phù hợp quy định pháp luật. Công chức tư pháp – hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký cấp 01 bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu. Một lưu ý về hiệu lực của giấy xác nhận là giấy chỉ có thời hạn trong 06 tháng. Kể từ ngày cấp và chỉ được sử dụng với mục đích ghi trong giấy xác nhận.

Ví dụ: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp với mục đích phục vụ giao dịch chuyển nhượng đất sẽ không thể được sử dụng để đăng ký kết hôn (mặc dù còn thời hạn trong vòng 06 tháng). Quy định này hoàn toàn phù hợp với thủ tục và điều kiện cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Do phụ thuộc vào mục đích ban đầu của người yêu cầu. UBND cấp xã sẽ phải xem xét các điều kiện khác nhau và hồ sơ nộp vào cũng bao gồm các giấy tờ khác nhau.
Xem thêm: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Quy định của luật về đăng ký kết hôn mới nhất.

Pháp luật hiện hành ghi nhận các quy định về thủ tục đăng ký kết hôn tại một số văn bản sau:

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
  • Luật Hộ tịch năm 2014;
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
  • Thông tư 15/2015/TT-BTP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật hộ tịch và nghị định số 123/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

Các văn bản này quy định cả về điều kiện cũng như thủ tục thực hiện đăng ký kết hôn. Bên cạnh đó kèm theo thông tư 15/2015/TT-BTP còn có sẵn các mẫu đơn liên quan.

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài.

Trước khi tìm hiểu về thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Các bạn cần hiểu rõ pháp luật Việt Nam ghi nhận trường hợp nào là người nước ngoài. Từ đó có thể xác định được kết hôn trong trường hợp nào sẽ phải thực hiện theo thủ tục kết hôn với người nước ngoài. Khoản 1, Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định:

 “Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam”.

Khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Nếu thủ tục này được thực hiện ở quốc gia khác ngoài Việt Nam thì trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn phải tuân theo quy định riêng của quốc gia đó. Nếu việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Việt Nam. Thủ tục cụ thể sẽ được tiến hành như sau:

Bước 1: Các bên đăng ký kết hôn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ.

Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định. Mẫu được dùng cũng là 02 – TK – ĐKKH, mẫu tờ khai đăng ký kết hôn ban hành kèm thông tư 15/2015/TT-BTP. Mẫu này được áp dụng cho cả trường hợp kết hôn của công dân cư trú trong nước và kết hôn với người nước ngoài.

Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên. Tài liệu này do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ. Xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng.

Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ. Xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác.

Bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh nhân thân như: Giấy chứng minh nhân dân; căn cước công dân; hộ chiếu; hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành; hoặc thẻ cư trú.

Bản sao chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm tú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).

Lưu ý:

Ngoài giấy tờ trên, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết. Nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang. Người đó phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.

Bước 2: Nộp hồ sơ.

Hai bên đến Phòng Tư pháp cấp huyện/quận nơi một bên thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ. Trong vòng 10 ngày làm việc. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành các thủ tục xác minh và thẩm tra hồ sơ. Nếu đủ điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Tiếp theo, trong vòng 03 ngày làm việc. Các bên sẽ được trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hợp pháp. Một lưu ý đối với nam, nữ trong trường hợp này. Mặc dù giấy chứng nhận được cấp hợp pháp nhưng nếu các bên không đến nhận trong thời hạn 60 ngày ( trong trường hợp đã được gia hạn) thì giấy chứng nhận sẽ bị hủy. Các bên nếu muốn kết hôn phải thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn lại từ đầu.

Tham khảo bài viết: Hướng dẫn thủ tục Đăng ký kết hôn với người nước ngoài Tại đây!

Trong trường hợp các một bên nam, nữ là công dân Việt Nam. Nhưng hiện đang cư trú tại nước ngoài. Nếu các bạn muốn thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn thì có thể đến Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài. Trình tự thực hiện cũng tương tự như thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện. Tuy nhiên, hồ sơ sẽ có một số thay đổi như sau:

Trường hợp công dân Việt Nam có thời gian thường trú tại Việt Nam. Trước khi xuất cảnh đã đủ tuổi kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi người đó thường trú trước khi xuất cảnh cấp.

