Bị thương tích gãy xương (gãy tay, gãy chân, gãy mũi,…) thì tỷ lệ thương tật là bao nhiêu phần trăm? Nếu đang gặp phải khó khăn khi tính tỷ lệ thương tật gãy xương trong các trường hợp trên các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách. Hoặc liên hệ dịch vụ tư vấn giám định thương tật, xác định tỷ lệ thương tích của chúng tôi qua tổng đài tư vấn: 0983.499.828(Zalo).
MỤC LỤC
Cách xác định tỷ lệ thương tật gãy xương.
Để xác định chính xác tỷ lệ thương tật gãy xương phải căn cứ theo đúng nguyên tắc xác định tỷ lệ thương tật và phương pháp tính theo luật định. Cụ thể:
Nguyên tắc xác định tỷ lệ thương tật.
Tổng tỷ lệ thương tật của một người phải nhỏ hơn 100%.
Tỷ lệ thương tật chỉ tính một lần với mỗi một bộ phận bị tổn thương. Trường hợp gây biến chứng, di chứng tính thêm tỷ lệ tổn thương cơ thể do biến chứng, di chứng tổn thương ở bộ phận thứ hai.
Tỷ lệ tổn thương cơ thể được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh trong trường hợp hỗn hợp nhiều tổn thương là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được ghi trong các Bảng tỷ lệ % tổn thương cơ thể.
Làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai để tính tỷ lệ tổn thương cơ thể. Kết quả cuối cùng phải là số nguyên. Trường hợp số hàng thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 01 đơn vị.
Với các trường hợp tổn thương có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đã được xác định, thì tính cả tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với bộ phận bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đó.
Giám định viên đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khung tỷ lệ tương ứng với Bảng tỷ lệ % TTCT. Căn cứ tổn thương thực tế và mức độ ảnh hưởng của tổn thương đến cuộc sống, nghề nghiệp của người cần giám định
TTCT được tính bằng 30% tỷ lệ % TTCT đối với các bộ phận đã bị mất chức năng, nay bị tổn thương thì tỷ lệ %.
Một người vừa giám định pháp y lại vừa giám định pháp y tâm thần, thì tỷ lệ % TTCT xác định theo phương pháp cộng.
Tỷ lệ thương tật được tính theo phương pháp cộng như sau:
Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn; trong đó:
a) T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất (nằm trong khung tỷ lệ các TTCT được quy định tại Thông tư 22/2019/TT-BYT).
b) T2: là tỷ lệ % của TTCT thứ hai:
T2 = (100 – T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;
c) T3: là tỷ lệ % của TTCT thứ ba:
T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;
d) Tn: là tỷ lệ % của TTCT thứ n:
Tn – {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.
đ) Tổng tỷ lệ % TTCT sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.
Ví dụ về tỷ lệ thương tật gãy xương chân.
Ông Nguyễn Văn A được xác định có 03 tổn thương:
Cụt ở 1/3 cẳng chân trên khớp gối bình thường không lắp giả được chân, tỷ lệ % tổn thương cơ thể là 55%.
Mất ngón IV và ngón V tay trái, tỷ lệ % tổn thương cơ thể là 18%.
Gãy xương chính mũi dẫn đến ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng thở tỷ lệ % tổn thương cơ thể 11-15%.
Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ giám định y khoa của ông Nguyễn Văn A được tính như sau:
T1 = 55%.
T2 = (100-55) x 18/100% = 8,1%.
T3: Tỷ lệ % tổn thương cơ thể quy định từ 11-15%. Giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % tổn thương cơ thể là 11%, 12%, 13%, 14% hoặc 15%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ tổn thương cơ thể là 15%.
T3 = (100-55-8,1) x 15/100% = 5,535%. Làm tròn 5,54%.
Tổng tỷ lệ % tổn thương cơ thể của ông Nguyễn Văn A là: 55% + 8,1% + 5,54% = 68,64 %. Làm tròn số là 69%.
