Đất đai

Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai mới nhất

Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai là một thủ tục tố tụng và cần phải bảo quy trình nghiêm ngặt, đúng quy định pháp luật. Trong một số trường hợp việc áp dụng chưa đúng thủ tục sẽ ảnh hưởng đến nội dung giải quyết vụ việc, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên và dẫn đến khả năng bị hủy bản án, quyết định của Tòa án. Trong bài viết dưới đây, Luật Hùng Bách sẽ chia sẻ nội dung chi tiết về thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai mới nhất hiện nay. Mọi vướng mắc liên quan được Luật sư đất đai tiếp nhận qua số 097.111.5989 (có zalo).

Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai.

Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai hiện nay được áp dụng theo hình thức của mẫu đơn số 23-DS Đơn khởi kiện ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Khi sử dụng mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai, các bạn cần chú ý điền đủ thông tin:

  • Ngày tháng năm làm đơn.
  • Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Thông tin của các bên khởi kiện; bên bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người làm chứng.
  • Các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện.

Bên cạnh đó, để Tòa án nắm được nội dung vụ việc và nguyện vọng của người khởi kiện, các bạn cần trình bày được các vấn đề trong tranh chấp, yêu cầu Tòa án giải quyết. Nội dung này không được hướng dẫn, liệt kê cụ thể thông tin cần điền nên sẽ dẫn đến nhiều trường hợp không biết cần đưa vào đơn những gì? Kể lại sự việc từ thời điểm nào?

Nhiều trường hợp trình bày quá dài không đúng trọng tâm; không hiệu quả hoặc cũng có thể chưa cung cấp đủ nội dung để Tòa án hiểu được sự việc …. Khi đó, các bạn có thể liên hệ đến Luật sư đất đai để được tư vấn; hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp đất đai đúng quy định qua số 097.111.5989 (có zalo). Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn có bản các nội dung trong đơn khởi kiện tranh chấp đất đai.

Liên hệ tư vấn thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai: 097.111.5989 (có zalo)

Hướng dẫn viết nội dung đơn khởi kiện tranh chấp đất đai:

Trong đơn, các bạn cần nêu được các phần gồm:

  • Thông tin về diện tích đất đang tranh chấp. Trong đó, các bạn cần nếu được vị trí; diện tích đất đất tranh chấp. Ví dụ: Diện tích 200m2 đất thuộc thửa đất số X, tờ bản đồ số N tại xã M, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Ngoài ra cần làm rõ nguồn gốc đất tranh chấp từ đâu mà có;… hiện nay đã được cấp giấy tờ gì chưa.
  • Nguyên nhân và quá trình tranh chấp. Vấn đề này giúp Tòa án xác định được thời hiệu giải quyết tranh chấp đất đai. Và cũng xác định tranh chấp đã đủ điều kiện để thụ lý hay chưa.
  • Vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết. Người khởi kiện cần trình bày rõ mình muốn Tòa án giải quyết thế nào trong vụ việc này. Ví dụ: Yêu cầu bên bị kiện phá dỡ công trình xây trái phép; trả lại toàn bộ diện tích đất cho người khởi kiện.

Trên đây là những nội dung hướng dẫn làm đơn khởi kiện tranh chấp đất đai cơ bản. Đối khi gặp phải các trường hợp đặc biệt cần tư vấn, cần luật sư tiếp nhận thông tin, soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp đất, các bạn liên hệ trực tiếp số 097.111.5989 (có zalo).

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai.

Bên cạnh đơn khởi kiện, các bạn phải nộp kèm theo các giấy tờ liên quan đến nội dung tranh chấp để làm cơ sở cho việc thụ lý, giải quyết vụ án. Hiện nay chưa có quy định chính thức về hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai bắt buộc phải có những giấy tờ gì hoặc trong từng tình huống cụ thể cần chuẩn bị tài liệu nào. Dựa trên kinh nghiệm các tham gia giải quyết các tranh chấp đất đai, chúng tôi sẽ liệt kê một số loại giấy tờ thường gặp trong hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai như sau:

Giấy tờ của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

  • CMND (hộ chiếu, căn cước công dân)…
  • Hộ khẩu bản sao chứng thực.

