Trong thực tiễn hoạt động tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình, Luật sư của Luật Hùng Bách không ít lần nhận được câu hỏi của cánh đàn ông về việc: Có được lấy hai vợ không? Làm thế nào để lấy hai vợ? Cưới hai vợ cùng lúc có được không? Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra các quy định của pháp luật hiện nay để giải đáp cho các bạn những thắc mắc nêu trên. Nếu còn vướng mắc liên quan, bạn đọc có thể liên hệ tới Hotline 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn.
Nguyên tắc một vợ một chồng là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hôn nhân và gia đình. Điều 36 Hiến pháp 2013 quy định: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau”. Nguyên tắc này đảm bảo cho sự hạnh phúc của gia đình, sự bền vững của hôn nhân và phù hợp với sự tiến bộ của xã hội.
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được cụ thể hóa trong quy định về các trường hợp cấm trong chế độ hôn nhân và gia đình. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cấm “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”.
Như vậy có thể khẳng định rằng pháp luật hiện nay không cho phép lấy hai vợ. Việc lấy vợ thứ hai là vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng và vi phạm điều cấm của luật.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất
Câu hỏi: Chào Luật sư! Năm 2008 tôi có kết hôn với chị Nguyễn Thị A và có 01 con chung. Tuy nhiên sau một thời gian chung sống đến khoảng tháng 07/2013 vợ tôi sang Trung Quốc làm việc đến nay không trở về và tôi không trở về. Năm 2019 tôi và chị Trần Thị Quỳnh A có tình cảm với nhau nên đã chuyển về sống chung và tôi cũng đã tổ chức đám cưới với vợ 2 theo phong tục địa phương. Luật sư cho hỏi nếu tôi chưa ly hôn với người vợ đầu thì có được đăng ký kết hôn với người mới không? Nếu tôi không ly hôn thì có được lấy hai vợ cùng lúc như vậy không?
Cảm ơn Luật sư!
Xem thêm: Tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng
Trả lời: Chào bạn! Đối với câu hỏi “Có được lấy hai vợ không?” và “Chưa ly hôn có được đăng ký kết hôn với người khác không?” của bạn Luật sư xin được giải đáp như sau:
Pháp luật Việt Nam hiện nay quy đinh chế độ hôn nhân “một vợ một chồng”. Do vậy bạn không thể cùng lúc lấy hai vợ được, không thể thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn khi chưa ly hôn với người vợ đầu. Việc bạn làm đám cưới với người vợ 2 trong khi chưa ly hôn là vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.
Do vậy, nếu bạn xác định sẽ lấy người thứ 2 làm vợ thì nên thực hiện thủ tục ly hôn với người vợ đầu rồi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật.
Có thể thấy rõ rằng pháp luật hiện hành không cho phép lấy hai vợ, tức là việc kết hôn với người thứ hai từ thời điểm Luật hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực là trái pháp luật. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc không tồn tại các trường hợp có hai vợ hợp pháp. Dựa trên các quy định pháp luật có liên quan, chúng tôi có thể đưa ra một số trường hợp sau:
Theo Luật này, những trường hợp kết hôn từ ngày 13/01/1960 mà vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng thì được coi là không hợp pháp. Có thể suy ra rằng những quan hệ hôn nhân được xác lập trước khi Luật này có hiệu lực. Dù một bên có nhiều vợ, nhiều chồng thì vẫn không vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng. Mối quan hệ này được coi là hợp pháp. Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh nên Luật này chỉ có hiệu lực đối với miền Bắc. Ngoài ra, do tính chất lịch sử. Các quan hệ hôn nhân nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 13/01/1959 vẫn được coi là hợp pháp.
Đối với miền Nam. Theo Nghị quyết 76/CP năm 1977 thì Luật hôn nhân gia đình năm 1959 được áp dụng từ ngày 25/3/1977. Tương tự như phân tích trên đối với miền Bắc, các quan hệ hôn nhân nhiều vợ, nhiều chồng được xác lập trước ngày 25/3/1977 vẫn được công nhận là hợp pháp.
Xem thêm: Không đăng ký kết hôn có ly hôn được không?
Theo Thông tư số 60/TATC ngày 22/2/1978 của Tòa án nhân dân tối cao. Nếu người vợ hoặc người chồng ở miền Nam vẫn không có quan hệ hôn nhân mới. Người đó muốn duy trì quan hệ hôn nhân trước đây thì công nhận cả hôn nhân mới và hôn nhân trước đây.