Trường hợp công dân Việt Nam đã có thời gian cư trú ở nhiều nước khác nhau. Người đó phải nộp thêm Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi đã cư trú cấp. Trường hợp không xin được xác nhận tình trạng hôn nhân tại nơi đã cư trú trước đây. Người đó phải nộp văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian cư trú ở các nơi đó và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan.

Thủ tục kết hôn với công an.

Để đăng ký kết kết hôn với người là công an. Ngoài thủ tục chung theo quy định của pháp luật. Các bên còn phải thực hiện nhiều thủ tục riêng biệt được quy định tại quyết định số 275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an.

Thủ tục đăng ký kết hôn với công an được quy định như sau:

  • Chiến sỹ công an chủ động làm đơn tìm hiểu để kết hôn trong thời gian từ 03 đến 06 tháng. Tùy theo mức độ tình cảm của hai người;
  • Chiến sỹ công an làm 02 đơn xin kết hôn: 01 đơn gửi thủ trưởng đơn vị; 01 đơn gửi phòng tổ chức cán bộ;
  • Người dự định kết hôn với chiến sĩ công an làm đơn để kê khai lý lịch trong phạm vi ba đời của mình;
  • Phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tiến hành: thẩm tra; xét lý lịch vợ công an; xác minh người mà chiến sỹ công an dự định kết hôn; tất cả những người thân trong gia đình tại nơi sinh sống và nơi làm việc. Thời gian tiến hành thẩm tra, xác minh lý lịch nói trên khoảng từ 2 đến 4 tháng;
  • Sau khi thẩm định lý lịch, phòng tổ chức cán bộ ra quyết định có cho phép kết hôn hay không. Nếu đồng ý cho chiến sỹ công an đó kết hôn với người chiến sỹ đó dự định cưới thì Phòng tổ chức cán bộ gửi quyết định về đơn vị nơi chiến sỹ ấy công tác.

Sau khi hoàn tất các thủ tục trên. Hai bên mới có thể nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền như các cặp đôi thông thường. Hồ sơ đăng ký kết hôn sẽ phải bổ sung thêm xác nhận của thủ trưởng đơn vị của người là công an về việc đủ điều kiện kết hôn. Trong quá trình thẩm tra lý lịch người muốn kết hôn với công an và gia đình của họ còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

Đối với cá nhân:

Không được theo các tôn giáo như: Thiên Chúa giáo; Tin lành; Cơ đốc;… Không chấp nhận người có dân tộc Hoa; Không được có tiền án hoặc đang chấp hành bản án, chưa được xóa án tích; Cá nhân phải mang quốc tịch Việt Nam,

Đối với gia đình:

Lý lịch ba đời của người kết hôn với người làm trong công an nhân dân không được có ai tham gia: Ngụy quân; Ngụy quyền; hoặc làm tay sai cho chế độ phong kiến; Gia đình không được có ai có tiền án hoặc đang chấp hành bản án; hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích; Gia đình không tham gia tôn giáo và buộc phải có quốc tịch Việt Nam. Đồng thời không thành viên nào trong gia đình mang dân tộc Hoa.

Thủ tục kết hôn với người theo đạo Thiên Chúa.

Quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay không có sự phân biệt giữa việc kết hôn của người không tôn giáo và kết hôn của người theo đạo, vậy nên khi một bên hoặc cả hai bên nam nữ muốn kết hôn mà theo đạo thì việc kết hôn vẫn được thực hiện theo thủ tục chung.

Nếu hai bên là người Việt Nam đang sinh sống và làm việc trong nước sẽ thực hiện đăng ký kết hôn tại ủy ban nhân dân cấp xã theo hồ sơ và thủ tục đã được Luật Hùng Bách phân tích trong phần trên của bài viết. Trường hợp kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú tại nước ngoài. Thủ tục đăng ký kết hôn phải thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp huyện.

Thủ tục kết hôn thông thường theo quy định của pháp luật Việt Nam tuy không có sự phân biệt giữa người theo đạo và không theo đạo, nhưng nếu muốn kết hôn với một tín đồ thì chắc chắn sẽ có những khác biệt nhất định trong thủ tục kết hôn. Đặc biệt, khi kết hôn với một bên theo đạo Công giáo. Các quy định thuộc về giáo lý bắt buộc người chưa theo đạo và cả tín đồ của mình phải tuân thủ một số quy định về điều kiện và thủ tục bên cạnh các thủ tục luật định, cụ thể:

Bước 1: Lựa chọn nhà thờ.

