Thời hiệu giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất là vấn đề cần được xem xét đầu tiên khi xảy ra tranh chấp đất đai. Do đó, vấn đề thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Thông qua bài viết sau, Công ty Luật Hùng Bách sẽ chia sẻ các nội dung về vấn đề này. Bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp theo số 097.111.5989 (zalo) để được Luật sư đất đai hỗ trợ.
Căn cứ khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định về khái niệm Tranh chấp đất đai, theo đó Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Pháp luật hiện hành chưa có khái niệm chính xác Tranh chấp quyền sử dụng đất là gì? Tuy nhiên, từ quy định trên có thể hiểu rằng tranh quyền sử dụng đất là:
Đối với án tranh chấp quyền sử dụng đất, người khởi kiện, người bị kiện cần quan tâm những vấn đề sau:
Và một số vấn đề khác sẽ được Luật sư đất đai giỏi thuộc Công ty Luật Hùng Bách giải đáp qua các nội dung tiếp sau đây.
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng là điều kiện để Tòa án có thẩm quyền xem xét, tiến hành thụ lý hồ sơ khởi kiện. Hiện nay, thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất đã được quy định cụ thể.
Điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện như sau:
1. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.
1. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.
Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
Như vậy, khác với quy định trước đây, thời hiệu khởi kiện vụ án tranh chấp dân sự theo quy định pháp luật hiện hành chỉ được xem xét và áp dụng khi một trong các bên tranh chấp có yêu cầu tới Tòa án xem xét vấn đề thời hiện trong quá trình giải quyết vụ án.
Căn cứ điểm C khoản 2 Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP quy định về các trường hợp không áp dụng thời hiệu:
“2. Đối với các tranh chấp dân sự sau đây thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện:…
c) Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất đó.”
Đối chiếu với quy định tại điểm C khoản 2 Điều 23 Nghị Quyết 03/2012 /NQ-HĐTP thì tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất (tranh chấp quyền sử dụng đất) là trường hợp không áp dụng thời hiện (nói cách khác: không áp dụng thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất). Tức là, bất kể thời điểm nào mà người sử dụng đất cho rằng quyền sử dụng đất của mình bị xâm phạm thì có thể thực hiện các thủ tục tố tụng để bảo vệ quyền sử dụng đất hợp pháp của mình. Đây là sự khác biệt giữa thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất so với thời hiệu khởi kiện các vụ án tranh chấp dân sự khác.
– Đối với tranh chấp dân sự liên quan đến giao dịch dân sự (ví dụ: hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất) thì thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. (Căn cứ quy định tại điều 429 Bộ luật Dân sự 2015).
– Đối với tranh chấp di sản thừa kế là đất đai, thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản bất động sản (đất đai, nhà cửa…) là 30 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. (Căn cứ quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015).
Bạn có thể tham khảo tình huống sau để hiểu rõ về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai.
Thưa luật sư, em tên là Nguyễn Thị H, quê Hưng Yên. Gia đình em đang có vướng mắc pháp lý cần luật sư tư vấn, giúp đỡ. Vụ việc như sau: Ông bà em được cấp sổ đỏ năm 1996, hai ông bà đều mất năm 2005. Ông bà mất đột ngột nên chưa kịp để lại di chúc. Do mải đi làm ăn xa nên bố mẹ em hiện nay chưa được phân chia di sản thừa kế. Nay gia đình muốn Tòa án giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất di sản ông bà để lại. Luật sư cho em hỏi trong trường hợp này thì thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất di sản được tính từ thời điểm nào? Rất mong nhận được phản hồi của Luật sư, em xin cảm ơn ạ!
Luật sư đất đai thuộc Công ty Luật Hùng Bách rất hân hạnh được giải đáp cho bạn đọc về thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất. Đối với trường hợp của gia đình em, Luật sư đất đai giải đáp như sau:
Theo như bạn H đang xác định tranh chấp của gia đình là tranh chấp quyền sử dụng đất di sản thừa kế. Tuy nhiên, loại tranh chấp của gia đình được cần phải xác định chính xác là quan hệ tranh chấp phân chia di sản thừa kế để đối chiếu các quy định về thời hiệu khởi kiện.
Khác với thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất (không tính thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất), thời hiệu tranh chấp di sản thừa kế đất đai là 30 (năm) tính từ thời điểm mở thừa kế – thời điểm chủ sở hữu di sản mất đi (chết).
Như vậy, theo tình huống của gia đình bạn H, thời điểm mở thừa kế là năm 2005 (khi cả hai ông bà mất đi). Tính từ năm 2005 tới nay là 16 (năm), như vậy thời hiệu khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế trong trường hợp này còn 14 (năm) – chưa hết thời hiệu khởi kiện. Gia đình hoàn toàn có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được phân chia di sản thừa kế theo quy định pháp luật.
