Thủ tục yêu cầu giám định thương tật là vấn đề được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Vậy thủ tục yêu cầu giám định thương tật như thế nào? Đơn yêu cầu giám định cần có nội dung gì? Liệu có được quyền yêu cầu giám định lại thương tật nếu không đồng ý hay không?… Bạn có thể tham khảo nội dung dưới đây của Luật Hùng Bách hoặc liên hệ tới Hotline 0983.499.828 (Zalo) để được Luật sư tư vấn cụ thể.
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về Mẫu đơn yêu cầu giám định thương tích trong tố tụng. Tuy nhiên, để đảm bảo cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý cần soạn đơn với đầy đủ nội dung, đảm bảo tính pháp lý. Đây là căn cứ đầu tiên để Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, thụ lý và giải quyết yêu cầu của bạn.
Đơn yêu cầu giám định thương tật cần phải đảm bảo có đầy đủ các nội dung sau đây:
Sau đây, Luật Hùng Bách xin gửi tới Quý bạn đọc mẫu Đơn yêu cầu giám định thương tích để sử dụng trong vụ việc về hình sự như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
(V/v: Yêu cầu giám định thương tích)
1. Họ và tên: ………………………………………. Sinh năm: ………………………………….
2. CCCD số: ………………………. Nơi cấp: ………………………. Ngày cấp: ……………
3. Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………..
4. Số điện thoại: ……………………………………………………………………………………….
5. Nội dung sự việc cụ thể: ………………………………………………………………………..
6. Nguyên nhân dẫn đến những tổn thương trên cơ thể: ……………………………….
7. Tình trạng thương tích hiện tại: ………………………………………………………………
8. Đã tiến hành điều trị/hồi sức/hồi phục tại khoa: …………. Bệnh viện: …………….
9. Thời gian bắt đầu tiến hành điều trị thương tích từ ngày ……. tháng …… năm …… Xuất viện từ ngày …… tháng …… năm ……. (Nếu có).
Đề nghị ……………….. tiến hành trưng cầu giám định các thương tích của tôi theo quy định của pháp luật để xác định tỷ lệ thương tích. Từ đó làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án, làm rõ hành vi ……………………………………………..
Tôi xin chân thành cảm ơn!
………………, ngày … tháng … năm ………
Người yêu cầu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Tham khảo: Khi nào cần giám định sức khỏe?
Luật Hùng Bách hướng dẫn bạn đọc cách soạn Đơn yêu cầu giám định thương tật chi tiết:
(1) Tại phần kính gửi, người yêu cầu ghi tên Cơ quan có thẩm quyền xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định.
Tuỳ vào việc giải quyết vụ án đang ở giai đoạn nào, đơn yêu cầu sẽ được gửi đến cho Cơ quan tiến hành tố tụng đang giải quyết tại giai đoạn đó cho phù hợp. Cụ thể:
(3) Người yêu cầu trình bày tóm tắt nội dung sự việc; nguyên nhân ban đầu dẫn đến thương tích, tổn thương trên cơ thể, tình trạng hiện tại của các vết thương.
Kèm theo đơn đề nghị, người yêu cầu nộp kèm hồ sơ bệnh án hoặc hình ảnh, video ghi lại sự việc để Cơ quan tiến hành tố tụng kiểm tra, quyết định việc giám định thương tật.
(4) Trình bày rõ việc hiện nay có đang tiến hành điều trị thương tích hay không? Điều trị tại bệnh viện nào? Thời gian bắt đầu tiến hành điều trị?
(5) Người yêu cầu ký và ghi rõ họ và tên ở phần cuối đơn đề nghị.
Việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sẽ giúp cho Cơ quan có thẩm quyền trong việc xem xét, đánh giá các căn cứ để ra Quyết định trưng cầu giám định thương tật. Đồng thời, tránh được việc Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung lại hồ sơ do chưa đầy đủ, hợp lệ theo quy định. Người làm đơn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
Tư vấn yêu cầu giám định lại tỷ lệ thương tật: 0983.499.828 (Zalo)
Trình tự, thủ tục tiến hành giám định thương tật được tiến hành theo các quy định pháp luật về giám định. Khi tiến hành giám định thương tật các Cơ quan có thẩm quyền cần phải tuân thủ về thời gian tiến hành giám định, phương pháp và nguyên tắc giám định thương tật để đảm bảo kết quả giám định chính xác, khách quan.
Tuỳ vào các trường hợp giám định thương tật khác nhau như giám định tỷ lệ thương tật do bị đánh, giám định tỷ lệ thương tật do tai nạn giao thông, giám định tỷ lệ thương tật do tai nạn lao động … mà pháp luật chuyên ngành cũng có các quy định về trình tự, thủ tục thực hiện việc giám định thương tật là khác nhau.
Đối với hoạt động giám định thương tật trong tố tụng hình sự được tiến hành theo các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Luật Giám định tư pháp năm 2012. Cụ thể như sau:
Theo đó đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định tỷ lệ thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ và khả năng lao động của người bị gây thương tích. Người yêu cầu giám định thương tật phải gửi Đơn yêu cầu và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Cơ quan có thẩm quyền (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án…).
Bước 2. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định.
Cụ thể, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị Cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
Sau khi Cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định trưng cầu giám định, tổ chức được trưng cầu giám định sẽ thực hiện việc giám định thương tật theo các quy định của pháp luật. Đối với việc giám định thương tật trong các vụ án hình sự thông thường sẽ do Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an thực hiện.