Hai bên muốn kết hôn và cha mẹ các bên sẽ lựa chọn nhà thờ nơi thuận tiện cho hai bên để đặt trước một ngày phù hợp cho việc tổ chức lễ thành hôn. Nếu không có điều kiện tới trực tiếp. Bố mẹ hai bên có thể viết giấy ủy quyền thể hiện ý chí về việc chấp thuận đám cưới của các con. Thủ tục này giúp các bạn có được sự chấp thuận của nhà thờ. Đây cũng sẽ là nơi bạn tham gia các lớp giáo lý cơ bản trước khi kết hôn.

Bước 2: Các bên sẽ tham gia học giáo lý tại nhà thờ đã lựa chọn.

Các lớp giáo lý sẽ bao gồm lớp giáo lý tân tòng và giáo lý hôn nhân. Lớp giáo lý tân tòng giúp học viên hiểu biết về tôn giáo và đón nhận đức tin với niềm tin toàn vẹn. Bạn sẽ phải học thuộc một số bài kinh sau khi tham gia lớp học này. Lớp giáo lý tân tòng sẽ kéo dài từ khoảng 4 đến 8 tháng và chỉ bắt buộc đối với người chưa theo đạo Công giáo. Kết thúc khóa học, bạn sẽ trở thành một tân tòng và được lãnh nhận đồng thời các bí tích rửa tội, thêm sức, thánh thể.

Khác với lớp giáo lý tâm tòng. Lớp giáo lý hôn nhân bắt buộc với cả hai bên chuẩn bị kết hôn tham gia học tại nhà thờ. Lớp học này nhằm mục đích giúp các bên hiểu được trách nhiệm của mình đối với cuộc sống hôn nhân. Cũng như tính ràng buộc trong quan hệ của các bên sau kết hôn. Thời gian trải qua lớp học nhanh nhất là trong vòng 1 tháng. Nhưng cũng có thể kéo dài đến 06 tháng. Do đó, để tiết kiệm thời gian các bạn có thể tham gia đồng thời hai lớp học giáo lý tân tòng và giáo lý hôn nhân.

Bước 3: Thông báo hôn phối.

Khi hai bên đã tham gia các khóa học và có đủ điều kiện kết hôn. Nhà thờ sẽ bắt đầu việc rao hôn phối. Điều này có thể hiểu là tên của cô dâu và chủ rể sẽ được đọc trong các buổi lễ hàng tuần tại nhà thờ nơi các bên cư ngụ. Thủ tục này là một cách thức để cặp đôi được các giáo dân khác chúc phúc. Đây cũng là phương pháp giúp phát hiện các vi phạm của hai bên.

Ví dụ: Nếu một trong hai bên có vi phạm về phép hôn phối như đã làm phép hôn phối tại nhà thờ thì những người trong giáo xứ sẽ thông báo cho cha xứ. Việc vi phạm này tùy thuộc vào mức độ mà nhà thờ sẽ đưa ra các quyết định phù hợp. Sau khoảng một tháng rao hôn phối. Nhà thờ sẽ trao một tờ hôn phối chung cho hai bên muốn kết hôn. Sau thời điểm đó, các bên chỉ cần tham gia lễ thành hôn tại nhà thờ. Sau đó sẽ chính thức được công nhận là vợ chồng theo quan niệm của Công giáo.
Xem thêm: Kết hôn tại nước ngoài ly hôn tại Việt Nam có được không?

Thủ tục đ​ăng ký kết hôn online.

Hiện nay, để giảm thời gian thực hiện thủ tục cũng như số lần mà công dân phải đến trực tiếp trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã, TP. Hà Nội đã cung cấp Thủ tục đăng ký kết hôn online trên cổng thông tin điện tử. Thủ tục này áp dụng KHI một trong hai có hộ khẩu thường trú tại TP. Hà Nội.

Để có thế tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn online.

  • Bước 1: Truy cập trang web phần đăng ký trực tuyến. Chọn lĩnh vực hộ tịch và nhấn đăng ký kết hôn – thực hiện.
  • Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin cá nhân của hai bên nam, nữ kết hôn.
  • Bước 3: Nhấn vào mục đính kèm để tải lên các loại giấy tờ chứng minh thông tin, bao gồm:

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp trong trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn không đăng ký thường trú tại địa bàn xã làm thủ tục đăng ký kết hôn. Trường hợp người yêu cầu đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp được sử dụng.