Kết luận: Tổng tỷ lệ giám định y khoa của ông Nguyễn Văn A là 69%.
Gãy ngón tay là những tổn thương trên bàn tay, mỗi ngón bị gãy hay tổn thương lại có tỷ lệ thương tật khác nhau. Nguyên nhân sự khác biệt do vai trò và chức năng của từng ngón. Cụ thể tỷ lệ thương tật các ngón như sau:
Ngón I
Ngón II
Ngón III
Ngón IV
Ngón V
Cứng khớp đốt bàn
11-15
7-9
5-6
4-5
3-4
Cứng một khớp liên đốt
6-8
3-5
1-3
1-3
1-2
Cứng các khớp liên đốt
11-12
7-9
6-8
5-6
Mất đốt ngoài (đốt 2 ngón I; đốt 3 các ngón)
11-15
3-5
1-3
1-3
1-3
Mất hai đốt ngoài
6-8
4-6
4-6
4-5
Mất trọn ngón
21-25
11-15
8-10
8-10
6-8
Mất trọn ngón và một phần xương bàn
26-30
16-20
11-15
11-15
11-15
Tỷ lệ thương tật gãy xương nhiều ngón tay của một bàn tay.
Ngón I
Ngón II
Ngón III
Ngón IV
Ngón V
Tỷ lệ
Mất hai ngón
X
X
35
X
X
33
X
X
32
X
X
31
X
X
25
X
X
23
X
X
21
X
X
19
X
X
18
X
X
18
Mất ba ngón
X
X
X
41
X
X
X
39
X
X
X
39
X
X
X
37
X
X
X
35
X
X
X
35
X
X
X
31
X
X
X
31
X
X
X
29
X
X
X
25
Mất bốn ngón
X
X
X
X
45
X
X
X
X
43
X
X
X
X
43
X
X
X
X
43
X
X
X
X
41
Mất năm ngón
X
X
X
X
X
47-50
Kiểm tra thử tỷ lệ thương tật nhanh:0983.499.828(Zalo)
Gãy xương sườn thương tật bao nhiêu phần trăm?
Xương sườn là các xương dài và cong. Nằm hai bên lồng ngực, gắn với xương ức để tạo thành lồng ngực. Một người thông thường có 24 xương sườn. Gãy xương sườn gây ra đau ngực và tăng nặng hơn khi hít thở. Đó là một tổn thương phổ biến sau chấn thương khi xương sườn ở lồng ngực bị gãy. Tùy từng tổn thương, số lượng xương sườn bị gãy sẽ có những tỷ lệ thương tật khác nhau. Căn cứ vào bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể những loại tổn thương gãy xương sườn bao gồm tổn thương hệ hô hấp; tổn thương do bệnh về xương – cơ khớp cụ thể:
Gãy xương sườn do tổn thương hệ hô hấp.
Gãy một xương sườn một điểm, can tốt tỷ lệ thương tật 2% (không bao gồm biến dạng lồng ngực).
Gãy một xương sườn một điểm, can xấu tỷ lệ thương tật 2,5%.
Gãy một sương sường từ hai điểm trở lên, can tốt tỷ lệ thương tật 2,5%.
Gãy một sương sường từ hai điểm trở lên, can xấu tỷ lệ thương tật 3,5%.
Mất đoạn hoặc cắt bỏ một xương sườn tỷ lệ thương tật 4,5%.
Gãy xương sườn do bệnh tật cơ – xương – khớp.
Tổn thương xương sườn (bao gồm thần kinh liên sườn) không gây rối loạn chức năng thông khí phổi tỷ lệ thương tật 1-5%.
Tổn thương 1-2 xương sườn, can tốt tỷ lệ thương tật 3-5%
Gãy 1-2 xương sườn, can xấu hoặc tổn thương 3-5 xương sườn can tốt tỷ lệ thương tật 6-9%.
Gãy 3-5 xương sườn, can xấu hoặc tổn thương trên 6 xương sườn can tốt tỷ lệ thương tật 11-15%.
Gãy từ 6 xương sườn trở lên, can xấu tỷ lệ thương tật 16-20%.
Mất đoạn hoặc cắt bỏ 1-2 xương sườn tỷ lệ thương tật 11-15%.
Mất đoạn hoặc cắt bỏ 3-5 xương sườn tỷ lệ thương tật 16-20%.
Mất đoạn hoặc cắt bỏ từ 6 xương sườn trở lên tỷ lệ thương tật 21-25%.
Trường hợp gây rối loạn thông khí tính theo phương pháp cộng với tỷ lệ tổn thương rối loạn thông khí.
Gãy xương chính mũi/ xương sống mũi bao nhiêu phần trăm?
Xương chính mũi là một trong các xương tạo nên khuôn mặt và hệ xương sọ họng. Nó nằm ở phía trước và giữa của khuôn mặt. Xương này giúp định hình và hỗ trợ cho mũi và mắt. Xương chính mũi thường có hình dạng hơi tam giác. Phần trên tạo thành mũi và một phần dưới tạo thành một phần của vùng hàm dưới. Xương chính mũi thường bị tổn thương trong các chấn thương hoặc tai nạn, gây ra sưng to và gây đau. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể cần thiết để điều trị xương chính mũi bị gãy hoặc tổn thương nặng. Gãy xương chính mũi có thể ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến chức năng thở. Căn cứ chức năng thở mà tỷ lệ thương tật được xác định như sau:
Gãy xương chính mũi dẫn đến ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng thở tỷ lệ thương tật 11-15%.
Gãy xương chính mũi mà không ảnh hưởng đến chức năng thở tỷ lệ thương tật là 7-9%.
Gãy chân thương tật bao nhiêu phần trăm?
Câu hỏi: Chào quý công ty. Tôi tên là Hoàng H M, hiện đang sinh sống ở Hà Nam. Tôi gửi câu hỏi tới văn phòng mong được giải đáp. Tháng trước, tôi tham gia giao thông có bị hai cháu học sinh đâm bằng xe máy. Hai cháu đi rất ẩu và không đội mũ bảo hiểm. Vụ tai nạn khiến tôi bị gãy chân. Tôi không làm đơn ra công an vì các cháu còn nhỏ, chỉ thỏa giữa hai gia đình. Mong văn phòng giải đáp giúp tôi gãy chân thương tật bao nhiêu phần trăm? để tôi biết để tôi biết thương lượng mức bồi thường do thương tật với gia đình bên kia. Trân trọng cảm ơn.
Tư vấn về tỷ lệ thương tật gãy xương chân.
Chào anh M. Thông tin anh cung cấp chưa xác định rõ thương tổn gẫy chân ở mức độ nào, vị trí nào nên chúng tôi xin đưa ra một số trường hợp phổ biến như sau:
Chân là bộ phận của cơ thể người, kéo dài từ khớp háng đến các ngón chân. Căn cứ các vùng trên chân có các loại tổn thương chân sau:
Tổn thương đùi và khớp háng.
Tổn thương cẳng chân và khớp gối.
Tổn thương bàn chân và khớp cổ chân.
Tổn thương ngón chân.
Gãy đùi và khớp háng.
Tỷ lệ thương tật gãy xương khớp háng theo mức độ từ nhẹ đến nặng.
6-10% trong trường hợp trật khớp háng kết quả điều trị tốt.
21-25% trong các trường hợp: trật khớp háng kết quả điều trị gây lỏng khớp háng. Hoặc cứng một khớp háng sau chấn thương chi ở tư thế thẳng trục từ 0 đến 90 độ. Hoặc thay khớp háng nhân tạo .
31-35% trong các trường hợp: Cứng một khớp háng sau chấn thương chi ở tư thế thẳng trục từ 0 đến 60 độ. Hoặc cứng một khớp háng sau chấn thương chi ở tư thế vẹo/gấp từ 0 đến 90 độ.
41-45% trong các trường hợp cứng một khớp háng sau chấn thương chi ở tư thế thẳng trục từ 0 đến 30 độ. Hoặc cứng một khớp háng sau chấn thương chi ở tư thế vẹo/gấp từ 0 đến 60 độ. Hoặc chấn thương để lại hậu quả cứng hai, ba khớp lớn chi dưới cứng một khớp gối và một khớp cổ chân.
46-50% trường hợp cứng một khớp háng sau chấn thương chi ở tư thế vẹo/gấp từ 0 đến 30 độ.
51-55% trong trường hợp cứng hoàn toàn một khớp háng sau chấn thương.
61-65% trong các trường hợp chấn thương để lại hậu quả cứng hai, ba khớp lớn chi dưới cứng một khớp háng và một khớp gối hoặc cứng ba khớp háng, gối và cổ chân.
66-70% trường hợp chấn thương để lại hậu quả cứng hai, ba khớp lớn chi dưới dẫn đến cứng ba khớp lớn (háng, gối).
71-73% trường hợp tháo một khớp háng.
Tỷ lệ thương tật gãy xương đùi theo mức độ từ nhẹ đến nặng.
11-15% trường hợp gãy đầu dưới xương đùi gần sát lồi cầu sau điều trị kết quả tốt, không ảnh hưởng vận động khớp gối.
21-25% trường hợp gãy thân xương đùi can liền tốt, trục thẳng, chức phận chi bình thường.
26-30% trong các trường hợp: Gãy đầu trên xương đùi can liền tốt, trục thẳng. Hoặc gãy thân xương đùi can liền xấu, trục lệch.
31-35% trong các trường hợp: gãy cổ xương đùi không tiêu chỏm. Hoặc gãy đầu trên xương đùi can liền xấu, trục lệch, cơ teo nhiều, chi ngắn dưới 40m, chức năng khớp háng bị hạn chế. Hoặc gãy thân xương đùi can xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 4cm.
41-45% trong các trường hợp: gãy cổ xương đùi dẫn đến khớp giả chặt. Hoặc gãy đầu trên xương đùi can liền xấu, trục lệch, cơ teo nhiều chi ngắn trên 4cm. Hoặc gãy thân xương đùi can xấu, trục lệch, chi ngắn trên 4cm.
51% trong các trường hợp: gãy cổ xương đùi gây tiêu chỏm hoặc gây khớp giả lỏng lẻo.
65% trường hợp cụt một đùi đường cắt ở 1/3 giữa trở xuống.
67% trường hợp cụt một đùi đường cắt ở 1/3 trên.
68-69% trường hợp cụt một đùi đường cắt ở ngang mấu chuyển lớn.
Gãy cẳng chân và khớp gối.
Tỷ lệ thương tật gãy xương khớp gối theo mức độ từ nhẹ đến nặng.
2-4% trường hợp vỡ xương bánh chè trong bao khớp can liền tốt, bề mặt khớp không hoặc di lệch dưới 5mm.
3-5% trường hợp trật khớp gối mới, điều trị khỏi.
5-7% trường hợp vỡ xương bánh chè trong bao khớp can liền tốt, bề mặt khớp di lệch trên 5mm hoặc mất một phần xương bánh chè.
8-10% trường hợp vỡ xương bánh chè trong bao khớp không liền xương hoặc trật khớp gối dai dẳng không điều trị được.
11-15% trường hợp thay khớp gối nhân tạo hoặc vết thương, chấn thương khớp gối dẫn đến hậu quả cứng khớp tầm vận động từ 0 đến trên 125 độ.
16-20% trường hợp vết thương, chấn thương khớp gối dẫn đến hậu quả cứng khớp tầm vận động từ 0 đến 90 độ.
26-30% trường hợp vết thương, chấn thương khớp gối dẫn đến hậu quả cứng khớp tầm vận động từ 0 đến 45 độ.