Khác với các tranh chấp thông thường, thủ tục tranh chấp đất đai có một số lưu ý sau đây:
Đối với thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, thủ tục hòa giải tại ủy ban nhân dân cấp xã/phường là bước bắt buộc trước khi một trong các bên tranh chấp khởi kiện tranh chấp tại Cơ quan có thẩm quyền (Tòa án nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân)
Căn cứ pháp lý: Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định về các trường hợp chưa có đủ điều kiện khởi kiện.
Nếu các bên tranh chấp hòa giải thành tại UBND cấp xã/phường thì:
Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Đối với trường hợp hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất thành mà không có thay đổi hiện trạng về ranh giới đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã/ phường lập biên bản hòa giải thành. Khi đó đồng nghĩa với việc tranh chấp đất đai chấm dứt, các bên tiếp tục sử dụng ổn định.
Nếu các bên tranh chấp hòa giải không thành thì chuyển qua khởi kiện tại Cơ quan có thẩm quyền.
Khoản 1,2 Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định:
“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;”
Qua đó cho thấy:
– Đối với các tranh chấp đất đai mà người tranh chấp có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là Tòa án nhân dân.
– Đối với các tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai thì người khởi kiện có thể lựa chọn Tòa án nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết.
Hồ sơ khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất cần những giấy tờ gì? Theo quy định pháp luật hiện hành, hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai cần những giấy tờ sau:
Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết Tranh chấp đất đai giải quyết như thế nào? để biết thêm chi tiết về hồ sơ và thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất.
Như đã nêu phía trên, có 2 cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, bao gồm:
Các bạn có thể nộp hồ sơ khởi kiện tới cơ quan có thẩm quyền trên theo phương thức sau:
Nhiều đương sự lo lắng rằng nộp hồ sơ đã lâu nhưng không được Tòa án liên hệ giải quyết. Do đó, thời hạn xem xét hồ sơ khởi kiện theo luật cũng là vấn đề đáng được quan tâm. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thời hạn xem xét hồ sơ là 08 ngày làm việc. Thời hạn này được tính kể từ ngày Tòa án nhận được hồ sơ khởi kiện. Trong thời hạn đó, thẩm phán có trách nhiệm thông báo cho nguyên đơn một trong các nội dung sau:
Trên đây là các nội dung về thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất theo quy định. Nếu bạn đọc đang có các thắc mắc hoặc cần hỗ trợ giải quyết thủ tục tranh chấp quyền sử dụng đất vui lòng liên hệ hotline Luật sư đất đai thuộc Công ty Luật Hùng Bách theo số 097.111.5989 (zalo) để được tư vấn hỗ trợ chi tiết nhất.
Rất nhiều khách hàng đã tìm tới dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai của chúng tôi. Chúng tôi – Luật Hùng Bách luôn tự hào là đơn vị pháp lý uy tín với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, chuyên môn giỏi. Luật sư đã và đang giúp cho nhiều khách hàng giành được quyền lợi hợp pháp theo đúng nguyện vọng. Dựa trên uy tín đã có và nền tảng đội ngũ Luật sư giỏi, chúng tôi ngày càng phát triển; các dịch vụ pháp lý về tranh chấp đất đai mà chúng tôi đem tới cho khách hàng bao gồm:
Và các dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư của Công ty Luật Hùng Bách cung cấp.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về chi phí thuê luật sư khởi kiện tranh chấp đất đai Tại đây.
Trường hợp còn vướng mắc pháp lý hoặc cần luật sư bảo vệ quyền lợi khi xảy ra tranh chấp đất đai thì Luật Hùng Bách là một trong các lựa chọn hợp lý. Công ty Luật Hùng Bách với đội ngũ luật sư đất đai giỏi tại các tỉnh/thành trên khắp cả nước. Chúng tôi luôn đem đến dịch vụ pháp lý nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi cho khách hàng. Các bạn có thể liên hệ với Luật sư đất đai theo một trong các phương thức cuối bài viết.
Liên hệ Luật sư đất đai tại Văn phòng Hà Nội, Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
Sau khi nhận được thông tin, nội dung vụ việc từ khách hàng, Luật sư đất đai sẽ trực tiếp tham gia tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, đảm bảo an toàn về pháp lý. Đội ngũ Luật sư đất đai, Cố vấn, Chuyên gia pháp lý giỏi, uy tín cao, giàu kinh nghiệm về lĩnh vực đất đai của Luật Hùng Bách tự tin có thể đưa ra được những giải pháp tốt nhất để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình với sự nhiệt tình và trách nhiệm cao nhất.
Trân trọng!
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…