Giấy tờ chứng minh về nhân thân của cả hai bên nam nữ.

Những giấy tờ này gồm: Hộ chiếu; chứng minh nhân dân; thẻ căn cước công dân; hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (Chụp từ bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính. Đối với chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân chụp 02 mặt)

Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của cả hai bên nam nữ.

Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú của cả hai bên nam nữ (chụp từ bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính). Trích lục ghi chú ly hôn đối với trường hợp công dân đã được giải quyết việc ly hôn trước đó. (chụp từ bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ Sổ gốc).

  • Bước 4: Kiểm tra lại toàn bộ những thông tin đã kê khai, tích chọn “Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên”. Cuối cùng, các bạn có thể chọn “Tiếp tục”. Sau đó nhập mã chính xác rồi nhấn “Gửi thông tin để hoàn tất”. Sau cùng là chờ đợi phản hồi từ hệ thống của Thành phố.

Lệ phí đăng ký kết hôn.

Đối với trường hợp hai bên đều là công dân Việt Nam cư trú trong nước. Theo quy định tại khoản 1, Điều 11 Luật Hộ tịch năm 2014:

“ Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau:

a) Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;

b) Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước”.

Vậy, trường hợp hai người Việt Nam thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền thì lệ phí sẽ hoàn toàn được miễn.

Đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài. Mức phí của từng địa phương cho thủ tục này được quy định khác nhau. Do theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC. Bộ Tài chính cho phép các Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thể căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương mình để quy định mức thu phí, lệ phí phù hợp.

Thời hạn đăng ký kết hôn.

Pháp luật hiện nay quy định thời hạn thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn như sau:

Đối với kết hôn giữa người Việt Nam cư trú trong nước: thời gian thực hiện thủ tục để người yêu cầu nhận được giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là không quá 05 ngày làm việc. Kể từ khi các bên nộp đủ hồ sơ tại ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.

Đối với kết hôn có yếu tố nước ngoài: do tính chất của thủ tục phức tạp và việc xác minh cũng mất nhiều thời gian hơn nên thủ thục này sẽ được thực hiện trong thời gian tối đa không quá 13 ngày.

Các bên nam nữ khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND cấp có thẩm quyền. Các bên cần nắm rõ thời hạn thực hiện thủ tục. Từ đó phối hợp tốt với cơ quan nhà nước cũng như có các biện pháp để bảo đảm quyền lợi khi hồ sơ bị quá hạn mà chưa được xử lý.
Xem thêm: Chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có bị xử phạt

Dịch vụ Luật sư tư vấn kết hôn.

Đăng ký kết hôn hiện nay là một thủ tục bắt buộc được công nhận quan hệ vợ chồng pháp. Tuy nhiên, khi thực hiện thủ tục này các bên thường gặp phải vướng mắc về hồ sơ, trình tự và thẩm quyền thực hiện nên không thể hoàn tất thủ tục trong thời gian ngắn. Để tránh các sai sót khi đăng ký kết hôn. Các bạn có thể nhờ luật sư chuyên về lĩnh vực hôn nhân và gia đình tư vấn cũng như hỗ trợ tại cơ quan nhà nước.

Hiện nay, Công ty Luật Hùng Bách có cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn kết hôn ở tất cả các giai đoạn của thủ tục này. Chúng tôi có thể hỗ trợ các bạn từ quá trình: tư vấn; chuẩn bị hồ sơ; trực tiếp có mặt tại cơ quan nhà nước;… để hỗ trợ hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn. Với đội ngũ luật sư có kinh nghiệm lâu năm. Chúng tôi cam kết hỗ trợ các bạn hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn nhanh chóng với chi phí phù hợp. Dịch vụ được cung cấp bao gồm cả thủ tục đăng ký kết hôn thông thường và đăng ký kết hôn với người nước ngoài.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất

Liên hệ Luật sư kết hôn.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Nếu có thắc mắc về các vấn đề liên quan đến thủ tục đăng ký kết hôn. Các bạn có thể liên hệ Công ty Luật Hùng Bách qua số điện thoại qua liên hệ trên để được hỗ trợ.

Trân Trọng!

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *