Quy định về Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã


Hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã là một thủ tục bắt buộc để người dân có thể thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan có thẩm quyền khác (UBND, Tòa án nhân dân). Tuy nhiên, do chưa nắm rõ quy định về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai nên nhiều trường hợp người dân buộc phải hòa giải lại vì không đủ thành phần tham gia. Vậy, thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã gồm những ai? Được thành lập thế nào cho đúng quy định pháp luật? Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được thực hiện thể nào?… Các vấn đề trên sẽ được Luật Hùng Bách tư vấn cụ thể qua số 097.111.5989 (có zalo) hoặc các bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây.

Câu hỏi:

Chào Luật sư đất đai. Tôi tên Hà Hữu B hiện đang sống tại Thôn X, xã M, huyện Đại Từ. Gia đình tôi đang có tranh chấp đất đai muốn Luật sư tư vấn giúp. Nhà tôi và nhà hàng xóm trước nay vẫn dùng chung một con đường. Nguồn gốc con đường này là của bố hàng xóm. Khi đó họ có thửa đất to, muốn chia đôi cho hai con trai. Khi chia đã bỏ một phần đất ra làm đường đi chung. Sau này hàng xóm tôi được nhận một mảnh; mảnh còn lại được bán cho tôi. Sau khi chuyển đến sống hai bên vẫn sử dụng đất bình thường.

Đến nay tình cảm giữa hai bên có xích mích nên bên kia chặn lối đi. Họ nói đất này trước là do bố họ để lại, nếu muốn đi chung tôi phải thêm tiền. Tôi không đồng ý và muốn đưa ra pháp luật. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi thủ tục hòa giải ở xã để tôi làm việc trước.

Tư vấn của Luật sư.

Chào anh B. Đối với câu hỏi của anh chúng tôi xin trả lời như sau.

Quy định pháp luật về hòa giải hiện nay có rất nhiều nội dung như:

  • Thành phần hồi đồng hòa giải tranh chấp đất đai;
  • Hồ sơ yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai;
  • Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai;

Trong bài viết này Luật Hùng Bách sẽ phân tích một số nội dung có bản gồm:

Hòa giải tranh chấp đất đai là gì?

Hòa giải tranh chấp đất đai được hiểu là một thủ tục để các bên tranh chấp đất ngồi lại thương lượng, đàm phán dưới sự chủ trì của Hội đồng hòa giải do Chủ tịch UBND cấp xã thành lập. Trong đó, các bên sẽ được trình bày sự việc, quan điểm và nguyện vọng của mình với tranh chấp đất đai. Từ đó, tìm được những điểm phù hợp để cố gắng giải quyết tranh chấp một cách nhanh gọn, nhẹ nhàng nhất.

Mục đích của hòa giải tranh chấp đất đai.

Giúp hòa giải giải quyết tranh chấp đất đai và vẫn giữ được mối quan hệ giữa các bên.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai không phân định ai là người đúng, ai là người sai hoặc đất đang tranh chấp thuộc về ai. Mà chỉ nhằm làm rõ tranh chấp, giúp các bên có cơ hội bình tĩnh trình bày ý kiến của mình. Từ đó, hiểu được những vấn đề đang vướng mắc và tự suy nghĩ thiệt hơn, có quyết định đúng đắn để đảm bảo quyền lợi của mình.

Giảm áp lực cho Tòa án nhân dân, UBND cấp huyện trong việc giải quyết tranh chấp đất đai.

Không ít các vụ việc sau khi được tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã đã thành công. Các bên tự thống nhất được sẽ giải quyết tranh chấp thế nào? Hoặc hiểu ra vấn đề và không còn yêu cầu tranh chấp nữa. Vì vậy, nếu hòa giải thành tại UBND cấp xã thì vụ việc sẽ không cần chuyển lên cấp cao hơn và giảm được số vụ việc mà các cơ quan này phải giải quyết (đặc biệt là Tòa án nhân dân).

Là cơ sở để các bên có thể tiếp tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án; UBND có thẩm quyền.

Đối với tranh chấp đất đai, tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất, Tòa án nhân dân, UBND chỉ thụ lý giải quyết tranh chấp khi trong hồ sơ đã có biên bản hòa giải được lập đúng tại UBND cấp xã. Để có biên bản này thì bắt buộc phải tổ chức hòa giải (dù bên còn lại có thể không tham gia và các bên không tự thỏa thuận được với nhau).

Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai
Quy định về Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã

Ưu điểm, hạn chế của thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã:

Ưu điểm:

  • Là biện pháp để các bên giải quyết tranh chấp đất đai nhanh chóng;
  • Có sự tham gia của đại diện UBND; người có chuyên môn trong quản lý đất đai tại địa phương; những người có chức sắc, có uy tín … Để các bên có thể nắm được rõ hơn vấn đề trong tranh chấp của mình, tin tưởng, tạo điều kiện cho việc hòa giải thành.
  • Không mang tính phán quyết để các bên có thể thoải mái trao đổi với nhau. Hội đồng hòa giải tranh chấp chấp đất đai cấp xã không ép buộc, không giải quyết phân định quyền sử dụng đất. Nếu hòa giải không thành công vẫn là cơ hội để các bên đàm phán, giảm cẳng thẳng. Nếu hòa giải thành công thì vẫn có thể được công nhận giá trị khi thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật.

Hạn chế:

  • Nhiều trường hợp nộp hồ sơ yêu cầu tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai không được giải quyết đúng thời hạn theo quy định, bị chậm thời gian;
  • Việc hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã chưa thực sự hiệu quả, gây ảnh hưởng quyền lợi của một hoặc các bên do chưa lựa chọn được phương án thương lượng phù hợp, nhiều người chưa nắm rõ quy định pháp luật về đất đai.
  • Trường hợp đã hòa giải thành nhưng không thực hiện đúng thủ tục để công nhận kết quả dẫn đến kết thỏa thuận các bên chừa được ghi nhận. Khi có sự thay đổi quan điểm của ít nhất một bên lại dẫn đến tình trạng tranh chấp kéo dài.

Để giảm được những hạn chế trong quá trình hòa giải tranh chấp đất đai, có được phương án phù hợp cho vụ việc của mình các bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật sư đất đai theo số 097.111.5989 (có zalo)Luật Hùng Bách sẽ tiếp nhận hồ sơ vụ việc, tư vấn và cử người nhận ủy quyền tham gia trực tiếp giải quyết vụ việc tranh chấp, tham gia hòa giải để đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

Thủ tục thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai.

Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã cần thực hiện một số công việc liên quan để giải quyết tranh chấp đất đai, trong đó có việc thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai.

Thủ tục này sẽ được thực hiện thông qua việc ra quyết định thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai của UBND cấp xã. Trong đó, quyết định này cần nêu rõ danh sách những người thuộc hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và nhiệm vụ của hội đồng này trong quá trình giải quyết tranh chấp đất.

Thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã.

Theo quy định tại điểm b khoảng 2 Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai gồm:

  • Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng;
  • Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn;
  • Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị;
  • Trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn;
  • Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn. Những người này biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó;
  • Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân; Hội Phụ nữ; Hội Cựu chiến binh; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

Việc tổ chức hội đồng hòa giải cần có mặt đầy đủ các thành phần như trên để đảm bảo công tác hòa giải được diễn ra khách quan, đúng trình tự. Đồng thời, tránh được trường hợp Tòa án, UBND cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai yêu cầu bổ sung, trả lại hồ sơ do biên bản hòa giải không đủ thành phần tham gia.

Thiếu thành phần trong hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai có thể dẫn đến hệ quả như sau:

  • Tòa án nhân dân, Ủy ban nhân dân sẽ yêu cầu sửa đổi hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai/ hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai của người dân;
  • Phải thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai lại gây mất thời gian, công sức.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.

Bước 1: Tiếp nhận và giải quyết đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai của người dân.

Sau khi tiếp nhận đơn yêu cầu hòa giải UBND cấp xã (đặc biệt là Chủ tịch UBND cấp xã) phải thực hiện:

Thẩm tra, xác minh nội dung liên quan đến tranh chấp được trình bày trong đơn của người dân.

Thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai. Việc thành lập cần được thực hiện thông qua quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã trong đó cần nêu được đầy đủ các thành phần của hội đồng hòa giải theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

Bước 2: Tổ chức buổi họp hòa giải giữa các bên.

Khi ấn định được thời gian tổ chức UBND nhân dân cấp xã sẽ thông báo các nội dung:

  • Thời gian tổ chức;
  • Địa điểm tổ chức.

Trường hợp không có mặt thì buổi hòa giải lần đầu sẽ bị hoãn. Nếu buổi hòa giải lần hai tiếp tục vắng mặt kết quả hòa giải được ghi nhận là không thành.

Tòa bộ diễn biến của buổi hòa giải đều được ghi nhận trong biên bản hòa giải:

  • Nội dung vụ việc;
  • Sự có mặt, vắng mặt của các bên;
  • Ý kiến của các bên,…

Cuối biên bản, tất cả những người tham gia phiên làm việc cần ký và ghi rõ họ tên. Đồng thời UBND cấp xã sẽ đóng dấu xác nhận. Biên bản sẽ được lập thành 03 bản:

  • Giao cho mỗi bên tranh chấp 1 bản.
  • Lưu tại UBND cấp xã 01 bản.