Thông tư chỉ áp dụng với đối tượng là cán bộ, bộ đội đã có vợ hoặc có chồng trong Nam. Sau đó tập kết ra Bắc lấy vợ hoặc lấy chồng khác. Nội dung này chỉ giới hạn trong thời gian từ sau ngày ký hiệp định Giơ-ne-vơ đến ngày Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố thống nhất đất nước. Luật Hôn nhân và gia đình về nguyên tắc được áp dụng chung trong cả nước (tức ngày 25/3/1977).
Như vậy, từ hai trường hợp trên có thể kết luận rằng không phải mọi trường hợp có vợ thứ hai đều là trái pháp luật và không được công nhận.
Xem thêm: Chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam hiện nay
Những trường hợp người chồng có hai vợ và không thuộc hai trường hợp như đã kể trên đều không được pháp luật công nhận và được coi là kết hôn trái pháp luật. Cụ thể, có hai vợ thuộc trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm d khoản 1 điều 8 Luật hôn nhân và gia đình:
“Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”.
Tại điểm c khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
“Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”
Xem thêm:
Nếu các bên có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Những người có yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật theo quy định của pháp luật bao gồm:
Khi hủy kết hôn trái pháp luật, quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản sẽ được xử lý như sau:
Hai bên kết hôn trái pháp luật phải chấm dứt quan hệ vợ chồng. Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi vợ chồng ly hôn. Cụ thể pháp luật quy định như sau:
Sau khi chấm dứt quan hệ hôn nhân. Hai bên vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đối với: con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không có tài sản để tự nuôi mình.
Hai bên được thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi chấm dứt quan hệ hôn nhân đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi. Quyết định này căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Nếu con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc hai bên có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp không thỏa thuận được hoặc không có thỏa thuận thì quan hệ này sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự và các quy định có liên quan.
Trên thực tế, không có một định mức cụ thể nào trong việc giải quyết quan hệ tài sản. Bởi khi giải quyết, Tòa án căn cứ vào nhiều yếu tố như: hoàn cảnh gia đình của mỗi bên; công sức đóng góp của mỗi bên đối với tài sản chia; lợi ích chính đáng về lao động và sản xuất sau khi chấm dứt quan hệ hôn nhân;… do đó cần áp dụng pháp luật một cách linh hoạt nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho mỗi bên. Bên cạnh đó không làm tổn hại tới lợi ích chính đáng của bên còn lại.
Không công nhận vợ chồng được đặt ra đối với trường hợp nam nữ tổ chức sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không làm thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Do chưa kết hôn theo quy định của pháp luật. Quan hệ vợ chồng chưa được xác lập. Do đó, quan hệ trên không thể giải quyết theo thủ tục ly hôn thông thường. Bên có yêu cầu phải gửi đơn yêu cầu ly hôn để Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, tại khoản 2 điều 53 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
“Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này”.
Theo đó, để thực hiện thủ tục yêu cầu không công nhận vợ chồng. Các bên phải trải qua một quy trình với các bước cơ bản sau:
Nguyên đơn phải làm các công việc như soạn thảo đơn và chuẩn bị các loại tài liệu chứng cứ kèm theo. Nhìn chung, bộ hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:
Người có yêu cầu có thể nộp đơn tới Tòa án theo một trong ba cách sau:
Đương sự có yêu cầu nộp tiền tạm ứng án phí theo thông báo của Tòa án nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ. Đương sự tiến hành sửa, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Tòa án.
Sau khi trải qua các thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật. Tòa án sẽ ra bản án tuyên bố không công nhận vợ chồng cùng với quyết định về các vấn đề liên quan đến: nuôi dưỡng, chăm sóc con chung; và phân chia tài sản chung nếu có yêu cầu; giải quyết công nợ chung;…
Công ty Luật Hùng Bách là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động hỗ trợ thủ tục pháp lý về ly hôn. Ngoài việc tư vấn, hỗ trợ kiến thức để bạn có thể tự mình thực hiện thủ tục ly hôn. Luật sư ly hôn của chúng tôi có thể hỗ trợ bạn giải quyết có hiệu quả các trường hợp có vướng mắc về:
Khi cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Chúng tôi sẽ đem lại lợi ích tối ưu nhất cho bạn. Đồng thời sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí khi giải quyết vụ việc một cách tối ưu nhất. Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề “Có được lấy hai vợ không”. Rất mong bài viết trên hữu ích đối với bạn. Nếu có những thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý. Bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin liên hệ trên.
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…