Thông thường, người khởi kiện chỉ có thể thu thập được giấy tờ của bản thân; giấy tờ của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và thiếu giấy tờ của bên bị kiện. Điều này không quá phải lo ngại vì không bắt buộc và thông tin các bên cũng đã được ghi nhận tại biên bản hòa giải cấp xã,. Vậy nên các bạn chỉ cần cung cấp giấy tờ của bên bị kiện trong trường hợp có thể.

Giấy tờ liên quan đến đất tranh chấp:

  • Các giấy tờ mua bán, tặng cho;
  • Giấy tờ giao đất;
  • Biên lai thu tiền sử dụng đất;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Các loại giấy tờ này rất đa dạng. Tùy trường hợp cụ thể và khả năng thu thập mà người khởi kiện lựa chọn giao nộp cho Tòa án.

Biên bản hòa giải tranh chấp đấy đai tại UBND câp xã:

Đây là giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ khởi kiện. Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp thì chưa có đủ điều kiện khởi kiện.

Thẩm quyền tòa án giải quyết tranh chấp đất đai.

Pháp luật hiện nay quy định có hai cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là Tòa án nhân dân và UBND có thẩm quyền. Thẩm quyền tòa án giải quyết tranh chấp đất đai được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 203 Luật đất đai năm 2013. Theo đó, Tòa án sẽ giải quyết thủ tục này trong hai trường hợp:

  • Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất;
  • Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ như trường hợp trên nhưng có lựa chọn Tòa án làm cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Quy định nêu trên chỉ xác định các trường hợp tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết chung của Tòa án.

Thẩm quyền cụ thể:

Trường hợp tranh chấp đất đai thì thẩm quyền được xác định theo điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015“Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”.

Vậy các tranh chấp đất đai thông thường sẽ được giải quyết tại Tòa án cấp huyện nơi có đất.

Đối với một số trường hợp đặc biệt như tranh chấp có đương sự ở nước ngoài (bao gồm người khởi kiên, người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) hoặc vụ việc được Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai lúc này sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có đất.

Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai, quy trình giải quyết tranh chấp đất đai.

Nếu tranh chấp mà các bạn đang vướng phải thuộc thẩm quyền giải quyết tại Tòa án và các bạn muốn giải quyết dứt điểm thì cần thực hiện thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai. Quy trình này sẽ gồm một số các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã.

Thực tế, đây không phải là một thủ tục tố tụng nằm trong quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn liệt kê công đoạn này là bước 1 trong thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai bởi khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP  quy định:

“Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện”.

Theo quy định trên, để khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án người làm đơn bắt buộc phải trải qua thủ tục hòa giải tại UBND xã. Hoạt động này bắt đầu từ việc gửi đơn  yêu cầu Hòa giải giải quyết tranh chấp đất đai

Sau khi tiếp nhận đơn yêu cầu hòa giải UBND cấp xã sẽ thực hiện thẩm tra, xác minh nội dung liên quan đến tranh chấp được trình bày trong đơn của người dân. Và thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để tổ chức phiên họp trong thời gian không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn của người dân.

Bước 2: Chuẩn bị và gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án.

Một lưu ý khi thực hiện thủ tục này các bạn cần chuẩn bị đơn khởi kiện tranh chấp đất đai đúng quy định pháp luật và đầy đủ các giấy tờ, tài liệu kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền. Cách soạn đơn và hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai đã được chúng tôi chia sẻ trong phần trên. Nếu còn vướng mắc các bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật sư đất đai theo số 097.111.5989 (có zalo) để được hỗ trợ.