Khi tiến hành giám định thương tật, Cơ quan thực hiện việc giám định phải đảm bảo tuân thủ các quy định tại Thông tư 22/2019/TT-BYT ngày 28/8/2019 của Bộ Y tế:
Sau khi hoàn tất việc giám định thương tật, tổ chức giám định phải có kết luận gửi cho các Cơ quan, tổ chức gồm:
Việc gửi kết luận được thực hiện trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định.
Tư vấn thủ tục giám định thương tích, giám định lại tỷ lệ thương tật: 0983.499.828 (Zalo)
Kết luận giám định về thương tật được xem là một trong những chứng cứ quan trọng để:
Vì vậy, kết luận giám định đòi hỏi phải có sự chính xác, phản ánh đúng tính chất và mức độ thương tật của một người. Đồng thời, phải được tiến hành theo các phương pháp, nguyên tắc mà pháp luật quy định.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong rất nhiều trường hợp kết luận giám định phản ánh chưa chính xác, có dấu hiệu sai lệch về kết quả. Từ đó dẫn đến các trường hợp bỏ lọt tội phạm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị gây thương tích. Chính vì vậy, pháp luật cho phép được thực hiện thủ tục giám định lại thương tật. Sau đây, chúng tôi xin phân tích quy định về giám định lại tỷ lệ thương tật trong tố tụng hình sự như sau:
Theo đó, Luật Giám định tư pháp năm 2012, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định việc giám định lại sẽ được tiến hành trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác. Như vậy, trong trường hợp có căn cứ cho thấy kết quả giám định lần đầu chưa khách quan, chưa phản ánh đúng tính chất và mức độ của các thương tật dẫn đến kết quả giám định có sự sai lệch thì các bên đương sự có thể yêu cầu cơ quan trưng cầu giám định thực hiện trưng cầu giám định lại.
Việc đưa ra yêu cầu giám định lại có thể được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng bao gồm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nếu đáp ứng đủ điều kiện mà pháp luật đã quy định.
Tư vấn giám định thương tích, giám định lại tỷ lệ thương tật: 0983.499.828 (Zalo)
Người yêu cầu giám định lại phải có đơn đề nghị Cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc giám định lại thương tật. Đơn yêu cầu giám lại thương tật cần phải đảm bảo có đủ các nội dung cơ bản sau đây:
Kèm theo đơn, người đưa ra yêu cầu cũng cần gửi kèm theo các tài liệu sau đây:
Tham khảo: Gãy tay thương tích bao nhiêu phần trăm?
Bước 1: Gửi đơn đề nghị giám định lại thương tật cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Cơ quan đã ra quyết định trưng cầu giám định lần đầu.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ, tài liệu, chứng cứ và xem xét:
Trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện.
Luật Hùng Bách có đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm chuyên tư vấn, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục yêu cầu giám định thương tật/ giám định lại thương tật. Liên hệ hỗ trợ: 0983.499.828 (Zalo).
Hoạt động giám định thương tật được đặt ra khi một người bị xâm phạm về sức khoẻ, có thể là do bị đánh, gặp tai nạn giao thông, tai nạn lao động… Việc xác định mức thương tật cụ thể là rất cần thiết, là căn cứ để người bị thương tích, tổn hại sức khoẻ hoặc bị suy giảm khả năng lao động đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc được hưởng các chế độ khác. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nên các bên không muốn giám định. Vậy, cầu hỏi đặt ra là có thể từ chối giám định thương tật được không? Có thể dùng đơn không yêu cầu giám định thương tích được không?
Hoạt động giám định là một trong những hoạt động quan trọng đối với quá trình giải quyết các vụ án dân sự, hình sự. Đặc biệt là đối với các vụ án hình sự về các tội phạm có xâm phạm đến sức khoẻ của người khác thì công tác giám định thương tật là rất cần thiết để xác định tỷ lệ tổn thương trên cơ thể, mức độ tổn hại sức khoẻ. Từ đó, giúp Cơ quan tiến hành tố tụng xác định tính chất, mức độ của hành vi; là cơ sở cho việc tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và quyết định hình phạt nghiêm khắc, phù hợp. Kết quả giám định còn là một trong những căn cứ để tính mức bồi thường dân sự cho người bị hại.
“4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động”
Như vậy, việc giám định thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ là trường hợp giám định bắt buộc trong hoạt động tố tụng hình sự. Điều này xuất phát từ tính cần thiết của hoạt động này đối với quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích cho những người bị hại. Trường hợp từ chối giám định, người bị thương tật có thể bị dẫn giải theo quy định tại khoản 2, Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 trừ một số trường hợp:
Bài viết tham khảo: Gây thương tích bao nhiêu thì bị khởi tố?
Là Văn phòng luật sư có đội ngũ cán bộ giỏi về lĩnh vực luật hình sự Luật Hùng Bách có thể hỗ trợ khách hàng thực hiện các công việc:
Để được tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý; bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản… theo các phương thức sau:
Trên đây là bài viết “Thủ tục yêu cầu giám định thương tật“ của Luật Hùng Bách. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến chủ đề trên. Vui lòng để lại bình luận để được Luật sư giải đáp kịp thời.
Trân trọng!
Duyên
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…