Giám định sức khỏe thương tật là việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể của một người là bao nhiêu. Từ đó, phục vụ cho quá trình tố tụng, thực hiện các thủ tục hành chính và là căn cứ để các bên giải quyết bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người vẫn chưa nắm được thủ tục giám định sức khỏe thương tật: Hồ sơ yêu cầu giám định sức khỏe thương tật cần những gì? Cách viết đơn yêu cầu như thế nào?… Sau đây sẽ là tư vấn của Luật Hùng Bách liên quan đến các nội dung trên. Khách hàng cần hỗ trợ xác định sức khỏe thương tật có thể liên hệ theo Hotline 0983.499.828 (Zalo).
Giám định sức khỏe thương tật là gì?
Giám định sức khỏe thương tật là một trong các loại hình giám định tư pháp. Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật giám định tư pháp:
“Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.”
Để tiến hành giám định có hai cách:
- Trưng cầu giám định;
- Yêu cầu giám định.
Trưng cầu giám định là việc người trưng cầu giám định yêu cầu tổ chức, cá nhân tiến hành việc giám định. Người trưng cầu giám định bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Cá nhân, tổ chức giám định tư pháp bao gồm:
- Giám định viên tư pháp;
- Người giám định tư pháp theo vụ việc;
- Tổ chức giám định tư pháp công lập;
- Tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập;
- Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.
Yêu cầu giám định là việc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định.
Tham khảo thêm: Các cách giám định thương tật.
Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp.
Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
Quyền của người yêu cầu giám định tư pháp.
- Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu;
- Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định;
- Đề nghị Toà án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định;
- Yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung theo quy định pháp luật.
Nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp.
- Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đối tượng giám định;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu cung cấp;
- Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp;
- Thanh toán đầy đủ chi phí giám định khi nhận kết luận giám định.
Khách hàng có nhu cầu xác định tỷ lệ thương tật, tư vấn thủ tục giám định sức khỏe thương tật có thể liên hệ Luật Hùng Bách theo số 0983.499.828 (Zalo).
Hồ sơ giám định sức khỏe thương tật cần những giấy tờ gì?
Theo Luật giám định tư pháp, những chủ thể sau có quyền đề nghị giám định tư pháp:
- Người trưng cầu giám định: Bao gồm cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
- Người yêu cầu giám định: Bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính; nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Thông thường việc giám định sẽ nhằm phục vụ cho quá trình tố tụng tại tòa án. Hồ sơ giám định tư pháp do người thực hiện giám định tư pháp lập bao gồm:
- Quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định và tài liệu kèm theo (nếu có);
- Biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định;
- Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
- Bản ảnh giám định (nếu có);
- Kết luận giám định trước đó hoặc kết quả xét nghiệm, thực nghiệm giám định do người khác thực hiện (nếu có);
- Tài liệu khác có liên quan đến việc giám định (nếu có);
- Kết luận giám định tư pháp.
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ giám định sức khỏe thương tật.
Theo quy định tại Thông tư 13/2022/TT-BYT có nhiều quy trình giám định đối với nhiều thương tật khác nhau. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dân hồ sơ giám định sức khỏe thương tật đối với một số trường hợp như sau:
Hồ sơ giám định tình trạng sức khỏe.
Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
Bản sao hợp pháp các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung cần giám định:
- Các bản sao hồ sơ y tế có liên quan đến tình trạng sức khỏe cần giám định.
- Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, kết luận giám định trước đó đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
- Các tài liệu khác có liên quan.
Hồ sơ giám định tổn thương cơ thể trên người sống.
Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
Bản sao hợp pháp các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung cần giám định:
- Các bản sao hồ sơ y tế có liên quan đến thương tích cần giám định nếu người được giám định có khám, điều trị tại cơ sở y tế.
- Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, kết luận giám định trước đó đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
- Biên bản xem xét dấu vết thân thể (nếu có).
- Biên bản ghi lời khai của bị hại, nghi can, nhân chứng (nếu cần).
- Các tài liệu khác có liên quan: ảnh chụp thương tích, ảnh chụp hiện trường,… (nếu có).
Mẫu vật giám định (nếu có).
Bên cạnh 02 loại hồ sơ giám định sức khỏe thương tật nêu trên, còn có một số trường hợp đặc biệt khác. Nếu chưa nắm được quy định pháp luật hoặc có vướng mắc liên quan đến giám định sức khỏe thương tật các bạn vui lòng liên hệ tới số điện thoại: 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn miễn phí.
Mẫu đơn yêu cầu giám định thương tật.
Hiện nay, có nhiều dạng giám định thương tật khác nhau. Tương ứng với đó là các loại mẫu đơn yêu cầu giám định thương tật riêng. Tùy thuộc vào mục đích giám định và thủ tục đang cần thực hiện mà các bạn cần lựa chọn mẫu đơn cho phù hợp. Bạn đọc có thể tham khảo mẫu đơn dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT
Kính gửi:……………………………………………………………………………..
Tôi là:……………………………………………………………………………………………………………………………….
CCCD/CMND số:…………………………………………………Cấp ngày………………………………………………
Nơi cấp:……………………………………………………………………………………………………………………………
Tôi làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành giám định thương tật của bản thân tôi.
Nguyên nhân dẫn đến tổn thương:……………………………………………………………………………………….
Điều trị từ ngày………đến ngày………………………………………………………………………………………………
Nơi điều trị:………………………………………………………………………………………………………………………..
Phương pháp điều trị:………………………………………………………………………………………………………….
Đề nghị ………………. tiến hành giám định thương tật phụ vụ hoạt động khởi tố điều tra về tội danh ………………… theo Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)
.………., ngày ….. tháng …. năm ….
Người làm đơn
(ký, ghi rõ họ tên)
Đối với các mẫu đơn khác, bạn đọc có thể liên hệ theo số 0983.499.828 (Zalo) để được cung cấp mẫu và hướng dẫn thủ tục yêu cầu giám định chuẩn quy định pháp luật.
Hồ sơ giám định sức khỏe sau tai nạn giao thông.
Theo quy định tại Điều 207 BLTTDS 2015:
“…Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ…”
Căn cứ Điều 26 Luật giám định tư pháp:
“…Người yêu cầu giám định phải gửi văn bản yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) và bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định…”
Như vậy Hồ sơ giám định sức khỏe sau tai nạn giao thông gồm:
- Đơn yêu cầu giám định;
- Hồ sơ bệnh án, kết luận của cơ sở y tế về thương tích;
- Các tài liệu liên quan (nếu có);
- Bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ việc dân sự, hành chính nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
Bên cạnh thủ tục giám định để giải quyết vụ án, đề nghị khởi tố, Khách hàng có thể tham khảo dịch vụ tư vấn, xác định tỷ lệ thương tích theo yêu cầu của Luật Hùng Bách để: Xác định mức độ bồi thường thiệt hại thương tích, đề nghị cơ quan công an tiếp nhận tin tố giác và điều tra,… Mọi nhu cầu hỗ trợ tính tỷ lệ thương tật được tiếp nhận theo số 0983.499.828 (Zalo).
Hồ sơ giám định sức khỏe khi bị đánh.
Tỷ lệ thương tật là một trong những yếu tố quan trọng đối với giải quyết vụ việc hình sự. Thông thường cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng sẽ tiến hành trưng cầu giám định sức khỏe thương tật nếu xét thấy cần thiết.
Đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu giám định tư pháp khi đề nghị trưng cầu giám định của họ không được cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chấp nhận.
Trường hợp yêu cầu giám định sức khỏe khi bị đánh, hồ sơ đề nghị trưng cầu giám định tư pháp bao gồm:
- Đơn yêu cầu giám định;
- Hồ sơ bệnh án, kết luận của cơ sở y tế về thương tích;
- Các tài liệu liên quan (nếu có);
- Bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ việc dân sự, hành chính nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
Luật Hùng Bách hiện nay đang triển khai hỗ trợ các công việc về tỷ lệ thương tật, xác định phần trăm thương tích qua Hotline 0983.499.828 (Zalo). Khách hàng có thể lên hệ trực tiếp để được tư vấn 24/7.
Tư vấn giám định, xác định tỷ lệ thương tật.
Thực tế, có rất nhiều vụ việc cần xác định tỷ lệ thương tật làm căn cứ giải quyết như: Tai nạn giao thông, đánh nhau, tai nạn lao động, suy giảm sức khỏe lao động… Tuy nhiên khi giám định sức khỏe thương tật thường mọi người gặp phải một số vấn đề như:
- Không nắm rõ quy định pháp luật;
- Không biết cách soạn thảo đơn đề nghị giám định;
- Quy trình, thủ tục giám định phức tạp, tốn thời gian;
- Không chắc chắn kết quả giám định tư pháp có chuẩn hay không;
- Sau khi có kết quả giám định tư pháp thì xử lý bước tiếp theo ra sao?
Để giải quyết những vấn đề trên khách hàng có thể liên hệ Luật Hùng Bách để được hỗ trợ toàn bộ các công việc liên quan trong thủ tục giám định. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các công việc gồm:
- Xác định tỷ lệ thương tật đối với các loại tổn thương cơ thể;
- Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ, tiến hành thủ tục giám định tư pháp;
- Hỗ trợ khách hàng liên hệ đơn vị giám định tư pháp uy tín;
- Tư vấn phương án giải quyết phù hợp sau khi có kết quả giám định thương tích;
- Nhận ủy quyền giải quyết các thủ tục tại cơ quan nhà nước/làm việc với bên thứ ba.
Khách hàng có nhu cầu hỗ trợ vui lòng trực tiếp Hotline 0983.499.828 (Zalo)
Liên hệ tư vấn, hỗ trợ giám định, xác định tỷ lệ thương tật.
Nếu đang có nhu cầu hỗ trợ xác định tỷ lệ thương tật nhanh các bạn có thể tham khảo dịch vụ của Luật Hùng Bách. Chúng tôi luôn hướng tới chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, cụ thể:
- Dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng: Thời gian giải quyết yêu cầu của khách hàng trong 1-3 ngày làm việc.
- Thủ tục đơn giản: Khách hàng không phải chuẩn bị hồ sơ phức tạp, không phải làm đơn đề nghị giám định,… do là thủ tục tự nguyện/xác định thương tật theo yêu cầu. Luật Hùng Bách sẽ đối chiếu các hồ sơ bệnh án, thông tin khách hàng cung cấp với các quy định pháp luật để xác định mức độ tổn thương cơ thể trong từng trường hợp.
- Hỗ trợ khách hàng tại 63 tỉnh thành và giải quyết thủ tục online.
- Hỗ trợ tư vấn, giải quyết các thủ tục pháp lý sau xác định thương tật: Soạn thảo đơn trình báo, tố cáo tội phạm; Yêu cầu bồi thường thiệt hại; Tư vấn, hỗ trợ các thủ tục khởi kiện, hòa giải,…
Hiện nay Luật Hùng Bách đang cung cấp dịch vụ tư vấn giám định, xác định tỷ lệ thương tật. Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi theo các phương thức sau:
- Tư vấn trực tiếp tại trụ sở, các chi nhánh của Luật Hùng Bách: Tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Tĩnh,…
- Email: Luathungbach@gmail.com
- Điện thoại: 0983.499.828 (Zalo).
- Fanpage: Công ty Luật Hùng Bách
- Website: https://luathungbach.vn/
Trân trọng!
NCN