Sau khi nộp hồ sơ, Tòa án sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn trong thời hạn 08 ngày làm việc và ra một trong các quyết định theo khoản 3 Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:

“a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;

c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án”.

Bước 3. Nộp tạm ứng án phí để vụ án được thụ lý.

Sau khi nhận biên lai nộp tạm ứng án phí, Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý vụ án. Khi đó, vụ việc tranh chấp được Tòa án bắt đầu giải quyết.

Bước 4. Tham gia các thủ tục trong giải đoạn chuẩn bị xét xử và phiên tòa xét xử.

Trong quá trình giải quyết vụ án có rất nhiều thủ tục cần thực hiện như:

  • Thẩm định, định giá tài sản;
  • Hòa giải;
  • Phiên họp kiêm tra việc giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ;

Các bạn cần tham gia để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của mình.

Toàn bộ quá trình trên được giải quyết trong khoảng 6 – 8 tháng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều bị phát sinh thêm thời gian giải quyết tranh chấp. Điều này có thể do tòa án chậm giải quyết hồ sơ hoặc do chính các đương sự có các hành vi làm kéo dài thời gian. Trong suốt quá trình này, các bên cần phải tham gia nhiều phiên làm việc như chúng tôi đã chỉ ra ở trên để đảm bảo quyền lợi của bản thân.

Thế nhưng, nếu không có thời gian hoặc bận công việc riêng các bạn có thể ủy quyền toàn bộ cho Luật sư giải quyết hoặc gửi văn bản đến Tòa án để có thể vắng mặt trong một phiên làm việc. Để hiểu rõ hơn về cách để vắng mặt mà vẫn giải quyết được tranh chấp đất đai các bạn liên hệ theo số 097.111.5989 (có zalo) để được hỗ trợ.

Án phí, chi phí giải quyết tranh chấp đất đai.

Án phí giải quyết tranh chấp đất đai

Theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 thì án phí có thể được chia thành hai trường hợp:

  • Án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Được áp dụng cho tranh chấp đất đai mà Tòa án không xem xét giá trị; chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản; và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu mức án phí là 300,000 đồng.
  • Án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch. Được áp dụng cho tranh chấp đất đai mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu mức án phí tranh dân sự chấp đất đai sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng. Mức án phí cụ thể được tính dựa trên giá trị tài sản cụ thể.
  • Án phí phúc thẩm. Tranh chấp đất có sổ đỏ giải quyết tại Tòa án cấp phúc thẩm thì mức án phí được quy định là 300,000 đồng.

Chi phí giải quyết giải quyết tranh chấp đất đai.

Bên cạnh án phí, trong quá trình giải quyết tranh chấp đất còn có một số khoản chi phí khác:

  • Chi phí cho việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ;
  • Chi phí sao hồ sơ tại Tòa án…;
  • Chi phí thẩm định, định giá tài sản tranh chấp. Đây là cơ sở để Tòa án xác định giá trị tài sản tranh chấp. Đồng thời cũng là cơ sở mức án phí mà các bên phải nộp. Chi phí thẩm định, định giá tài sản được tính tùy thuộc vào các yếu tố: Tính chất, khối lượng cần thực hiện; thời gian… thực hiện thẩm định, định giá nên từng trường hợp sẽ có sự khác biệt.

Chi phí Luật sư tham gia giải quyết vụ án tranh chấp đất đai: Đối với tranh chấp đất đai, các bạn có thể tự thực hiện thủ tục khởi kiện mà không bắt buộc có sự tham gia của Luật sư. Tuy nhiên, có nên thuê Luật sư đất đai không? Đối với nhiều trường hợp, Luật sư tham gia sẽ phù hợp khi:

  • Các bên không có thời gian trực tiếp tham gia quá trình tố tụng;
  • Chưa nắm chắc quy định pháp luật để bảo vệ bản thân mình;
  • Hồ sơ vụ việc phức tạp, thiếu giấy tờ.

Chi phí Luật sư đất đai tùy thuộc vào một số yếu tố:

  • Quy định riêng của văn phòng Luật sư;
  • Tính chất phức tạp của vụ việc;
  • Yêu cầu của khách hàng.

Ví dụ:

Ông A đang có tranh chấp đất với ông B vì cho rằng ông B lấn đất nhà mình. Ông A muốn nhờ đến Luật sư tư vấn; giúp ông soạn đơn khởi kiện tranh chấp đất đai đúng quy định để ông gửi Tòa.

Cũng trong trường hợp trên nhưng do tình hình sức khỏe không tốt; không thể đi lại nhiều lần lên Tòa nên ông muốn ủy quyền để Luật sư thay mặt mình giải quyết toàn bộ vụ việc.

Có thể thấy, cùng một vụ việc nhưng nhu cầu hỗ trợ không giống nhau nên chi phí Luật sư cũng sẽ có sự khác biệt. Nếu có nhu cầu Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp đất đai, các bạn liên hệ trực tiếp số 097.111.5989 (có zalo), Luật sư đất đai sẽ tiếp nhận thông tin, tư vấn và báo cho bạn mức phí cụ thể.

Luật sư chuyên giải quyết tranh chấp đất đai.

Công ty Luật Hùng Bách với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, chuyên viên pháp lý tận tâm và hệ thống chi nhánh tại ba miền. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp trong các vụ kiện tụng tranh chấp đất đai. Luật Hùng Bách hỗ trợ khách hàng thông qua nhiều phương thức:

Tiếp nhận hồ sơ về đất đai được khách hàng cung cấp và đánh giá giá trị pháp lý của các tài liệu, chứng cứ được cung cấp. Trong trường hợp khách hàng chưa có các tài liệu liên quan đến vụ việc dịch vụ Luật sư đất đai của Luật Hùng Bách có thể hướng dẫn khách hàng thu thập hoặc trực tiếp thay mặt khách hàng thu thập tài liệu và xác minh các nội dung liên quan.

Luật sư đất đai hỗ trợ khách hàng:

  • Cung cấp mẫu đơn để giải quyết tranh chấp về đất đai đúng quy định pháp luật.
  • Hướng dẫn, hỗ trợ soạn thảo cách viết đơn khiếu nại về đất đai chính xác nhất.
  • Tiếp nhận hồ sơ đất đai được khách hàng cung cấp và đánh giá giá trị pháp lý.
  • Hướng dẫn khách hàng thu thập; thay mặt khách hàng thu thập tài liệu đối với trường hợp thiếu hồ sơ.
  • Phân tích hồ sơ và đưa ra phương án bảo đảm tối đa quyền lợi của khách hàng.
  • Cử Luật sư tham gia trực tiếp cùng với khách hàng tại các buổi làm việc: Lấy lời khai; hòa giải…
  • Hỗ trợ thực hiện việc kháng cáo bản án; hỗ trợ đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
  • Hỗ trợ yêu cầu thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Liên hệ Luật sư đất đai.

Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp Luật sư đất đai Luật Hùng Bách theo các phương thức sau:

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách về vấn đề “Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai”. Nếu bạn có bất cứ vướng mắc gì liên quan đến lĩnh vực đất đai, cần hỗ trợ giả quyết tranh chấp quyền sử dụng đất thì có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại Hotline 097.111.5989 (có zalo) để được tư vấn và hỗ trợ.

Trân trọng!

TA.

5/5 - (2 bình chọn)
Luật Hùng Bách

Recent Posts

BẢN ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THI CÔNG

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…

4 tuần ago

Bản án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…

2 tháng ago

Bản án hình sự tội chống người thi hành công vụ

Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…

2 tháng ago

BẢN ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…

2 tháng ago

Bản án đơn phương ly hôn tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng

Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…

2 tháng ago

Quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada

Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…

2 tháng ago