36-40% trường hợp vết thương, chấn thương khớp gối dẫn đến hậu quả cứng khớp cứng khớp tư thế 0 độ.
61% trường hợp tháo một khớp gối.
Tỷ lệ thương tật gãy xương cẳng chân theo mức độ từ nhẹ đến nặng.
Trường hợp nhẹ
1-3% trường hợp vỡ mắt cá ngoài không ảnh hưởng vận động khớp cổ chân.
3-7% trường hợp gãy xương mác.
6-10% trường hợp gãy mâm chày bong sụn lồi củ xương chày. Hoặc gãy thân xương mác một chân kiểu đầu dưới xương mác hạn chế vận động. Hoặc gãy lồi cử trước mâm chày.
11-15% trường hợp gãy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can tốt, trục thẳng, không ngắn chi. Hoặc gãy mâm chày điều trị phục hồi tốt. Hoặc gãy thân xương mác một chân kiểu đầu dưới xương mác cổ chân bị cứng khớp. Hoặc mất toàn bộ xương mác.
Trường hợp nặng:
16-20% trường hợp gãy hai xương cẳng chân can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi. Hoặc gãy thân xương chày, can xấu, trục lệch, ngắn chi dưới 2 cm.
21-25% trường hợp gãy hai xương cẳng chân can tương xấu, trục lệch, ngắn chi dưới 2 cm. Hoặc gãy thân xương chày, can xấu, trục lệch, ngắn chi từ 2 đến dưới 5 cm. Hoặc mất đoạn xương chày tạo khớp giả chặt.
26-30% trường hợp gãy hai xương cẳng chân can tương xấu, trục lệch, ngắn chi từ 2 cm đến dưới 5 cm. Hoặc gãy thân xương chày, can xấu, trục lệch, ngắn chi từ 5 cm trở lên.
31-35% trường hợp gãy hai xương cẳng chân can tương xấu, trục lệch, có nhắn chị từ 5 cm trở lên. Hoặc mất đoạn hai xương chày tạo thành khớp giả hai xương chặt, chi ngắn dưới 5 cm. Hoặc mất đoạn xương chày tạo thành khớp giả lỏng.
41-45% trường hợp cụt 1/3 cẳng giữa hoặc dưới đã lắp được chân giả. Hoặc mất đoạn hai xương chày tạo khớp giả hai xương lỏng, chi ngắn trên 5 cm.
46-50% trường hợp cụt 1/3 cẳng giữa hoặc dưới không lắp được hoặc đi chân giả đau, khó.
51% trường hợp cụt ở 1/3 cẳng chân trên khớp gối bình thường lắp giả được chân.
55% trường hợp cụt ở 1/3 cẳng chân trên khớp gối bình thường không lắp giả được chân.
Gãy bàn chân và khớp cổ chân.
Tỷ lệ thương tật theo mức độ từ nhẹ đến nặng:
1-3% trường hợp tổn thương mắt cá 1 bên trật khớp cổ chân điều trị khỏi.
3-5% trường hợp gãy đoạn xương bàn của bàn chân cân liền tốt, không bị biến dạng, di chứng.
6-10% trường hợp tổn thương mắt cá 1 bên không ảnh hưởng đến khớp. Hoặc gãy xương gót không ảnh hưởng vận động hoặc gãy xương thuyền.
11-15% trường hợp chấn thương khớp cổ chân dẫn đến hậu quả cứng khớp không hoàn toàn. Hoặc đứt gân gót nối không ngắn gân. Hoặc gãy thân xương gót ảnh hưởng đến đi lại. Hoặc gãy xương hộp.
16-20% trường hợp gãy xương sên làm bàn chân biến dạng, đi lại khó khăn. Hoặc gãy nhiều xương nhỏ giữa bàn chân dẫn đến cứng khớp bàn chân. Hoặc gãy hai xương bàn, can liên xâu hoặc mất đoạn hai xương bàn.
21-25% trường hợp đứt gót chân gân bị ngắn, bàn chân ngả về phía trước. Hoặc gãy trên hai xương bàn. Hoặc mất đoạn xương làm bàn chân biến dạng gây nhiều trở ngại việc đi đứng, lao động.
26-30% trường hợp cắt bỏ xương sên. Hoặc đứt gót chân không nối lại kịp thời để cơ dép co lại thành một cục, đi lại khó khăn.
31-35% trường hợp cắt bỏ toàn bộ xương gót.
41% trường hợp cắt bỏ giữa bàn chân.
45% trường hợp tháo khớp cổ chân một bên.
Liên hệ tư vấn tỷ lệ thương tật:0983.499.828(Zalo)
Gãy ngón chân.
Mỗi ngón bị gãy hay tổn thương lại có tỷ lệ thương tật khác nhau. Nguyên nhân sự khác biệt do vai trò và chức năng của từng ngón. Cụ thể tỷ lệ thương tật các ngón như sau:
Tỷ lệ thương tật bị gãy một ngón chân của một bàn chân
Ngón I
Ngón II
Ngón III
Ngón IV
Ngón V
Cứng khớp liên đốt ngón I, cứng các khớp liên đốt các ngón tư thế thuận
3-5
1-3
1-3
1-3
1-3
Cứng khớp liên đốt ngón I, cứng các khớp liên đốt các ngón tư thế bất lợi
7-9
4-5
4-5
4-5
4-5
Cụt đốt ngoài (đốt 2 ngón I; đốt 3 các ngón)
6-10
1-3
1-3
1-3
1-3
Cụt hai đốt ngoài
2-4
2-4
2-4
2-4
Cụt ngón
11-15
3-5
3-5
3-5
3-5
Tỷ lệ thương tật bị gãy nhiều ngón chân của một bàn chân
Ngón I
Ngón II
Ngón III
Ngón IV
Ngón V
Tỷ lệ
Mất hai ngón
X
X
16-20
X
X
16-20
X
X
16-20
X
X
16-20
X
X
11-15
X
X
11-15
X
X
11-15
X
X
6-10
X
X
6-10
X
X
6-10
Mất ba ngón
X
X
X
16-20
X
X
X
16-20
X
X
X
16-20
X
X
X
16-20
X
X
X
16-20
X
X
X
16-20
X
X
X
11-15
X
X
X
11-15
X
X
X
11-15
X
X
X
11-15
Mất bốn ngón
X
X
X
X
21-25
X
X
X
X
21-25
X
X
X
X
21-25
X
X
X
X
X
X
X
X
16-20
Mất năm ngón
X
X
X
X
X
26-30
Luật sư chuyên về Hình sự.
Luật Hùng Bách có đội ngũ Luật sư hình sự trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm bào chữa vụ án Hình sự. Chúng tôi luôn đề cao tư cách, đạo đức nghề nghiệp Luật sư. Chắc chắn sẽ là nơi đáng để quý khách hàng trao gửi niềm tin, giao phó trách nhiệm bào chữa, bảo vệ khách hàng trong các vụ án hình sự.
Hiện nay, Luật Hùng Bách có chi nhánh và đội ngũ Luật sư hình sự giỏi trên khắp cả nước. Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực thuận tiện cho việc giải quyết vụ án tại mọi địa điểm. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ mọi yêu cầu của khách hàng. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp lý về hình sự hoặc cần luật sư tham gia tranh tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp có thể liên hệ Luật sư hình sự – Luật Hùng Bách làm việc tại: Văn phòng ở TP. Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Đà Nẵng; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… hoặc bằng một trong các phương thức sau:
Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách liên quan đến vấn đề “Tỷ lệ thương tật gãy xương theo trường hợp cụ thể”. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến cách tính tỷ lệ thương tật, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 0983.499.828(Zalo)hoặc gửi email về địa chỉ Luathungbach@gmail.com để được tư vấn và hỗ trợ.