Bước 3: Thực hiện các hoạt động sau hòa giải.

Kể từ thời điểm ký vào biên bản hòa giải, các bên có thời hạn 10 ngày để thay đổi quan điểm trong biên bản đã lập. Sau thời hạn trên, các bên cần lựa chọn hướng giải quyết phù hợp dựa trên kết quả hòa giải như:

  • Giải quyết tranh chấp tại UBND;
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
  • Làm thủ tục để công nhận kết quả hòa giải thành.

Phải làm gì khi UBND không tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai đúng quy định?

Căn cứ quy định tại điểm a khoản 3, khoản 4 Điều 61 thời gian thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai là không quá 45 ngày kể từ khi UBND xã nhận được hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, thực tế giải quyết tranh chấp đất đai cho thấy thủ tục này không được thực hiện đúng thời hạn như quy định. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giải quyết tranh chấp đất và gây bức xúc cho người dân.

Vậy, khi gặp phải trường hợp UBND chậm giải quyết yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai hoặc có các sai phạm khác trong quá trình thực hiện thủ tục này các bạn cần làm gì?

Khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại năm 2011 quy định như sau:

Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Việc chậm tổ chức, không tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai cũng được coi là một hành vi hành hành chính trái pháp luật. Đồng thời, hành vi này gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người đã có yêu cầu tổ chức hòa giải đất . Vì vậy, khi gặp phải tình huống này, các bạn cần khiếu nại ngay đến UBND cấp xã có hành vi sai phạm.

Quy trình giải quyết khiếu nại.

Sau khi tiếp nhận khiếu nại, người có thẩm quyền là Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm thụ lý và giải quyết khiếu nại của người dân trong thời hạn theo quy định tại Điều 28 Khiếu nại năm 2011. Cụ thể:

“Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý”.

Sau thời hạn trên sẽ có hai trường hợp xảy ra:

Một là. Văn bản giải quyết khiếu nại có kết luận hành vi của UBND xã sai phạm. Khi đó, UBND cần phải tổ chức việc hòa giải theo đúng quy định người dân.

Hai là. Chủ tịch UBND xã có văn bản trả lời khiếu nại nhưng người khiếu nại không thấy thỏa; đáng hoặc không có văn bản trả lời dù đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại. Khi đó, các bạn có thể lựa chọn thực hiện:

  • Khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại lần đầu;
  • Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định pháp luật.

Thời gian giải quyết xong một vụ việc tranh chấp đất đai không hề ngắn; thực tế có thể kéo dài vài năm. Việc chờ đợi UBND thực hiện các thủ tục chỉ làm mất thời gian, không đem lại lợi ích gì. Khi đó, bạn cần thực hiện thủ tục khiếu nại như trên để bảo vệ quyền lợi bản thân.

Luật sư đại diện tham gia hòa giải tranh chấp đất đai.

Công ty Luật Hùng Bách với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, chuyên viên pháp lý tận tâm và hệ thống chi nhánh tại ba miền. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp trong các phiên hòa giải tranh chấp đất đai, vụ kiện tụng tranh chấp đất đai. Trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai Luật Hùng Bách có thể hỗ trợ dịch vụ Luật sư đất đai để bảo vệ tối đa quyền lợi của khách hàng thông qua các hoạt động:

Dịch vụ Luật sư đất đai hỗ trợ khách hàng:

  • Cung cấp mẫu đơn để giải quyết tranh chấp về đất đai đúng quy định pháp luật.
  • Hướng dẫn, hỗ trợ soạn thảo cách viết đơn khiếu nại về đất đai chính xác nhất.
  • Tiếp nhận hồ sơ đất đai được khách hàng cung cấp và đánh giá giá trị pháp lý.
  • Hướng dẫn khách hàng thu thập; thay mặt khách hàng thu thập tài liệu đối với trường hợp thiếu hồ sơ.
  • Phân tích hồ sơ và đưa ra phương án bảo đảm tối đa quyền lợi của khách hàng.
  • Cử Luật sư tham gia trực tiếp cùng với khách hàng tại các buổi làm việc: Lấy lời khai; hòa giải…
  • Hỗ trợ thực hiện việc kháng cáo bản án; hỗ trợ đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
  • Hỗ trợ yêu cầu thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp Luật sư đất đai Luật Hùng Bách theo các phương thức sau:

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách về vấn đề “Quy định về Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã”. Nếu bạn có bất cứ vướng mắc gì liên quan đến lĩnh vực đất đai, cần hỗ trợ giả quyết tranh chấp quyền sử dụng đất thì có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại Hotline 097.111.5989 (có zalo) để được tư vấn và hỗ trợ.

Trân trọng!

TA.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *